12 research outputs found

    Sự tồn tại nghiệm và đặt chỉnh Zolezzi của bài toán cân bằng vector yếu và mạnh

    Get PDF
    Trong bài báo này, bài toán cân bằng vector ở hai dạng yếu và mạnh được nghiên cứu theo nón thứ tự có phần trong đại số khác rỗng. Trước hết, các cấu trúc giải tích trong không gian tuyến tính cũng như một số tính chất của chúng được khảo sát. Sau đó, các tính chất này được sử dụng để thiết lập các điều kiện đủ cho tập nghiệm của các bài toán cân bằng vector không là tập rỗng. Tiếp theo, các điều kiện đủ cho sự đặt chỉnh Zolezzi cho các bài toán đang xét cũng được thiết lập

    HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH VÀ PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT CỦA CÁC CƠ SỞ NUÔI TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) THÂM CANH Ở TỈNH BẾN TRE VÀ TỈNH SÓC TRĂNG

    Get PDF
    Nuôi tôm sú là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bến Tre và Sóc Trăng. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính cũng như các hoạt động liên kết trong sản xuất của các hình thức tổ chức nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh nhằm góp phần làm cơ sở đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho nghề nuôi tôm bền vững. Khảo sát được thực hiện từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011 trên bốn hình thức tổ chức sản xuất là nông hộ nhỏ lẻ (NH), trang trại (TT), hợp tác xã/ban quản lý vùng nuôi (HTX/BQLVN) và công ty (CT). Số liệu thứ cấp được thu từ các cơ quan ban ngành. Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 60 NH, 11 TT, 18 HTX/BQLVN và 11 CT nuôi tôm sú thâm canh. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất tôm và lợi nhuận trung bình của bốn hình thức sản xuất lần lượt là 5.336 kg/ha và 244.246 ngàn đồng/ha/vụ (NH); 6.773 kg/ha và 442.678 ngàn đồng/ha/vụ (TT), 6.450 kg/ha và 317.783 ngàn đồng/ha/vụ (HTX/BQLVN); và 8.355 kg/ha và 553.118 ngàn đồng/ha/vụ (CT). Các mối liên kết trong nuôi tôm cũng được thảo luận chi tiết trong báo cáo này

    Chất lượng nước trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến Sông Hậu

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm chất lượng nước trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu làm cơ sở cho việc quản lý và bảo vệ nguồn nước trên sông này. Mẫu nước được thu vào mùa mưa (tháng 6/2013 và tháng 9/2013) và mùa khô (tháng 12/2013 và 3/2014) tại 14 điểm trên sông chính và 22 điểm trên sông nhánh để phân tích một số thông số chất lượng nước. Kết quả cho thấy ở hầu hết các vị trí thu mẫu nhiệt độ và pH phù hợp với đời sống của thủy sinh vật, độ đục và TSS vào mùa mưa cao hơn mùa khô. Hàm lượng DO giữa các khu vực dao động trong khoảng 1,76-7,96 mg/L, trung bình 4,9±1,4 mg/L. Hàm lượng các chất dinh dưỡng và vật chất hữu cơ vào mùa khô cao hơn mùa mưa. Giá trị trung bình của TAN, N-NO3-, TN, P-PO43-, TP, COD và TOM ghi nhận được lần lượt là 0,26±0,26 mg/L, 0,11±0,07 mg/L, 1,17±0,6 mg/L, 0,1±0,07 mg/L, 0,29±0,25 mg/L, 14,3±6,3 mg/L và 5,7±1,4%. Kết quả phân tích PCA cho thấy có qui luật biến động chung của một số thông số chất lượng nước ở khu vực nghiên cứu. Hàm lượng vật chất lơ lửng đạt giá trị cao vào mùa mưa, trong khi hàm lượng dinh dưỡng và vật chất hữu cơ có giá trị cao nhất vào mùa khô. Nhìn chung, chất lượng nước trên sông Hậu khá giàu dinh dưỡng, đặc biệt ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi hoạt động nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp
    corecore