117 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỔ HỢP GIÁ THỂ MÙN CƯA GỖ KEO ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT NẤM SÒ TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành từ 10/2016 đến 5/2017 tại cơ sở sản xuất nấm sò Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Kết quả thu được cho thấy các công thức sử dụng mùn cưa gỗ keo có tốc độ sinh trưởng tơ nấm nhanh hơn so với đối chứng mùn cưa cao su nhưng chỉ có các công thức III (89 % Mùn cưa gỗ keo + 10 % Cám gạo + 1 % CaCO3), IV (79% Mùn cưa gỗ keo + 20 % Cám gạo + 1 % CaCO3) và V (89 % Mùn cưa gỗ keo: Mùn cưa cao su (1:1) + 10 % Cám gạo + 1 % CaCO3) tơ nấm sinh trưởng nhiều và chắc khỏe tương đương đối chứng. Các công thức hỗn hợp mùn cưa gỗ keo IV và V ít chênh lệch so với đối chứng mùn cưa cao su về thời gian hình thành nụ và thu hoạch lần đầu. Đường kính mũ nấm chênh lệch không nhiều nhưng công thức V đạt lớn nhất. Công thức IV (Mùn cưa gỗ keo + 20 % Cám gạo + 1 % CaCO3 và V (89 % Mùn cưa gỗ keo: Mùn cưa cao su (1:1) + 10 % Cám gạo + 1 % CaCO3) cho kết quả tốt về năng suất và hiệu quả kinh tế, có triển vọng ứng dụng vào sản xuất trên giống nấm sò trắng và nấm sò tím thí nghiệm ở tất cả các thời vụ trồng.Từ khóa: nấm sò, mùn cưa gỗ keo, sinh trưởng phát triển, năng suất, Thừa Thiên Hu

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG SẮN TRIỂN VỌNG TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG PHONG HIỀN, PHONG ĐIỀN, THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2015-2016 nhằm tuyển chọn giống sắn triển vọng phục vụ sản xuất cho vùng đất cát nội đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trừ giống KM419, các giống sắn đều có khả năng sinh trưởng và phát triển, tạo năng suất tốt trong điều kiện nghiên cứu. Hai giống sắn KM444 và KM98-5 có hàm lượng tinh bột, tỉ lệ sắn lát cao hơn hoặc tương đương giống đối chứng (KM94). Hai giống này cũng cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn và đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn so với giống KM94. Tổng hợp các chỉ tiêu theo dõi cho thấy giống sắn KM444 có nhiều ưu điểm hơn hẳn giống KM94, giống KM98-5 tương đương với giống KM94 đang được sản xuất đại trà trên vùng đất cát nội đồng tại Thừa Thiên Huế nói chung và xã Phong Hiền, Phong Điền nói riêng.Từ khóa: đất cát nội đồng, giống sắn triển vọng, hàm lượng tinh bột, năng suất, sinh trưởng, phát triể

    NÂNG CAO ĐỘC LỰC DIỆT RỆP ĐÀO CỦA CHỦNG NẤM KÍ SINH CÔN TRÙNG LECANICILLIUM BẰNG ĐỘT BIẾN TIA CỰC TÍM (UV) VÀ N-METHYL-N’-NITRO-N-NITROSOGUANIDINE (NTG) NHẰM SẢN XUẤT THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC

    Get PDF
    Nấm thuộc chi Lecanicillium là loài kí sinh gây bệnh quan trọng đối với côn trùng phá hại cây và một vài chủng nấm thuộc chi này đã được phát triển thành thuốc trừ sâu sinh học thương mại. Trong số các chủng nghiên cứu, chủng nấm kí sinh côn trùng L43 có độc tính rất mạnh đối với rệp đào (Myzus persicae), diệt 100 % rệp sau 5 ngày phun bào tử, ở 23 – 27 oC và 75 – 85 % độ ẩm không khí. Chủng L43 được định tên thuộc chi Lecanicillium bằng đọc trình tự đoạn gene 28S rRNA, có độ tương đồng 99,5 % so với trình tự đã công bố trên GenBank. Để nâng cao độc lực diệt rệp của nấm, tế bào trần của chủng Lecanicillium sp. L43 được gây đột biến bằng tia cực tím (UV) và hóa chất N-methyl-N’-nitro-N-nitrosoguanidine. Trong số 42 dòng nấm đột biến đã sàng lọc, 2 thể đột biến UV (UV10.4 và UV60.3) và 3 thể đột biến NTG (NTG30.2, NTG50.2 và NTG60.4) diệt 100 % rệp muội sau 4 đến 5 ngày phun. Độc lực của các thể đột biến tăng từ 10 đến 20 % so với kiểu dại, ở 25 – 29 oC và 75 – 85 % độ ẩm không khí. Những kết quả thu được cho  thấy, các thể đột biến chọn  lọc này của chủng Lecanicillium sp. L43  là nguồn nguyên  liệu quí để nghiên cứu  tiếp và có  tiềm năng để phát  triển  thành chế phẩm vi sinh dùng  trong kiểm soát sinh học dịch hại cây trồn

    ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HÀNH TĂM (ALLIUM SCHOENOPRASUM) TRÊN CÁC VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2014 TẠI QUẢNG TRỊ

    Get PDF
    Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng, phát hiện những hạn chế tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển sản xuất ném trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) Diện tích trồng ném củ của các hộ đạt 232,4-486,9 m2/hộ (2010) và tăng lên 349,7-785,3 m2/hộ (2014). Năng suất ném giữa các nhóm hộ năm 2010 là 265,9-315,8 kg/sào và tăng lên 294,3-319,7 kg/sào năm 2014; 2) Thời vụ trồng ném từ 01/9 đến 20/9 và mật độ trồng 84-118 củ/m2; 3) Đa số các hộ bón thúc phân dưới 5 lần/vụ, phun thuốc bảo vệ thực vật dưới 3 lần/vụ, làm cỏ trên 3 lần/vụ và không tưới nước cho ném; 4) Sâu bệnh hại chính trên cây ném năm 2012-2014 là Stemphylium botrysum, Sclerotium rolfsii, Erwinia carotovora, Spedoptera exigua và Spedoptera litura; 5) Trên cùng diện tích, nhóm hộ giàu-khá sử dụng phân hữu cơ và phân đạm nhiều hơn nhóm hộ nghèo nhưng chi phí thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn. Nhóm hộ giàu-khá chủ yếu bảo quản ném củ sau thu hoạch 3-6 tháng rồi bán (79,5%) còn nhóm hộ nghèo chủ yếu bán ném cây (65,6%); 6) Mỗi ha ném cho lãi ròng 156,16 triệu đồng/ha, cao gấp từ 3,5-5,0 lần so với nhiều cây trồng khác như khoai lang, đậu đỗ, dưa các loại

    NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA HOẠT CHẤT a-MANGOSTIN TÁCH RA TỪ VỎ QUẢ MĂNG CỤT GARCINIA MANGOSTANA L.

    Get PDF
    Trong số các hợp chất xanthone từ vỏ quả măng cụt, hợp chất a- mangostin được chứngminh là có hàm lượng cao nhất chiếm khoảng 0,02 - 0,2 %. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh,hoạt chất a- mangostin có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và chống ung thư.Trong bài báo này, hoạt chất a- mangostin được tinh sạch từ vỏ của quả măng cụt Garciniamangostana L., có độ sạch đạt 98,6% (HPLC), hàm lượng chiếm 0,1% so với nguyên liệu banđầu. Hoạt chất a- mangostin đã được thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn trên các chủng vi khuẩnkiểm định E. coli, Bacillus, Pseudomonas và Staphylococcus aureus. Kết quả đã chỉ ra rằng hoạtchất a- mangostin có hoạt tính kháng khuẩn cao đối với E. coli DH5a và Staphylococcusaureus. Nồng độ ức chế tối thiểu của hoạt chất a- mangostin đối với chủng E. coli vàStaphylococcus aureus tương ứng là 800 mg/ml và 15 mg/ml. Ở nồng độ 1000 mg/ml, hoạt chấta- mangostin đã ức chế được hơn 80 % sự sinh trưởng và phát triển của chủng vi khuẩn B.subtilis XL62 và 70 % đối với chủng P. aeruginosa ĐngL1

    NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIÂM HOM CÂY GẤC (Momordica cochinchinensis) TẠI NGHỆ AN

    No full text
    Tóm tắt. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015, tại khu vực nhân giống Gấc của công ty Cổ phần Gấc Tân Thắng thuộc công ty Cổ phần Nafoods Group. Kết quả cho thấy: 1) Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng α-NAA, IAA và IBA xử lý hom Gấc trước khi giâm đã có tác dụng tốt đến sự ra rễ và nảy chồi, rút ngắn thời gian từ giâm hom đến vào bầu 2-6 ngày. Nồng độ xử lý có hiệu quả cao của α-NAA và IAA là 900 ppm, của IBA là 700 ppm. Trong đó, xử lý α-NAA 900 ppm có tác dụng tốt hơn so với các chất và nồng độ khác; 2) Đoạn hom Gấc được sử dụng để giâm tốt nhất là có 1 mắt và đường kính ≥ 1,5cm; 3) Thành phần hỗn hợp vào bầu để giâm hom cây Gấc tốt nhất là 69% đất phù sa + 1% super lân + 20% phân chuồng + 10% trấu hun. Sau khi vào bầu 13 ngày, trong điều kiện chăm sóc tốt, cây giống có thể xuất vườn. Từ khóa: Hom Gấc, auxin, biện pháp kỹ thuật, nhân giống vô tính. Abstract. Our research were conducted from January to May, 2015 in nethourse at seedling production place of Tan Thang Gac Joint Stock Company, Nafoods Group. The results showed that: 1) Using α-NAA, IAA and IBA treatment Gac sterms had a positive effect on the rooting and budding, to shorten the time from cuttings into pots 2-6 days. Concentration of highly effective treatment of α-NAA and IAA is 900 ppm, 700 ppm IBA is. α-NAA handle 900 ppm to the best effect; 2) Gac sterms used for cuttings is best to have one germ and ≥ 1.5 cm diameter; 3) In addition, using rootting medium mixture of 69% silt + 1% super phosphate + 20% compost + 10% rice husk obtained the highest of shoot, root and leaves growth. After 13 days into pots, the seedlings can be planting. Key words: Gac sterm, auxin, cultivated techniques, vegetative propagation

