135 research outputs found

    VẬT LIỆU KHUNG CƠ KIM (MOFs): CÁC ỨNG DỤNG TỪ HẤP PHỤ KHÍ ĐẾN XÚC TÁC

    Get PDF
    Vật liệu khung hữu cơ-kim loại (MOFs) được tạo thành từ các cầu nối hữu cơ và các tâm kim loại (làm điểm kết nối). MOFs có những tính chất độc đáo như có cấu trúc tinh thể, diện tích bề mặt riêng lớn, khung cấu trúc linh động, có thể thay đổi kích thước, hình dạng lỗ xốp và đa dạng  nhóm  chức  hóa  học  bên  trong  lỗ  xốp. Nội  dung  của  báo  cáo  tổng  quan  này  giới  thiệu những nét chính về các  tiềm năng ứng dụng của MOFs  trong hấp phụ,  tách,  lưu  trữ khí,  trong phân tách hóa học, y sinh và xúc tác. Ngoài ra cấu trúc và tóm tắt một số phương pháp tổng hợp MOFs cũng được trình bày

    Using the Epistemic Network Analysis (ENA) to analyze the cognitive activity of pedagogical students on high school physics experiments in the post-Covid-19 context

    Get PDF
    In the post-Covid-19 pandemic context, assessing and evaluating university students’ knowledge constructions process and their cognitive interactions through direct verbal expressions have had limited. To deal with this problem, lecturers have organized discussions on different online platforms. In this article, we provide a guide to using cognitive network analysis (ENA), a novel method for quantifying, displaying, and interpreting network information based on a coded data set. To accomplish this, we considered the discourse of students from the Department of Physics at Ho Chi Minh City University of Education by discussing and researching general physics experiments online. By adapting ENA to analyze 115 discourse segments of students, the results from the visualized network diagrams reflect the cognitive nodes that students frequently manifest through online discussions. Furthermore, the Mann-Whitney non-parametric test on the network graphs also shows a significant difference in the mental interactions of the groups of students who practice in pairs and individuals

    Ảnh hưởng của cường độ và sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng giữa LED đỏ và LED xanh lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cúc (Chrysanthemum morifolium Ramat. CV. “Jimba”) in vitro

    Get PDF
    In this study, the influence of different LED lighting intensities, different lighting periods of red LED and blue LED on growth, development and chlorophyll a and b synthesis on in vitro Chrysanthemum were presented. Shoot tips were inoculated and were put under 70% red LED: 30% blue LED lighting condition with different LED lighting intensities: 30, 45 and 60 µmol.m-2.s-1; different LED lighting periods: weekly intermittent lighting with red LED/blue LED (blue LED or red LED lighting for the first week), intermittent lighting with red LED/blue LED for each two weeks (blue LED or red LED lighting for the first two weeks). After 6 weeks of cultured, the results showed that LED lighting source with intensity 60 µmol.m-2.s-1 had the best stimulation on growth and development of Chrysanthemum; however, under intensity 45 µmol.m-2.s-1, chlorophyll a and b content still were the highest. In addition, weekly intermittent lighting with red LED and blue LED (blue LED was lighted at the first week) gave the best results on growth and development of Chrysanthemum. Thus, the most suitable LED lighting intensity for growth and development of in vitro Chrysanthemum was 60 µmol.m-2.s-1, and weekly intermittent lighting with red LED and blue LED (blue LED was lighted at the first week) will promote the growth and development of in vitro Chrysanthemum. The survival rates, growth and development of plants under 70% red LED: 30% blue LED and 50% red LED: 50% blue LED were higher than those of plants under Florescent, after 4 weeks of cultured in the greenhouse.Tác động của cường độ và sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng khác nhau giữa LED đỏ và LED xanh đến quá trình sinh trưởng, phát triển và tổng hợp chlorophyll a và b của cây Cúc in vitro đã được trình bày trong nghiên cứu này. Các chồi đỉnh Cúc được nuôi cấy dưới các cường độ chiếu sáng bao gồm 30, 45 và 60 µmol.m-2.s-1 ở điều kiện chiếu sáng kết hợp giữa 70% LED đỏ với 30% LED xanh; sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng giữa LED đỏ và LED xanh theo thời gian như: tuần đầu LED đỏ, tuần sau LED xanh và ngược lại; 2 tuần đầu LED đỏ, 2 tuần sau LED xanh và ngược lại. Kết quả thu được sau 6 tuần nuôi cấy cho thấy, cường độ 60 µmol.m-2.s-1 có ảnh hưởng tốt lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Cúc; tuy nhiên, hàm lượng chlorophyll a và b đạt cao nhất ở cường độ 45 µmol.m-2.s-1. Các mẫu nuôi cấy sinh trưởng và phát triển tốt nhất dưới giai đoạn chiếu sáng thay đổi hàng tuần giữa LED xanh và LED đỏ (tuần đầu chiếu sáng LED xanh, tuần sau chiếu sáng LED đỏ). Như vậy, kết quả từ nghiên cứu cho thấy cường độ 60 µmol.m-2.s-1 và sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng hàng tuần với tuần đầu LED xanh, tuần sau LED đỏ có ảnh hưởng tốt lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Cúc in vitro. Tỉ lệ sống sót, sự sinh trưởng và phát triển của cây Cúc dưới điều kiện chiếu sáng 70R:30B và 50R:50B là tốt hơn những cây ở điều kiện chiếu sáng đèn huỳnh quang sau 4 tuần ở vườn ươm

    ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG ĐÈN LED BỔ SUNG VÀO BAN ĐÊM LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN TRÊN BA GIỐNG CÚC (ĐÓA VÀNG, SAPPHIRE VÀ KIM CƯƠNG) ĐƯỢC TRỒNG TRONG NHÀ KÍNH

    Get PDF
    Công nghệ chế tạo đèn LED đã phát triển một cách nhanh chóng trong thời gian gần đây. Từ đó, chúng trở thành công cụ hữu ích cho những nghiên cứu tìm hiểu tác động của quang phổ đến sự sinh trưởng, phát triển của thực vật và có khả năng ứng dụng trong canh tác thương mại. Lợi thế lớn nhất khi sử dụng đèn LED là có thể chọn lựa bước sóng phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển cho từng đối tượng cây trồng, qua đó giúp gia tăng năng suất tối đa của sản phẩm nông nghiệp, trong đó, chú ý nhất là ánh sáng từ LED xanh và LED đỏ. Trong nghiên cứu này, đèn LED với sự phối trộn giữa hai LED xanh và LED đỏ với các tỉ lệ lần lượt: 100% LED đỏ; 90% LED đỏ kết hợp với 10% LED xanh; 80% LED đỏ kết hợp với 20% LED xanh; 70% LED đỏ kết hợp với 30% LED xanh; 60% LED đỏ kết hợp với 40% LED xanh; 50% LED đỏ kết hợp với 50% LED xanh được sử dụng để chiếu sáng bổ sung vào ban đêm nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của chúng lên sự sinh trưởng và phát triển của ba giống Cúc (Đóa vàng, Sapphire và Kim cương) được trồng trong nhà kính. Đèn compact 3U được sử dụng làm nghiệm thức đối chứng. Kết quả cho thấy, tỉ lệ 70% LED đỏ kết hợp với 30% LED xanh phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Cúc giống Sapphire và Kim cương, trong khi đó, tỉ lệ, 60% LED đỏ kết hợp với 40% LED xanh phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Cúc giống Đóa vàng. Kết quả này có thể khẳng định, đèn LED thích hợp để thay thế đèn compact 3U trong việc chiếu sáng cây Cúc trồng trong nhà kính

    Tác động thay đổi lượng mưa đến biến động bổ cập nước dưới đất tầng nông - trường hợp nghiên cứu tỉnh Hậu Giang

