8 research outputs found

    HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ BẢ BÙN MÍA TRONG CẢI THIỆN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA, LÝ ĐẤT TRỒNG GẤC (MOMORDICA COCHINCHINENSIS (LOUR) SPRENG) TẠI HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ bả bùn mía (HC) đến một số đặc tính hóa, lý đất bạc màu vùng triền núi tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cho khả năng phát triển cây Gấc sử dụng cho sản xuất dược liệu. Đất thí nghiệm thuộc nhóm Haplic Acrisols. Thí nghiệm được thực hiện với ba mức bón phân HC (0, 5 và 10 kg/cây), bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Kết quả thí nghiệm cho thấy bón phân HC ở mức 10 kg/cây đã cải thiện đáng kể hàm lượng lân (P) dễ tiêu trong đất. Các mức bón 5 và 10 kg HC/cây đã giúp gia tăng hàm lượng cation trao đổi Ca2+ và Mg2+ khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bón phân HC. Chỉ số độ bền cấu trúc đất tăng từ 34 đến 48 và 77 khi đất được bón phân HC tương ứng với các mức 5 và 10 kg / cây

    Nghiên cứu trồng cỏ voi trong hệ thống đất ngập nước nhân tạo dòng chảy ngầm xử lý nước thải sinh hoạt

    Get PDF
    Nghiên cứu này đánh giá sự phát triển và vai trò cỏ voi (Pennisetum purpureum) trồng trong đất ngập nước nhân tạo dòng chảy ngầm xử lý nước thải sinh hoạt. Nghiên cứu được thực hiện với mô hình phòng thí nghiệm trồng cỏ voi trên nền lọc xỉ than tổ ong. Mô hình đối chứng không trồng thực vật cũng được tiến hành song song. Nước thải sinh hoạt được cấp vào hệ thống với tải nạp là 35 L/m2/ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu lý hóa trong nước thải như TSS, BOD5, N-NH4+, N-NO3-, P-PO43- sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A). Cỏ voi phát triển tốt và góp phần nâng cao hiệu suất loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải, đặc biệt là N-NO3- và P-PO43-. Tuy nhiên, tổng coliform trong nước thải sau xử lý cao hơn quy chuẩn mặc dù hiệu suất xử lý của 2 mô hình đạt 95,1% và 98,5%. Nghiên cứu chỉ ra rằng cỏ voi phát triển tốt và có thể chọn để trồng trong đất ngập nước nhân tạo dòng chảy ngầm để loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC METHIONINE TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GÀ RI LAI

    No full text
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mức methionine khác nhau trong khẩu phần đến sinh trưởng ở gà Ri lai (¼ Lương Phượng × ¾ Ri) giai đoạn 0–12 tuần tuổi. Tổng cộng 240 gà Ri lai 1 ngày tuổi được bố trí ngẫu nhiên vào 12 ô chuồng. Thí nghiệm được tiến hành với ba nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được thực hiện với bốn lần lặp lại. Ba khẩu phần có hàm lượng methionine khác nhau (thấp, trung bình, cao so với mức methionine khuyến cáo của Evonik cho nhóm gà lông màu) được sử dụng để nuôi gà. Kết quả cho thấy việc sử dụng methionine trong khẩu phần cao hơn 0,08% so với khuyến cáo của Evonik đã có cải thiện đáng kể đến sinh trưởng của gà Ri lai. Ở 12 tuần tuổi, khối lượng gà được nuôi bằng khẩu phần methionine cao tăng 8,9–9,7% so với hai nghiệm thức còn lại. Mặc dù không có sự sai khác về lượng thức ăn thu nhận của gà giữa các nghiệm thức, hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả sử dụng protein ở gà Ri lai ở nghiệm thức methionine cao đã được cải thiện đáng kể. Việc giảm 0,08% methionine trong khẩu phần so với khuyến cáo không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm

    Phân tích mối tương quan trên toàn bộ hệ gene đối với tính trạng màu sắc hạt gạo lức và độ trở hồ các giống lúa mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa tính trạng màu sắc hạt gạo lức và cấp độ trở hồ, đồng thời xác định mối tương quan giữa tính trạng hình thái và phẩm chất đối với các đặc điểm di truyền (các đa hình nucleotide đơn – SNP) để xác định được các SNP ứng viên cho việc đánh giá màu sắc hạt gạo lức cũng như cấp độ trở hồ. Màu sắc hạt gạo lức được mô tả cảm quan. Cấp độ trở hồ của 65 giống lúa mùa được đánh giá bằng phương pháp sinh hóa. Dung dịch KOH 1,7% (w/v) được sử dụng để đánh giá độ trở hồ của các giống lúa ở nhiệt độ phòng trong 23 giờ. Các số liệu của hai tính trạng này được kết hợp với số liệu 24.946 SNP để phân tích mối tương quan trên toàn bộ hệ gene (GWAS) thông qua mô hình tuyến tính tổng quát (GLM). Kết quả 18 SNP được xác định là ứng viên cho tính trạng màu sắc hạt gạo lức ở nhiễm sắc thể 6, 8 và 12; trong đó, có 5 SNP ứng viên định vị trên 5 gene khác nhau liên quan đến tính trạng này. Qua đó, kiểu allele GCTCGCATAAGATTTT được xác định ở 16 SNP ứng viên có liên quan đến tính trạng màu trắng đục của hạt gạo lức. Đối với tính trạng độ trở hồ, chỉ có 2 SNP ứng viên được tìm thấy. Trong đó, SNP ứng viên S08_10088669 có liên quan đến nhiệt hóa hồ thấp với allele G

    Hoạt tính kháng nấm của rutin và các cao chiết từ cây thóc lép ba hoa Desmodium triflorum: Nghiên cứu phân lập, bioassay và bào chế dạng nano

    Get PDF
    Thóc lép ba hoa (Desmodium triflorum) là cây thuốc nam được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong y học dân gian. Thử nghiệm in vivo và in vitro của các cao chiết và hoạt chất rutin từ cây thóc lép ba hoa với một số nấm gây bệnh thực vật đã được tiến hành. Các cao chiết từ cây thóc lép ba hoa thể hiện hoạt tính in vitro ức chế nấm Magnaporthe grisea, Sclerotium rolfsii (SR), Fusarium oxysporum và các chủng Colletotrichum sp. ở 1000 µg/mL. Ngoài ra, cao methanol ức chế bệnh đạo ôn do M. grisea gây ra trên cây lúa 50% ở 1000 và 3000 µg/mL in vivo. Sự hiện diện của rutin trong cây được tiến hành bằng phân tách và HPLC. Hoạt tính in vitro của rutin và nanorutin (kích thước hạt 669,3 nm và thế zeta -18,5 mV) được đánh giá với SR và Colletotrichum sp. Cả rutin và nanorutin đều ức chế nấm SR và nanorutin thể hiện hoạt tính tốt hơn khi thử với SR và Colletotrichum gloeosporioides. Các kết quả nghiên cứu đã xác nhận hoạt tính kháng nấm của thóc lép ba hoa và hoạt chất từ..
    corecore