4 research outputs found

    KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU CỦA LỢN CỎ NUÔI Ở HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Một nghiên cứu đã tiến hành tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 7năm 2009 đến tháng 9 năm 2010 để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và xác địnhmột số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Cỏ nuôi tại địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấykhối lượng trung bình của lợn Cỏ lúc sơ sinh là 0,39kg; lúc cai sữa (3 tháng tuổi là 4,52kg;lúc 4, 6, 8, 10 và 12 tháng tuổi tương ứng là 6,28; 9,98; 14,78; 19,50 và 22,54 kg. Lợn Cỏnuôi ở A Lưới có khối lượng tương đương với lợn Vân Pa nuôi ở Đakrông của tỉnh QuảngTrị nhưng lại thấp hơn lợn Sóc ở Tây Nguyên và lợn Kiềng Sắt ở Quảng Ngãi khi cùng lứatuổi. Các chỉ tiêu sinh lý máu có xu hướng tăng nhanh từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi, giữa mứctương đối ổn định từ 5-6 tháng tuổi, giảm xuống lúc 8 tháng tuổi và giữ mức tương đối ổnđịnh giai đoạn trưởng thành 10-12 tháng tuổi. Số lượng hồng cầu trong máu (triệu/mm3)của lợn Cỏ lúc sơ sinh; 2, 4, 6, 8, 10 và 12 tháng tuổi tương ứng là 5,01; 5,51; 6,37; 6,44;6,19; 5,83 và 5,85. Số lượng bạch cầu của lợn Cỏ ở các lứa tuổi sơ sinh, 2, 4, 6, 8, 10 và 12tháng tuổi tương ứng là 13,21; 15,09; 27,41; 25,50; 22,33; 21,10 và 20,50 nghìn/mm3 máu.Hàm lượng hemoglobin trong máu của lợn Cỏ ở các giai đoạn tương ứng là 9,23; 10,60;11,72; 10,77, 10,30; 9,91 và 10,04 g%.Tư khóa: Bạch cầu, hemoglobin, hồng cầu, lợn Cỏ, sinh trưởng, tăng trọn

    KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU CỦA LỢN CỎ NUÔI Ở HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Một nghiên cứu đã tiến hành tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 7năm 2009 đến tháng 9 năm 2010 để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và xác địnhmột số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Cỏ nuôi tại địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấykhối lượng trung bình của lợn Cỏ lúc sơ sinh là 0,39kg; lúc cai sữa (3 tháng tuổi là 4,52kg;lúc 4, 6, 8, 10 và 12 tháng tuổi tương ứng là 6,28; 9,98; 14,78; 19,50 và 22,54 kg. Lợn Cỏnuôi ở A Lưới có khối lượng tương đương với lợn Vân Pa nuôi ở Đakrông của tỉnh QuảngTrị nhưng lại thấp hơn lợn Sóc ở Tây Nguyên và lợn Kiềng Sắt ở Quảng Ngãi khi cùng lứatuổi. Các chỉ tiêu sinh lý máu có xu hướng tăng nhanh từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi, giữa mứctương đối ổn định từ 5-6 tháng tuổi, giảm xuống lúc 8 tháng tuổi và giữ mức tương đối ổnđịnh giai đoạn trưởng thành 10-12 tháng tuổi. Số lượng hồng cầu trong máu (triệu/mm3)của lợn Cỏ lúc sơ sinh; 2, 4, 6, 8, 10 và 12 tháng tuổi tương ứng là 5,01; 5,51; 6,37; 6,44;6,19; 5,83 và 5,85. Số lượng bạch cầu của lợn Cỏ ở các lứa tuổi sơ sinh, 2, 4, 6, 8, 10 và 12tháng tuổi tương ứng là 13,21; 15,09; 27,41; 25,50; 22,33; 21,10 và 20,50 nghìn/mm3 máu.Hàm lượng hemoglobin trong máu của lợn Cỏ ở các giai đoạn tương ứng là 9,23; 10,60;11,72; 10,77, 10,30; 9,91 và 10,04 g%.Tư khóa: Bạch cầu, hemoglobin, hồng cầu, lợn Cỏ, sinh trưởng, tăng trọn

    NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NGƯỜI NÔNG DÂN MỚI Ở CÁC XÃ ĐIỂM NÔNG THÔN MỚI THUỘC VÙNG GÒ ĐỒI CỦA CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Một nghiên cứu về xây dựng người nông dân mới ở các xã điểm của chương trình xây dựng nông thôn mới (CTXDNTM) thuộc vùng gò đồi của các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã được thực hiện trong 2 năm 2012-2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 95,83% hộ biết về CTXDNTM. Sự tham gia của các hộ tại các cuộc họp phổ biến CTXDNTM là 70,83%; họp bàn về chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội là 68,33%; họp nghe phổ biến về văn hóa, xã hội và môi trường là 75,0%. Tỷ lệ hộ tham gia lập kế hoạch là 49,17%; họp lựa chọn công trình là 14,17%; tham gia thi công là 10,0% và tham gia giám sát công trình là 5,0%. Có 5 nhân tố chính ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về CTXDNTM, (i) do công tác tuyên truyền chưa tốt (97,5%), (ii) trách nhiệm của người dân còn hạn chế (75,83%), (iii) vai trò của cán bộ và đảng viên chưa cao (30,83%), (iv) chính sách Nhà nước còn bất cập (5,0%), và (v) chưa có chế độ thưởng phạt kịp thời (2,5%). Có 4 giải pháp để phát triển người nông dân mới, gồm (1) Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức; (2) Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật; (3) Nâng cao năng lực công tác, kỹ năng tổ chức sản xuất; và (4) Nâng cao tinh thần, trách nhiệm và thái độ làm việc của cán bộ, đảng viên và người dân địa phương để thực hiện thành công CTXDNTM. Từ khóa: giải pháp, gò đồi, nhân tố, người nông dân mới, nhận thức, nông thôn mới

    NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TẠO THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN Ở CÁC XÃ ĐIỂM NÔNG THÔN MỚI THUỘC VÙNG GÒ ĐỒI CỦA CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    TÓM TẮT Một nghiên cứu về hoạt động tạo thu nhập của người dân ở các xã điểm nông thôn mới (NTM) thuộc vùng gò đồi của 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã được thực hiện 2012-2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập của các hộ được tạo nên từ một, hai hay 3 nguồn hoạt động sinh kế kết hợp với nhau. Tỷ lệ hộ có nguồn thu nhập từ SXNLN; từ SXNLN và lương/phụ cấp; từ SXNLN và KD-DV; và từ SXNLN, lương/phụ cấp và KD-DV ở xã Quảng Tiên lần lượt là 50,0%; 28,13%; 21,88% và 0,0%; ở xã Cam Thủy tương ứng là 21,74%; 34,78%; 23,91%; và 13,04%; ở xã Phong Mỹ là 28,57%; 54,76%; 7,14%; và 9,52%. Giá trị thu nhập hàng năm từ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và NTTS, sản xuất cây CN và cây LN, từ KD-DV và từ lương/phụ cấp của mỗi hộ ở xã Quảng Tiên lần lượt là 8,72±0,92; 14,57±2,09; 25,00±2,07; 33,32±3,49 và 14,44±1,65 triệu đồng; ở xã Cam Thủy là 6,42±0,76; 12,48±1,68; 13,57±1,88; 15,38±4,14 và 9,38±1,11 triệu đồng và ở xã Phong Mỹ là 6,14±0,90; 9,47±2,66; 42,90±4,94; 31,90±4,12 và 9,69±1,02 triệu đồng. Giá trị thu nhập bình quân của hộ ở xã Quảng Tiên, Cam Thủy và Phong Mỹ lần lượt là 9,26±1,40; 9,06±1,15 và 12,70±1,20 triệu đồng/người/năm. Giá trị thu nhập bình quân của hộ tính theo nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ trung bình và hộ khá lần lượt là 5,64 ±1,32; 6,49 ±1,24; 11,97±1,01 và 14,42 ±1,80 triệu đồng/người/năm. Có 6 khó khăn chung ảnh hưởng đến việc tạo thu nhập của các hộ là thiếu dịch vụ đầu vào (67,50%), thiên tai, dịch bệnh (46,67%), thiếu vốn (34,17%), thiếu thị trường (26,67%), thiếu lao động kỹ thuật (26,67%) và đất sản xuất chưa quy hoạch (25,00%). Có 6 giải pháp đề xuất để giải quyết các khó khăn, nâng cao thu nhập, phấn đấu đến cuối 2015 các xã điểm đều đạt tiêu chí số 10 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Từ khóa: giải pháp, gò đồi, khó khăn, nông thôn mới, thu nhập, tiêu chí
    corecore