    Get PDF
    Việc đánh giá tiềm năng bổ cập nước dưới đất (NDĐ) hiện nay vẫn còn hạn chế tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu này được thực hiện để ước tính lượng bổ cập tự nhiên cho nguồn NDĐ và các động thái của nó đối với sự thay đổi lượng mưa trong tương lai ở tỉnh Hậu Giang. Dựa vào phương pháp tiếp cận các dữ liệu được ghi nhận trong 10 năm tại 8 giếng quan trắc, nghiên cứu đã ước lượng tiềm năng bổ cập NDĐ tại địa phương và lập bản đồ tiềm năng bổ cập tại tầng chứa nước nông. Sau đó, bằng phân tích số liệu mô phỏng lượng mưa trong tương lai từ Mô hình khí hậu toàn cầu tại khu vực dựa trên kịch bản báo cáo tổng hợp lần 4 (AR4), phương trình tương quan và phương pháp Kriging đã được áp dụng để xây dựng các bản đồ bổ cập tiềm năng nguồn NDĐ trong tương lai tại các năm 2020 và 2050. Nghiên cứu trình bày cách tiếp cận ứng dụng trong phân tích số liệu và thiết lập một công cụ để ước tính và lập bản đồ bổ cập nước ngầm. Kết quả đề tài đã chỉ rõ mức chênh lệch, mất cần bằng giữa lượng bổ cập (trữ lượng cung cấp) và mức khai thác (trữ lượng ra) hỗ trợ công tác quy hoạch nhằm hướng tới quản lý nguồn tài nguyên này một cách bền vững tại tỉnh Hậu Giang

    Phân tích hiệu quả sản xuất và sử dụng năng lượng điện trong nuôi tôm sú (Penaeus monodon) và thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh và quảng canh cải tiến ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả sản xuất và sử dụng điện của các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) và tôm sú thâm canh (TC) và quảng canh cải tiến (QCCT) để ước lượng nhu cầu sử dụng điện của các mô hình nuôi tôm này làm căn cứ cho phát triển hệ thống cung cấp và sử dụng điện trong nuôi tôm theo hướng bền vững. Kết quả cho thấy năng suất của mô hình nuôi tôm TCT lót bạt (47±19 tấn/ha/vụ) cao hơn tôm TCT nuôi trong ao đất (10±11 tấn/ha/vụ), mô hình nuôi tôm sú thâm canh (5±3 tấn/ha/vụ), và thấp nhất là mô hình tôm sú QCCT (0.39±0.23 tấn/ha/năm). Mô hình nuôi tôm TCT trong ao lót bạt có tiêu hao điện là 3.235 kW.h/tấn tôm (chi phí điện là 5.085 đồng/kg tôm) cao hơn so với nuôi tôm TCT trong ao đất là 2.914 kW.h/tấn tôm (4.514 đồng/kg tôm), nhưng thấp hơn mô hình nuôi tôm sú TC là 4.173 kW.h/tấn tôm (6.560 đồng/kg tôm); trong khi đó ao nuôi tôm sú QCCT không sử dụng điện

    Tổng hợp vật liệu bằng phương pháp phản ứng nổ và tính chất của LaPO4:Eu kích thước nanomet

    Get PDF
    Eu (III) -doped LaPO4 nanophosphors were prepared via combustion synthesis using urea as fuel and metal nitrates as precursor. Structures, morphologies, and photoluminescent properties of the LaPO4:Eu were studied by X-ray diffraction, scanning electron microscopy, photoluminescent and excitation photoluminescent spectra. The average diameters for the phosphor particles are 5-20 nm. The effects of Eu(III) doping process and heating temperature on structure and optical properties of nanophosphors have been investigated. LaPO4:Eu phosphors show the intense peak at 594 nm corresponding to the 5D0-7F1 transition of Eu (III) in inversion symmetry sites

    SO SÁNH MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CHẾ PHẨM ENZYME LIPASE TỪ CANDIDA RUGOSA VÀ PORCINE PANCREAS

