17 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG LƯU HUỲNH ĐẾN HAI GIỐNG LẠC L14 VÀ SVL1 TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Thí nghiệm gồm có 4 liều lượng lưu huỳnh trên hai giống lạc L14 và SVL1, bố trí theo kiểu ô lớn – ô nhỏ với 3 lần nhắc lại, được thực hiện trong vụ Xuân 2018 trên đất phù sa chuyên trồng lạc của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nhằm đánh giá ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến năng suất lạc và hiệu quả kinh tế. Kết quả cho thấy liều lượng lưu huỳnh có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như năng suất và hiệu quả kinh tế của hai giống lạc và một số tính chất hóa học đất. Nhìn chung, liều lượng 30 kg S/ha trên nền 40 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi + 8 tấn phân chuồng/ha cho năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất trên cả hai giống lạc, đồng thời cải thiện được một số tính chất hóa học đất.Từ khóa: giống lạc, hiệu quả kinh tế, năng suất, lưu huỳn

    KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU VÀ HÀM LƯỢNG NO3- TRONG ĐẤT TRỒNG RAU TẠI HUYỆN HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2009 tại hai xã chuyên sản xuất rau là Hương An và Hương Chữ thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục đích của nghiên cứu này nhằm khảo sát tình hình sản xuất rau, xác định hàm lượng NO3- trong đất trồng rau và đề xuất giải pháp phù hợp cho phát triển các loại rau ăn lá chính tại địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy có khá đa dạng các chủng loại rau tại hai xã như hành, ngò, tần ô, xà lách, rau thơm, các giống rau sử dụng chủ yếu là giống địa phương. Qui mô diện tích trồng rau tại các hộ là nhỏ, trung bình khoảng 500 m2/hộ. Người dân đã đầu tư các loại phân bón cho rau, tuy nhiên lượng đạm sử dụng cho rau vẫn còn cao hơn so với các loại phân bón khác. Hàm lượng NO3- trong các loại đất trồng rau dao động từ 19-55mg/100g đất ở tầng 0-20cm và 50-67mg/100g đất ở tầng 20-50cm. Có sự tương quan cao (R2 = 0,9) giữa lượng đạm bón với hàm lượng NO3- trong đất trồng rau tại các điểm nghiên cứu

    KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU VÀ HÀM LƯỢNG NO3- TRONG ĐẤT TRỒNG RAU TẠI HUYỆN HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2009 tại hai xã chuyên sản xuất rau là Hương An và Hương Chữ thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục đích của nghiên cứu này nhằm khảo sát tình hình sản xuất rau, xác định hàm lượng NO3- trong đất trồng rau và đề xuất giải pháp phù hợp cho phát triển các loại rau ăn lá chính tại địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy có khá đa dạng các chủng loại rau tại hai xã như hành, ngò, tần ô, xà lách, rau thơm, các giống rau sử dụng chủ yếu là giống địa phương. Qui mô diện tích trồng rau tại các hộ là nhỏ, trung bình khoảng 500 m2/hộ. Người dân đã đầu tư các loại phân bón cho rau, tuy nhiên lượng đạm sử dụng cho rau vẫn còn cao hơn so với các loại phân bón khác. Hàm lượng NO3- trong các loại đất trồng rau dao động từ 19-55mg/100g đất ở tầng 0-20cm và 50-67mg/100g đất ở tầng 20-50cm. Có sự tương quan cao (R2 = 0,9) giữa lượng đạm bón với hàm lượng NO3- trong đất trồng rau tại các điểm nghiên cứu

    ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN KALI, LƯU HUỲNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NƯỚC ĐẾN CÂY LẠC TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2018 TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Tóm tắt: Thí nghiệm gồm có 4 tổ hợp phân bón kali và lưu huỳnh trên hai phương pháp tưới nước, bố trí theo kiểu ô lớn – ô nhỏ (split-plot), trong vụ đông xuân 2008. Thí nghiệm tiến hành trên đất cát biển chuyên trồng lạc tại xã Bình Trung và Bình Sa, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước đến năng suất lạc, hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng nước tưới và một số tính chất hóa học đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy các tổ hợp phân bón kali và lưu huỳnh và phương pháp tưới nước khác nhau có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như năng suất dao động từ 3,48–4,72 tấn/ha tại xã Bình Sa và 1,80–2,85 tấn/ha tại xã Bình Trung. Lợi nhuận cao nhất đạt 29.632.000–74.132.000 đ/ha. Hiệu quả sử dụng nước tưới cao nhất là 1,10–2,25 kg lạc vỏ/m3 nước. Hàm lượng kali và lưu huỳnh trong đất tăng lên sau bón phân kali và lưu huỳnh. Tổ hợp phân bón 40 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O + 30 kg S + 500 kg vôi + 8 tấn phân chuồng/ha kết hợp với phương pháp tưới nước theo minipan cho năng suất lạc, hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng nước tưới, hàm lượng kali và lưu huỳnh tổng số trong đất cao nhất tại 2 địa điểm nghiên cứu.Từ khóa: hiệu quả sử dụng nước, kali, lạc, lưu huỳnh, năng suấ

    ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích khoảng gần 47.000 ha, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên do đất có thành phần cơ bản là cát, nên thường nghèo dinh dưỡng, dẫn đến hạn chế năng suất lúa trên vùng đất này. Quản lý dinh dưỡng tổng hợp để nâng cao năng suất lúa là một biện pháp quan trọng. Nghiên cứu được tiến hành trong vụ Đông xuân năm 2014 tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm có 7 công thức phân bón, bố trí theo kiểu RCBD với 4 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy phân bón có ảnh hưởng đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của lúa, đặc biệt ở công thức bón đầy đủ N-P-K và phân chuồng. Năng suất thực thu cao nhất là 5,25 tấn/ha. Các tổ hợp phân bón khác nhau bón cho lúa cải thiện một số tính chất hóa học đất, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các công thức là không lớn. Lãi thu được từ bón phân cho lúa cao nhất là 4,471 triệu đồng/ha ở công thức bón 100 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 5 tấn phân chuồng/ha. Hàm lương N, P, K tích lũy trong cây lúa cũng có sự khác nhau giữa các công thức bón phân

    ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích khoảng gần 47.000 ha, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên do đất có thành phần cơ bản là cát, nên thường nghèo dinh dưỡng, dẫn đến hạn chế năng suất lúa trên vùng đất này. Quản lý dinh dưỡng tổng hợp để nâng cao năng suất lúa là một biện pháp quan trọng. Nghiên cứu được tiến hành trong vụ Đông xuân năm 2014 tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm có 7 công thức phân bón, bố trí theo kiểu RCBD với 4 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy phân bón có ảnh hưởng đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của lúa, đặc biệt ở công thức bón đầy đủ N-P-K và phân chuồng. Năng suất thực thu cao nhất là 5,25 tấn/ha. Các tổ hợp phân bón khác nhau bón cho lúa cải thiện một số tính chất hóa học đất, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các công thức là không lớn. Lãi thu được từ bón phân cho lúa cao nhất là 4,471 triệu đồng/ha ở công thức bón 100 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 5 tấn phân chuồng/ha. Hàm lương N, P, K tích lũy trong cây lúa cũng có sự khác nhau giữa các công thức bón phân

    KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU VÀ HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT TRỒNG RAU VÀ NƯỚC TƯỚI TẠI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện tại phường Hương An và Hương Chữ, nơi cung cấp rau chính cho thành phố Huế và các vùng phụ cận. Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng sản xuất rau và xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong đất trồng rau và nước tưới tại 2 địa phương này để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn và bền vững của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các hộ dân ở 2 phường này đều có đất và tham gia trồng rau, tuy nhiên quy mô diện tích còn nhỏ lẻ, manh mún. Chủng loại rau được sử dụng là khá đa dạng, nhưng chỉ có một số loại được trồng phổ biến như xà lách, cải, hành, ngò, húng, kiệu. Năng suất các loại rau chưa cao và không ổn định, hành là loại rau đạt năng suất cao nhất khoảng 10 tạ/sào và thu lãi khoảng trên 7 triệu đồng/sào. Kết quả phân tích một số kim loại nặng cơ bản như As, Cu, Pb, Cd, Zn trong 20 mấu đất trồng rau và Hg, Cd, Pb trong 16 mẫu nước tưới tại 2 phường này cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong mẫu đất trồng rau và nước tưới đều dưới ngưỡng cho phép theo quy chuẩn quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường

    KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU VÀ HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT TRỒNG RAU VÀ NƯỚC TƯỚI TẠI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện tại phường Hương An và Hương Chữ, nơi cung cấp rau chính cho thành phố Huế và các vùng phụ cận. Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng sản xuất rau và xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong đất trồng rau và nước tưới tại 2 địa phương này để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn và bền vững của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các hộ dân ở 2 phường này đều có đất và tham gia trồng rau, tuy nhiên quy mô diện tích còn nhỏ lẻ, manh mún. Chủng loại rau được sử dụng là khá đa dạng, nhưng chỉ có một số loại được trồng phổ biến như xà lách, cải, hành, ngò, húng, kiệu. Năng suất các loại rau chưa cao và không ổn định, hành là loại rau đạt năng suất cao nhất khoảng 10 tạ/sào và thu lãi khoảng trên 7 triệu đồng/sào. Kết quả phân tích một số kim loại nặng cơ bản như As, Cu, Pb, Cd, Zn trong 20 mấu đất trồng rau và Hg, Cd, Pb trong 16 mẫu nước tưới tại 2 phường này cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong mẫu đất trồng rau và nước tưới đều dưới ngưỡng cho phép theo quy chuẩn quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường

    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện tại 3 xã (Bình Thạnh, Bình Khương, Bình Dương) đại diện cho 3 vùng đồi núi, đồng bằng và cát ven biển tại huyện Bình Sơn, trong năm 2012 – 2013 nhằm mục đích đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa cho giá trị gia tăng thấp nhất tại cả 3 vùng nghiên cứu, loại hình sử dụng đất chuyên màu cho giá trị gia tăng cao nhất, đặc biệt tại vùng đồng bằng và vùng ven biển với 407.302 nghìn đồng/ha ở LUT ớt – ngô – dưa chuột và 196.870 nghìn đồng/ha ở LUT dưa hấu - đậu xanh – ngô. Các LUT chuyên màu cũng là LUT giải quyết nhiều công lao động nhất (>1000 công/ha tại vùng đồng bằng). Mức đầu tư phân bón và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân cho cây trồng tại điểm nghiên cứu chưa hợp lý.  Trong thời gian tới cần duy trì các LUT có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường và áp dụng các giải pháp đồng bộ để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Bình Sơn

    NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA LAY ƠN MỚI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu được tiến hành trên 8 giống hoa lay ơn mới gồm có Đỏ son, Đỏ Pháp, Đỏ Otka, Vàng nghệ, Tím cẩm, Vàng Pháp, Vàng Mắt cọp, San hô thu thập từ Lâm Đồng và giống Hồng phấn lùn (đối chứng) đang trồng phổ biến tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trong 2 vụ Đông Xuân từ 2009 - 2010 tại Trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm mục đích tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng nhân giống của các giống hoa lay ơn trồng trong điều kiện ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung, các giống tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng phù hợp với điều kiện địa phương (148 - 157 ngày), chống chịu khá với sâu bệnh hại. Các giống lay ơn thí nghiệm đều có số hoa trên chồi nhiều, chiều cao chồi hoa phù hợp, đường kính hoa đạt yêu cầu thẩm mỹ, màu sắc hoa đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Huế. Khả năng sinh củ nhỡ và nhỏ của các giống lay ơn khá tốt. Trong đó, có 3 giống là Đỏ Pháp, Đỏ son, San hô có các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh và khả năng nhân giống khá hơn so với các giống khác và giống đối chứng Hồng phấn lùn
    corecore