5 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE, YORKSHIRE & F1(LANDRACE x YORKSHIRE) NUÔI TRONG CÁC TRANG TRẠI TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

    No full text
    Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố đến khả năng sinh sản của lợn nái Landrace, Yorkshire và F1(Landrace x Yorkshire) nuôi trong các trang trại tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu được tiến hành trên 677 lợn nái Landrace, Yorkshire và nái lai F1(Landrace x Yorkshire) với 2780 lứa đẻ. Các nhân tố nghiên cứu bao gồm: giống lợn nái, giống đực giống, vùng sinh thái, lứa đẻ, quy mô nuôi, nguồn gốc lợn nái, mùa vụ khi lợn nái được phối giống. Các số liệu được theo dõi trực tiếp từ tháng 11/2008 đến 11/2010, và được xử lý bằng mô hình thống kê đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống lợn nái đã có ảnh hưởng đến hầu hết các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái (P < 0,001). Lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) có khả năng sinh sản tốt hơn lợn nái Landrace và Yorkshire; số kg lợn con nái cai sữa/năm tương ứng là 146,5 so với 142,2 và 140,6 kg/nái/năm; giá trị ưu thế lai tương ứng là 3,53%. Vùng sinh thái, đực giống, lứa đẻ, quy mô nuôi và nguồn gốc lợn nái đã ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái (P < 0,05). Lợn nái nuôi ở vùng đồng bằng và ven biển sinh sản tốt hơn vùng trung du. Lợn nái được phối với đực Duroc hoặc Pietrain, có số kg lợn con nái cai sữa/năm cao hơn so với đực Landrace hay Yorkshire. Lợn nái được tạo ra tại Quảng Bình có khả năng sinh sản tương đương với lợn nái có nguồn gốc từ phía Bắc và cao hơn từ phía Nam. Chăn nuôi lợn nái với quy mô từ 50 đến 120 nái có năng suất sinh sản cao hơn quy mô từ 20-50 nái và quy mô lớn hơn 120 nái. Lợn nái ngoại Landrace, Yorkshire hay F1(Landrace x Yorkshire) có thể sinh sản tốt trong chăn nuôi trang trại ở Quảng Bình. Từ khóa: Landrace, Yorkshire, Nhân tố, Sinh sản, Quảng Bình

    KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA LỢN NÁI YORKSHIRE VÀ LANDRACE NUÔI Ở VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN CAM LỘ TỈNH QUẢNG TRỊ

    No full text
    Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng phát dục sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi ở vùng gò đồi huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị. Hai mươi hai lợn nái hậu bị giống Landrace và Yorkshire đã được dùng để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái. Kết quả nghiên cứu này chứng tỏ rằng lợn nái Landrace và Yorkshire sinh trưởng tốt ở điều kiện sinh thái gò đồi. Lợn nái Yorkshire thích nghi và phát triển tốt hơn lợn Landrace được thể hiện các chỉ tiêu về các chiều đo và trọng lượng ở các tháng tuổi. Các chỉ tiêu về phát dục như tuổi và trọng lượng động dục lần đầu, tuổi và trọng lượng phối giống lần đầu, cũng như tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái hậu bị Landrace và Yorkshire nuôi tại vùng gò đồi Cam Lộ, Quảng Trị không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các chỉ tiêu tuổi động dục lần đầu là 244,1 ngày và 240 ngày, tuổi phối giống lần đầu là 247,36 ngày và 243 ngày và tuổi đẻ lứa đầu là 369 và 356 ngày tương tự giống này được nuôi ở vùng đồng bằng và vùng sinh thái khác. Không có sự khác biệt đối các chỉ tiêu như thời gian mang thai, số con sơ sinh, số con còn sống sau 24 giờ nhưng có ý nghĩa thống kê đến các chỉ tiêu như số con cai sữa, trọng lượng cai sữa và thời gian động dục lại sau cai sữa (P< 0.001).

    KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA LỢN NÁI YORKSHIRE VÀ LANDRACE NUÔI Ở VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN CAM LỘ TỈNH QUẢNG TRỊ

    No full text
    Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng phát dục sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi ở vùng gò đồi huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị. Hai mươi hai lợn nái hậu bị giống Landrace và Yorkshire đã được dùng để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái. Kết quả nghiên cứu này chứng tỏ rằng lợn nái Landrace và Yorkshire sinh trưởng tốt ở điều kiện sinh thái gò đồi. Lợn nái Yorkshire thích nghi và phát triển tốt hơn lợn Landrace được thể hiện các chỉ tiêu về các chiều đo và trọng lượng ở các tháng tuổi. Các chỉ tiêu về phát dục như tuổi và trọng lượng động dục lần đầu, tuổi và trọng lượng phối giống lần đầu, cũng như tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái hậu bị Landrace và Yorkshire nuôi tại vùng gò đồi Cam Lộ, Quảng Trị không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các chỉ tiêu tuổi động dục lần đầu là 244,1 ngày và 240 ngày, tuổi phối giống lần đầu là 247,36 ngày và 243 ngày và tuổi đẻ lứa đầu là 369 và 356 ngày tương tự giống này được nuôi ở vùng đồng bằng và vùng sinh thái khác. Không có sự khác biệt đối các chỉ tiêu như thời gian mang thai, số con sơ sinh, số con còn sống sau 24 giờ nhưng có ý nghĩa thống kê đến các chỉ tiêu như số con cai sữa, trọng lượng cai sữa và thời gian động dục lại sau cai sữa (P< 0.001).

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI VÀ LỢN THỊT NUÔI TẠI VÙNG GÒ ĐỒI TỈNH QUẢNG TRỊ

    No full text
    Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá một chỉ tiêu sản xuất của lợn nái và lợn thịt nuôi ở vùng gò đồi tỉnh Quảng Trị. Phương pháp dùng bảng hỏi đã được tiến hành với sự tham gia của 450 hộ chăn nuôi ở 9 xã, thuộc 3 huyện vùng gò đồi tỉnh Quảng Trị. Kết quả điều tra cho thầy rằng chăn nuôi lợn vùng đồi vẫn còn nhiều hạn chế về giống, thức ăn và môi trường chăn nuôi. Giống lợn được nuôi trong nông hộ chủ yếu là giống Móng Cái và con lai F1 giữa đực ngoại là lợn nái Móng Cái, một số ít chăn nuôi lợn F2 ¾ máu ngoại, chất lượng con giống thấp. Lượng thức ăn cung cấp cho lợn nái và lợn thịt thiếu cả về lượng và về chất, đặc biệt là hàm lượng protein và năng lượng đối với lợn nái nuôi con. Kết quả nghiên cứu này cho thầy rằng thu nhập từ hoạt động sản xuất ở các địa phương vùng gò đồi còn thấp và nó có mối quan hệ với mức đầu tư thấp. Chất lượng con giống không đảm bảo cùng với lượng thức ăn cung cấp cho lợn không cân đối với nhu cầu dinh dưỡng là nguyên nhân làm cho năng suất lợn nái cũng như lợn thịt vùng gò đồi thấp. Xuất phát từ tình hình thực tiễn cần có một số giải pháp kinh tế kỹ thuật thích hợp bao gồm cải thiện tiềm năng di truyền con giống, đảm bảo thức ăn giàu dinh dưỡng và xây dựng chuỗi giá trị trong mối quan hệ giữa sản xuất, chế biến và tiêu dùng để phát triển bền vững nghề chăn nuôi lợn vùng gò đồi miền Trung.
    corecore