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, một vài tính chất của Enzyme lipase Candida rugosa và Porcine pancreas dạng tự do được nghiên cứu thông qua sự xúc tác sinh học trong môi trường nước (sự thủy phân). Trước tiên, hai chế phẩm enzyme được xác định và so sánh về trọng lượng phân tử (MW) và các điều kiện như pH, nhiệt độ, bậc phản ứng, độ bền pH, độ bền nhiệt độ theo thời gian, ảnh hưởng của ion kim loại và năng lượng hoạt hóa (Ea) của phản ứng thủy phân dầu olive. Từ đó, điều kiện tối ưu mới cho hai chế phẩm enzyme này được thiết lập. Kết quả cho thấy hoạt tính xúc tác Candida rugosa tốt hơn của Porcine pancreas. Các giá trị tối ưu mới của Candida rugosa tìm được là: MW xấp xỉ 60 kilodalton, hệ đệm phosphate pH là 7,0; nhiệt độ là 40°C. ở các điều kiện này, các phản ứng được lặp lại nhiều lần để xác định độ bền pH sau 60 phút. Kết quả cho thấy hoạt tính của enzyme còn lại là 79,6% (1023,8 U/mg protein.phút), thời gian bán hủy (t1/2) tìm được là 210 (phút), hằng số ức chế kd là 3,3ì10-3 (phút-1), sau 60 phút độ bền nhiệt độ thể hiện hoạt tính của enzyme còn 84% (940,48 U/mg protein.phút) và Ea tìm được là 15,176 (kJ/mol). Tương tự, kết quả khi sử dụng enzyme Porcine pancreas là: MW xấp xỉ 50 kilodalton, hệ đệm borate pH là 8,5; nhiệt độ là 40°C. Lặp lại các lần phản ứng cũng ở các điều kiện trên để xác định  độ bền pH sau 30 phút. Kết quả cho thấy hoạt tính của enzyme này còn lại là 100% (5,88 U/mg protein.phút), (t1/2) tìm được là 148 (phút), hằng số ức chế kd là 4,7ì10-3 (phút-1), ) sau 60 phút độ bền nhiệt độ thể hiện hoạt tính của enzyme này còn 71,4% (4,2 U/mg protein.phút) và Ea tìm được là 15,176 (kJ/mol). Từ kết quả nghiên cứu này, kết luận được rút ra là cả hai enzyme đều bị ảnh hưởng bởi các ion Ca2+, Mg2+, và  Al3+; và phản ứng thủy phân dầu olive xúc tác Candida rugosa và Porcine pancreas là bậc một

    NANO BẠC TRONG KHỬ TRÙNG MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY IN VITRO CÂY HOA CÚC (CHRYSANTHEMUM MORIFOLIUM RAMAT CV. JIMBA)

    Get PDF
    Phương pháp nhân giống in vitro được chứng minh là phương pháp hữu hiệu để nhân giống cây trồng với số lượng lớn trong thời gian ngắn và trở thành một công cụ hữu hiệu cho công tác chọn, tạo giống cây trồng. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn những tồn tại mà nổi bật lên là vấn đề nhiễm vi sinh vật trong quá trình nuôi cấy, chúng làm giảm chất lượng, tăng khả năng mất nguồn giống. Khử trùng môi trường nuôi cấy là vấn đề bắt buộc đối với quá trình vi nhân giống, đây là giai đoạn tiêu tốn nhiều điện năng và trải qua nhiều công đoạn. Bên cạnh đó, việc hấp khử trùng môi trường trong một thời gian làm giảm hoạt tính của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật cũng như thành phần dinh dưỡng của môi trường. Nghiên cứu này hướng đến việc ứng dụng nano bạc như một biện pháp thay thế cho phương pháp khử trùng môi trường truyền thống. Trong nghiên cứu này, chúng tôi bổ sung các nồng độ khác nhau của nano bạc (0 - 5 ppm), đường (0 - 30 g/l) và than hoạt tính (0 - 1g/l) vào môi trường nuôi cấy in vitro cây hoa cúc và không hấp khử trùng môi trường nhằm đánh giá khả năng tiệt trùng môi trường cũng như cảm ứng sự sinh trưởng và phát triển của cây. Kết quả ghi nhận được cho thấy, bổ sung 4 ppm nano bạc, không bổ sung than hoạt tính và nồng độ đường từ 0 - 20 g/l vào môi trường nuôi cấy không cấy mẫu cho hiệu quả khử trùng 100% sau 4 tuần. Cây cúc cho sự sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường bổ sung 4 ppm nano bạc, 20 g/l đường, 5 g/l agar và không hấp khử trùng