    Tuyển tác phẩm văn học : Vỡ bờ. t.II

    No full text
    883 tr. ; 19 c

    NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC GIỐNG GẤC LAI ĐEN TẠI NGHỆ AN / RESEARCH ON DEVELOPMENT THE TECHNICAL REGULATION AND EVALUATION THE AGRO-BIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF BLACK GAC HYBRID VARIETY IN NGHE AN

    No full text
    Tóm tắt. Nghiên cứu được tiến hành trên vùng nguyên liệu Gấc tập trung 100 ha của công ty cổ phần Nafoods Group tại Nghệ An. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống Gấc gồm 45 tiêu chí định tính thông qua mức độ biểu hiện từng tính trạng và cho điểm, 22 tiêu chí định lượng về đặc điểm nông sinh học. Đánh giá giống Gấc lai đen thông qua các chỉ tiêu định tính cho thấy giống có một số đặc điểm nổi bật là chiều dài lóng và độ dày thân trung bình, lá lớn có màu xanh đậm, chiều dài và chiều rộng lá gần bằng nhau, lá xẻ 3 thùy với độ sâu và gân trung bình, cuống lá dài, quả to hình bầu dục, gai quả trung bình nhưng nhọn, vỏ quả màu xanh đậm (xanh đen) và khi chín có màu đỏ thẫm, màng thịt quanh hạt dày khi chín màu đỏ sẫm. Giống có khả năng chống chịu bệnh thán thư và héo rũ tốt, chịu hạn tốt và chịu úng khá. Đánh giá đặc điểm nông sinh học qua các chỉ tiêu định lượng của giống Gấc lai đen cho thấy giống có chiều dài lóng 6,51 cm, đường kính lóng 2,45 cm, chiều dài lá 19,86 cm và chiều rộng lá 19,05 cm, chiều dài cuống lá 7,8 cm và đường kính cuống lá 0,48 cm, đường kính hoa đực 10,08 cm và chiều dài cánh hoa đực 8,09 cm, đường kính hoa cái  9,20 cm và chiều dài cánh hoa cái 7,00 cm, chiều dài bầu quả 3,66 cm và đường kính bầu quả 1,69 cm, thời gian từ ra hoa đến quả chín là 85 ngày, đường kính quả 20,32 cm, chiều dài quả 24,05 cm, khối lượng quả 3,12 kg, tỷ lệ vỏ quả 68%, tỷ lệ màng thịt quanh hạt 20% và tỷ lệ hạt 12%, hàm lượng lycopen 971,87mg/kg màng thịt và hàm lượng β-carotene 1.042,96mg/kg màng thịt.Từ khóa: Gấc, đánh giá, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, đặc điểm nông sinh học, giống Gấc lai đen.Abstract. Our research was conducted on Gac material areas 100 ha of Nafoods Group joint stock company in Nghe An. The research results were development the technical regulation on distinctness, uniformity and stability of Gac varieties, including 45 qualitative indicators on expression status and scores, 22 quantitative indicators on agro-biological characteristics. Evaluation the black Gac hybrid variety through qualitative indicators on expression status and scores, some features were length of internode and thickness of main stem (between 15th and 20th node) medium, Leaf blade large and intensity of green dark color, ratio length/width of leaf ≈ 1, leaf has 3 lobes and medium depth of  lobing, Petiole long length, fruit high to very high weight and ovals, number of Wart medium and acute, color of skin dark green and dark red at ripe stage, the flesh around seed thick and dark red, resistance to Fusarium oxysporium and Collectotrichum lagenarium, good drought tolerant and medium waterlogging tolerance. Evaluation the black Gac hybrid variety through quantitative indicators, the results showed that length of internode of main stem 6.51 cm, diameter of internode of main stem 2.45 cm, leaf length 19.86 cm and leaf width 19.05 cm, petiole length 7.80 cm and petiole diameter 0.48 cm, male flower diameter 10.08 cm, female flower diameter  9.20 cm, ovary length 3.66 cm and ovary diameter 1.69 cm, time from flowering to ripening 85 days, fruit diameter 20.32 cm, fruit length 24.05 cm, fruit weight 3.12 kg, percentage of fruit flesh 68%, percentage of flesh around seed 20% and percentage of seed 12%, lycopen 971.87mg/kg flesh around seed and β-carotene 1,042.96mg/kg flesh around seed.Key words: Gac, evaluation, distinctness, uniformity, stability, agro-biological characteristics, black Gac hybrid variety
    corecore