15 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHẼM (LATES CALCARIFER BLOCH, 1790) GIỐNG KÍCH CỠ 5–10 cm ƯƠNG TRONG BỂ COMPOSITE

    Get PDF
    Tóm tắt: Thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm kích cỡ 5–10 cm. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức tương ứng 3 mật độ ương 500, 700 và 900 con/m3 với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy cá ương ở mật độ thấp hơn (500 con/m3) có tốc độ tăng trưởng về khối lượng, chiều dài và tỷ lệ sống đến 60 ngày nuôi cao hơn cá nuôi ở các mật độ cao (700 và 900 con/m3). Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của cá nuôi ở mật độ 500 con/m3 cao hơn ở hai mật độ còn lại. Từ khoá: cá chẽm, lợi nhuận, mật độ ương, sinh trưởng, tỷ lệ sốn

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN THÀNH PHẦN VÀ SỐ LƯỢNG VI KHUẨN Vibrio spp. TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TRÊN CƠ THỂ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG NUÔI THƯƠNG PHẨM Ở QUẢNG TRỊ

    Get PDF
    Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của độ mặn đến thành phần loài và số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trong nước và cơ thể tôm thẻ chân trắng đã được tiến hành tại Quảng Trị trên 06 ao nuôi với diện tích 2.500 m2 mỗi ao, thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức tương ứng 2 độ mặn 13±2‰ và 27±2‰ với 3 lần lặp lại. Mẫu nước và tôm được thu 10 ngày một lần cho đến 120 ngày nuôi để xác định thành phần và số lượng vi khuẩn Vibrio spp. Kết quả cho thấy, ở hai nghiệm thức đều có sự xuất hiện của các loài vi khuẩn như nhau nhưng  khác nhau về số lượng. Vào tháng thứ nhất chỉ có 1 loài (V. Alginolyticus), tháng thứ 2 có 2 loài (V. alginolyticus và V. parahaemolyticus) đến tháng thứ 3 và 4 có 3 loài (V. alginolyticus, V. parahaemolyticus và V. harveyi). Số lượng vi khuẩn Vibrio spp. tăng dần theo thời gian nuôi và ở môi trường có độ mặn cao số lượng vi khuẩn trong môi trường nước và trên cơ thể tôm cao hơn môi trường có độ mặn thấp (p<0,05). Vì vậy, nuôi tôm thẻ chân trắng ở độ mặn thấp có thể hạn chế sự gây bệnh của vi khuẩn Vibrio spp.

    XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN TRÊN CÁ DÌA (Siganus guttatus)

    No full text
    Thí nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của năm khẩu phần bao gồm một khẩu phần cơ sở và bốn khẩu phần chứa thức ăn thí nghiệm bằng cách phối hợp 70% khẩu phần cơ sở và 30% thức ăn thí nghiệm. Thí nghiệm đã được bố trí theo ô vuông Latin (5 x 5) với 5 khẩu phần và 5 giai đoạn thí nghiệm, trong đó mỗi giai đoạn bao gồm 5 ngày nuôi thích nghi và 5 ngày thu mẫu. Năm nghiệm thức bao gồm: cơ sở (KPCS), bột sắn (KPBS), cám gạo (KPCG), bột cá (KPBC) và rong câu (KPRC). Kết quả cho thấy, tỷ lệ tiêu hóa protein và lipid của các khẩu phần và các loại thức ăn thí nghiệm không có sự khác biệt thống kê (P>0,05); Trong khi, tỷ lệ tiêu hóa xơ thô cao hơn ở các khẩu phần hay thức ăn có hàm lượng xơ thô cao (P<0,05). Kết luận, tỷ lệ tiêu hóa protein và lipid của 5 khẩu phần và 4 loại thức ăn thí nghiệm cao, dao động tương ứng 92 - 95% và 87 - 96%; tỷ lệ tiêu hóa xơ thấp 58 – 73% của khẩu phần và 23 – 86% của thức ăn thí nghiệm. Từ khóa: bột cá, cá dìa, cám gạo, bột sắn, rong câu, tỷ lệ tiêu hóa