    Tác động của nano bạc lên khả năng tăng trưởng của cây cúc trong hệ thống vi thủy canh

    Get PDF
    Nano Silver has been proven to be effectively applied in the field of biotechnology. In the area of ​​plant biotechnology, nanoparticles have positive and negative effect on the growth of plants. The impact of nanoparticles on plant depends on the composition, content, size, chemical and physical propreties of nanoparticles as well as the plant species. The impact of silver nanoparticles on the problem of infection during culturing, the growth of plants in microponic systems and acclimatization of the plant in greenhouse were studied. In this work, the microponic medium supplemented with of 7.5 ppm silver nanoparticles showed the highest growth rate of Chrysanthemum after 2 weeks in culture. Results of qualitative and quantitative microbial content in microponic culture medium by 4 testing methods including Bergey's Manual of Determinative Bacteriology, ISO 16266, ISO 21527-1 for bacteria and NHS-F15 for fulgi also showed that concentration of 7.5 ppm nanoparticles reduces the microbial content of the 8 species of bacteria (Corynebacterium sp., Enterobacter sp., Arthrobacter sp., Agrobacterium sp., Xanthomonas sp., Pseudomonas sp., Bacillus sp. and Micrococcus sp.) and three species of fungi (Aspergillus sp., Fusarium sp. and Alterneria sp.). The growth of Chrysanthemum plant in a concentration of nanoparticles is better than the other levels after 4 weeks in the greenhouse such as high survival rate (100%), plant height (13.3 cm), number of leaves per plant (14.67 leaves), number of roots per plant (26.67 roots), leaf length (4.03 cm), leaf width (3.77 cm), fresh weight (3816 mg) and dry weight (216 mg).Nano bạc được chứng minh là có hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật, hạt nano có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự tăng trưởng của thực vật. Tác động của các hạt nano lên cây trồng phụ thuộc vào thành phần, hàm lượng, kích thước, tính chất hóa học và vật lý của hạt nano cũng như các loài thực vật. Nghiên cứu này đánh giá tác động của hạt nano bạc lên vấn đề nhiễm khuẩn trong quá trình nuôi cấy, sự tăng trưởng của cây nuôi cấy trong hệ thống vi thủy canh và thích nghi của cây trồng ở giai đoạn vườn ươm. Trong nghiên cứu này, bổ sung 7,5 ppm nano bạc vào môi trường nuôi cấy vi thủy canh cho thấy gia tăng sự tăng trưởng của cây Cúc là cao hơn so với các nồng độ khác sau 2 tuần nuôi cấy. Kết quả định danh và định lượng hàm lượng vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy vi thủy canh bằng 4 phương pháp thử, trong đó định lượng cho vi khuẩn là phương pháp Bergey, ISO 16266 và NHS-F15;  định lượng cho nấm là phương pháp ISO 21527-1. Tất cả các phương pháp cho thấy ở nồng độ 7,5 ppm nano bạc thì làm giảm hàm lượng vi sinh vật của 8 loài vi khuẩn (Corynebacterium sp., Enterobacter sp., Arthrobacter sp., Agrobacterium sp., Xanthomonas sp., Pseudomonas sp., Micrococcus sp. và Bacillus sp.) và 3 loài nấm mốc (Aspergillus sp., Fusarium sp. và Alterneria sp.). Khi chuyển ra giai đoạn vườn ươm sau 4 tuần, cây Cúc cho tỷ lệ sống sót cao (100%) và sự tăng trưởng tốt hơn so với các nghiệm thức khác thể hiện ở hầu hết các chỉ tiêu như chiều cao cây (13,3 cm), số lá/cây (14,67 lá), số rễ/cây (26,67 rễ), chiều dài lá (4,03 cm), chiều rộng lá (3,77 cm), khối lượng tươi (3816 mg) và khối lượng khô (216 mg)
    corecore