16 research outputs found

    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại các khu công nghiệp (KCN) ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy huyện Nhơn Trạch đã tiến hành quy hoạch 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.342 ha, trong đó diện tích dùng cho thuê là 2.278,87 ha. Tỷ lệ lấp đầy bình quân trong 9 khu công nghiệp đạt 80 % (2016), tăng 13,1 % so với năm 2010; hiện đã có 434 dự án đã đi vào hoạt động (308 dự án FDI) với số vốn đầu tư đạt 8.060.919,8 tỷ đồng. Doanh thu của của các KCN đạt 3.838 tỷ đồng và nộp thuế cho địa phương 103,8 tỷ đồng vào năm 2016. Các doanh nghiệp nước ngoài có diện tích thuê đất cao hơn các doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể là diện tích thuê đất bình quân của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các KCN dao động từ 25 ha đến khoảng 130 ha, trong khi diện tích thuê đất bình quân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước dao động chỉ từ 10 đến 35 ha. Nhìn chung, mật độ sử dụng đất của KCN là đồng đều và hiệu quả sử dụng đất khá cao. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu này cũng đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở các KCN của huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.Từ khóa: khu công nghiệp, hiệu quả sử dụng đất, Nhơn Trạch, Đồng Na

    ĐIỀU TRA CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM CAM Ở HUYỆN NGHĨA ĐÀN VÀ QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN

    No full text
    Tại tỉnh Nghệ An, cây cam là cây chủ lực của một số xã vùng đồi núi ở các huyện phía Tây Nghệ An như Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm cam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam. Cam được nông dân bán cho hai nhóm đối tượng chính thu gom (52,1%) và tiểu thương (42,4%) dưới hình thức cam tươi, không qua chế biến. Sử dụng các xe tải, những thu gom thu mua sản phẩm để bán cho những người bán buôn ở chợ đầu mối ở trong tỉnh (39,4%) và ngoài tỉnh (60,6%). Tư thương lại sử dụng xe máy nhập hàng cho những bán buôn (11,1%), bán lẻ (48,0%) ở chợ huyện, chợ xã trong tỉnh và còn trực tiếp bán cho người tiêu dùng(40,9%). Trong 15,5 ngàn đồng (giá thành bình quân trên 1 kilogram cam), các hộ chỉ chi 29,5% cho chi phí đầu tư còn đạt đến 70,5% lợi nhuận. Giá bán cam tại vườn bình quân đạt 15,5 ngàn đồng/kg. Giá cam được đẩy lên thêm 3,1 đến 3,3 nghìn đồng sau khi qua tay thu gom và 4.6 nghìn đồng sau khi qua tay tiểu thương. Tính trên giá cam bán ra, các đối tượng thu mua này đạt tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn nhiều so với người trồng cam (12,0%-12,1% đối với thu gom và 12,9% đối với tiểu thương). Tuy nhiên, nếu xét trên tổng sản lượng sản phẩm lưu thông qua từng tác nhân thì thu gom lại đạt mức tổng lợi nhuận cao nhất, gấp từ 2 đến 6 lần lợi nhuận của cá hô trồng cam và lợi nhuận của tiểu thương chỉ bằn

    KHAI THÁC GỖ TRÁI PHÉP: HIỆN TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA TIẾN TRÌNH VPA-FLEGT

    No full text
    Việt Nam đang trong tiến trình đàm phán Hiệp định thương mại tự nguyện (VPA) về Thực thi Lâm Luật, Quản Trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) với liên minh châu Âu. Lợi ích khi ký kết hiệp định là sản phẩm gỗ của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này và đem lại lợi nhuận cao hơn cho hoạt động sản xuất lâm nghiệp và người dân địa phương. Tuy nhiên, khai thác gỗ trái phép và sản phẩm gỗ bất hợp pháp là rào cản cho Việt Nam khi đàm phán hiệp định VPA này. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng khai thác gỗ trái phép, tìm hiểu các nguyên nhân, lỗ hổng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác gỗ trái phép, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế khai thác gỗ trái phép và đáp ứng yêu cầu của tiến trình VPA-FLEGT. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu bàn giấy, phỏng vấn chuyên gia và người hiểu biết, phỏng vấn hộ kết hợp quan sát hiện trường, thảo luận nhóm nòng cốt và thảo luận và tham vấn với các bên liên quan về kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu đã chỉ ra được hiện trang khai thác gỗ trái phép ở khu vực nghiên cứu, lý giải các nguyên nhân trong hoạt động quản lý cũng như các nguyên nhân khách quan, chủ quan từ phía góc độ người dân địa phương. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý khai thác và nâng cao vai trò, năng lực của hộ gia đình, cộng đồng trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng

    ĐIỀU TRA CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM CAM Ở HUYỆN NGHĨA ĐÀN VÀ QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN

    No full text
    Tại tỉnh Nghệ An, cây cam là cây chủ lực của một số xã vùng đồi núi ở các huyện phía Tây Nghệ An như Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm cam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam. Cam được nông dân bán cho hai nhóm đối tượng chính thu gom (52,1%) và tiểu thương (42,4%) dưới hình thức cam tươi, không qua chế biến. Sử dụng các xe tải, những thu gom thu mua sản phẩm để bán cho những người bán buôn ở chợ đầu mối ở trong tỉnh (39,4%) và ngoài tỉnh (60,6%). Tư thương lại sử dụng xe máy nhập hàng cho những bán buôn (11,1%), bán lẻ (48,0%) ở chợ huyện, chợ xã trong tỉnh và còn trực tiếp bán cho người tiêu dùng(40,9%). Trong 15,5 ngàn đồng (giá thành bình quân trên 1 kilogram cam), các hộ chỉ chi 29,5% cho chi phí đầu tư còn đạt đến 70,5% lợi nhuận. Giá bán cam tại vườn bình quân đạt 15,5 ngàn đồng/kg. Giá cam được đẩy lên thêm 3,1 đến 3,3 nghìn đồng sau khi qua tay thu gom và 4.6 nghìn đồng sau khi qua tay tiểu thương. Tính trên giá cam bán ra, các đối tượng thu mua này đạt tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn nhiều so với người trồng cam (12,0%-12,1% đối với thu gom và 12,9% đối với tiểu thương). Tuy nhiên, nếu xét trên tổng sản lượng sản phẩm lưu thông qua từng tác nhân thì thu gom lại đạt mức tổng lợi nhuận cao nhất, gấp từ 2 đến 6 lần lợi nhuận của cá hô trồng cam và lợi nhuận của tiểu thương chỉ bằn
    corecore