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHẠCH BÙN (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu sản xuất giống cá Chạch bùn tại Thừa Thiên Huế đã cho một số kết quả bước đầu khả quan. Đề tài đã thu gom, lựa chọn 1.500con cá Chạch bùn bố mẹ có khối lượng từ 15-30g/con để đưa vào nuôi thuần dưỡng và nuôi vỗ. Sau 60 ngày nuôi vỗ cá bố mẹ cá đạt tỷ lệ sống 85%, tỷ lệ thành thục đạt 79,3%, hệ số thành thục đạt 12,7%. Kích thích cá Chạch bùn đẻ thành công bằng kích dục tố (100µg LH-RHa + 10mg DOM)/kg cá. Tỷ lệ cá rụng trứng đạt 100%, tỷ lệ thụ tinh 78,65%, tỷ lệ nở 65,76% và tổng số cá bột thu được 82.680con. Kết quả ương cá bột lên cá hương tỷ lệ sống đạt 9,1%. Ương cá hương lên cá giống tỷ lệ sống đạt 47,5%. Đề tài đã sản xuất ra được hơn 3.500con cá chạch bùn giống có kích cỡ 3,4-4,5cm/con. Nghiên cứu này làm cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi cá chạch bùn. Từ khóa: Cá Chạch bùn, kích dục tố, nuôi vỗ, ương cá, sản xuất giống nhân tạo

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHẠCH BÙN (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu sản xuất giống cá Chạch bùn tại Thừa Thiên Huế đã cho một số kết quả bước đầu khả quan. Đề tài đã thu gom, lựa chọn 1.500con cá Chạch bùn bố mẹ có khối lượng từ 15-30g/con để đưa vào nuôi thuần dưỡng và nuôi vỗ. Sau 60 ngày nuôi vỗ cá bố mẹ cá đạt tỷ lệ sống 85%, tỷ lệ thành thục đạt 79,3%, hệ số thành thục đạt 12,7%. Kích thích cá Chạch bùn đẻ thành công bằng kích dục tố (100µg LH-RHa + 10mg DOM)/kg cá. Tỷ lệ cá rụng trứng đạt 100%, tỷ lệ thụ tinh 78,65%, tỷ lệ nở 65,76% và tổng số cá bột thu được 82.680con. Kết quả ương cá bột lên cá hương tỷ lệ sống đạt 9,1%. Ương cá hương lên cá giống tỷ lệ sống đạt 47,5%. Đề tài đã sản xuất ra được hơn 3.500con cá chạch bùn giống có kích cỡ 3,4-4,5cm/con. Nghiên cứu này làm cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi cá chạch bùn. Từ khóa: Cá Chạch bùn, kích dục tố, nuôi vỗ, ương cá, sản xuất giống nhân tạo

    XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN TRÊN CÁ DÌA (Siganus guttatus)

    No full text
    Thí nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của năm khẩu phần bao gồm một khẩu phần cơ sở và bốn khẩu phần chứa thức ăn thí nghiệm bằng cách phối hợp 70% khẩu phần cơ sở và 30% thức ăn thí nghiệm. Thí nghiệm đã được bố trí theo ô vuông Latin (5 x 5) với 5 khẩu phần và 5 giai đoạn thí nghiệm, trong đó mỗi giai đoạn bao gồm 5 ngày nuôi thích nghi và 5 ngày thu mẫu. Năm nghiệm thức bao gồm: cơ sở (KPCS), bột sắn (KPBS), cám gạo (KPCG), bột cá (KPBC) và rong câu (KPRC). Kết quả cho thấy, tỷ lệ tiêu hóa protein và lipid của các khẩu phần và các loại thức ăn thí nghiệm không có sự khác biệt thống kê (P>0,05); Trong khi, tỷ lệ tiêu hóa xơ thô cao hơn ở các khẩu phần hay thức ăn có hàm lượng xơ thô cao (P<0,05). Kết luận, tỷ lệ tiêu hóa protein và lipid của 5 khẩu phần và 4 loại thức ăn thí nghiệm cao, dao động tương ứng 92 - 95% và 87 - 96%; tỷ lệ tiêu hóa xơ thấp 58 – 73% của khẩu phần và 23 – 86% của thức ăn thí nghiệm. Từ khóa: bột cá, cá dìa, cám gạo, bột sắn, rong câu, tỷ lệ tiêu hóa

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÈN LED TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN TÀU LƯỚI VÂY XA BỜ TẠI HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

    Get PDF
    Sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản trên tàu lưới vây tại tỉnh Quảng Trị đã đem lại nhiều lợi ích về hiệu quả kinh tế như sản lượng khai thác, thành phần loài, lượng dầu tiêu thụ và tác động môi trường. Đèn LED trong khai thác nghề lưới vây ưu việt hơn hẳn so với đèn cao áp 1.000 W của ngư dân đang sử dụng. Sản lượng khai thác của tàu sử dụng đèn LED cao hơn tàu sử dụng đèn cao áp từ 1,58 lần và tiết kiệm hơn 76,4% nhiên liệu so với tàu sử dụng đèn cao áp

    KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA CAO CHIẾT TỪ CÂY DIỆP HẠ CHÂU (Phyllanthus amarus) ĐỐI VỚI VI KHUẨN Vibrio alginolyticus GÂY BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ HỒNG MỸ (Sciaenops ocellatus)

    No full text
    Red drum (Sciaenops ocellatus) is a valuable and widespread culture fish species in Vietnam. However, the hemorrhagic disease caused by V. alginolyticus is a major challenge for Red drum culture in Thua Thien Hue province. This study determined the antibacterial activity of the Phyllanthus amarus extracts against five V. alginolyticus strains causing the hemorrhagic disease in Red drum. The results show that the Phyllanthus amarus extracts at 100–500 mg/mL concentrations inhibit all strains of V. alginolyticus, with the concentration of 500 mg/mL being the most effective (p < 0,05). The minimum inhibitory concentration (MIC) ranged 6.25–25 mg/mL, and the minimum bactericidal concentration (MBC) ranged 25–50 mg/mL; the ratio of MBC/MIC of five tested strains is 2 to 4. The toxicity test indicated that the Phyllanthus amarus extracts at 50–2,000 mg/mL concentrations are also safe for fish at the fingerling stage.Cá Hồng mỹ (Sciaenops ocellatus) là loài cá biển có giá trị kinh tế cao và là đối tượng nuôi phổ biến ở Việt Nam, nhưng bệnh xuất huyết lở loét do vi khuẩn V. alginolyticus đang là thách thức chính cho nghề nuôi loài cá này tại Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu này xác định hoạt tính kháng vi khuẩn của cao chiết từ cây Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus) đối với 5 chủng V. alginolyticus được xác định là tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá Hồng mỹ. Cao chiết ở các nồng độ 100–500 mg/mL đều có khả năng kháng vi khuẩn V. alginolyticus, cao nhất ở nồng độ 500 mg/mL với đường kính vòng kháng lớn nhất (p < 0,05). Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) dao động từ 6,25 đến 25 mg/mL; nồng độ tiêu diệt tối thiểu (MBC) dao động từ 25 đến 50 mg/mL; tỷ lệ MBC/MIC từ 2 đến 4. Nồng độ cao chiết từ 50 đến 2.000 mg/mL cũng an toàn đối với cá Hồng mỹ ở giai đoạn giống

    ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ THỜI GIAN BIẾN THÁI ẤU TRÙNG CUA XANH Scylla serrata (Forskal, 1775) GIAI ĐOẠN ZOEA ĐẾN MEGALOPA.

    No full text
    Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng các mức nhiệt độ lên tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng cua xanh Scylla serata giai đoạn Zoea đến Megalopa. Thí nghiệm được tiến hành từ giai đoạn Zoea2, theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 4 nghiệm thức tương ứng với 4 mức nhiệt độ  25, 27, 29 và 31 0C. Kết quả thí nghiệm cho thấy có sự ảnh hưởng khác biệt về tỷ lệ sống và thời gian biến thái giữa các mức nhiệt độ với mức tin cậy p<0,05 . Khoảng nhiệt độ từ 270C đến 290C cho tỷ lệ sống ấu trùng cao,  nghiệm thức nhiệt độ 290C cho tỷ lệ sống của ấu trùng cao nhất ở giai đoạn Zoea2 và Zoea4. Nhiệt độ thí nghiệm càng tăng thời gian biến thái của ấu trùng càng ngắn. Từ khóa: cua xanh, ấu trùng, nhiệt độ, tỷ lệ sống, thời gian biến thá
    corecore