8 research outputs found

    Sử DụNG Lá ĐƯớC LàM GIá BáM CHO VI SINH VậT Để LàM GIảM NồNG Độ ĐạM, LÂN TRONG NƯớC TRONG ĐIềU KIệN PHòNG THí NGHIệM

    Get PDF
    Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên.  Lá Đước được ngâm trong nước biển tự nhiên có độ mặn 5 và 100/00.  Có ba nghiệm thức với 3 lần lặp lại: (1) nước biển tự nhiên-không có lá Đước; (2) nước biển tự nhiên có bổ sung đạm-không có lá Đước; (3) và nước biển tự nhiên có bổ sung đạm-có lá Đước. Kết quả thí nghiệm cho thấy nồng độ đạm trong nước ở nghiệm thức có bổ sung đạm - không có lá Đước có giảm không đáng kể dao động trong khoảng 1,12-2,19 mg/L; trái lại ở nghiệm thức có bổ sung đạm - có lá Đước giảm có ý nghĩa so với nghiệm thức không có lá (0,9-5,1 mg/L). Khả năng làm giảm đạm của vi sinh vật dị dưỡng bám trên lá Đước khoảng 45 %,  25 % và 9% vào tuần lễ thứ nhất, thứ hai, và thứ ba. Trung bình mỗi ngày 1 gram chất khô lá Đước có thể giảm được 0,029 mgN/L

    ẢNH HƯỞNG NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC ĐỐI VỚI THỦY VỰC LÂN CẬN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

    Get PDF
    Mẫu nước được thu tại các cống thải, rạch Sang Trắng 1, Sang Trắng 2 và sông Hậu lúc triều cường và triều kiệt vào mùa mưa và mùa nắng. Kết quả cho thấy chất lượng nước tại các cống thải khu công nghiệp Trà Nóc I  không đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp (TCVN 5945-2005) xả thải vào môi trường lân cận thể hiện ở các chỉ tiêu đạm tổng, lân tổng và sắt tổng. Mức độ ô nhiễm nước mặt đặc biệt nghiêm trọng tại thủy vực tiếp nhận trực tiếp (rạch Sang Trắng 1), ít hơn ở  thủy vực lân cận (rạch  Sang Trắng 2) và thủy vực đối chứng (Sông Hậu) vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt của ViệtNam(TCVN 5942-1995). Chế độ triều đã có ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ của các chất ô nhiễm ở thủy vực tiếp nhận, thủy vực lân cận và thủy vực đối chứng

    Ô NHIỄM ARSEN TRONG NƯỚC MẶT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Đề tài ?Đánh giá ô nhiễm As trong nước mặt ở đồng bằng sông Cửu Long? được thực hiện nhằm xác định mức độ ô nhiễm As ở các vùng sinh thái khác nhau. Kết quả của đề tài cho thấy nồng độ As trong nước tăng dần từ sông rạch trong nội địa ra đến cửa sông và từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Tiền và sông Hậu. Tại vùng mặn giá trị trung bình cao gấp 4 lần so với quy chuẩn nước mặt ven bờ (QCVN 10:2008/BTNMT). Nồng độ As trong nước khác biệt có ý nghĩa ở vùng mặn so với vùng lợ và vùng ngọt với giá trị trung bình tương ứng là 49,47 ±  23,57 àg.L-1; 8,51 ± 7,79 àg.L-1 và 1,48 ±  1,26 àg.L-1. Đề tài tìm thấy tương quan thuận giữa As trong nước với pH, EC và SS ở vùng mặn và tương quan thuận với EC, SS ở vùng lợ. Nồng độ As trong nước cao hơn có ý nghĩa ở vùng hạ nguồn so với thượng nguồn sông Tiền và sông Hậu. Cần có những biện pháp nghiên cứu giảm thiểu nồng độ As trong nước nhằm góp phần đảm bảo sức khỏe của người dân

    NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ XỬ LÝ LÂN TRONG NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN BẰNG ĐẤT ĐỎ BAZAN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

    Get PDF
    Ô nhiễm nguồn nước do nước thải từ nước thải nhà máy chế biến thủy sản đang là một vấn đềđược sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng. Sự hiện diện của các hợp chất có chứa lân sau quá trình xử lý nước thải được xem là một trong những nguyên nhân chính của quá trình tích lũy dinh dưỡng dẫn đến sự phú dưỡng ở các hệ thống sông ngòi nơi tiếp nhận nguồn nước này. Để tìm ra những giải pháp xử lý lân hiệu quả, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm hiệu quả xử lý trên vật liệu đất đỏ bazan. Kết quả nghiên cứu cho thấy loại vật liệu này có tiểm năng dùng để xử lý nước thải của nhà máy chế biên thủy sản. Với 1 g đất đỏ bazan có thể hấp phụđược 1,51 mg PO43-. Kết quả cho thấy hiệu suất xửlý lân bởi vật liệu này rất hiệu quả, đạt 99,7 % và hàm lượng lân còn lại trung bình trong nước đầu ra chỉ khoảng 0,31 mg/L

    Ảnh hưởng của nhiệt độ nung lên khả năng hấp phụ lân của bột vỏ sò huyết

    Get PDF
    Một trong những phương pháp tiền xử lý vật liệu hấp phụ để làm tăng khả năng hấp phụ lân của vỏ sò là gia nhiệt. Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của 3 mức nhiệt độ 550, 750 và 950°C lên khả năng hấp phụ lân của bột vỏ sò huyết (kích cỡ hạt ≤2,0 mm). Quá trình hấp phụ lân được tiến hành trong 24 giờ ở nồng độ 20 mg PO43-/L. Kết quả cho thấy vỏ sò sau khi qua xử lý nhiệt thì có khả năng hấp phụ lân tốt hơn so với không nung, tuy nhiên mức gia nhiệt đòi hỏi phải đạt >750°C. Hiệu suất hấp phụ lân của nghiệm thức 950°C đạt 99,2%. Hay nói khác đi, lượng lân hấp phụ bởi 1 g vỏ sò là 0,07 mg P. Ngoài ra, nhiệt độ nung còn ảnh hưởng đến màu sắc, hình dạng và cấu trúc bề mặt của bột vỏ sò

    Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh tại tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu hiện trạng quản lý và xử lý chất thải ao nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Mỗi địa điểm nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 30 hộ nuôi nhỏ lẻ để phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu phỏng vấn. Trung bình 35,7% hộ sử dụng chlorine để xử lý nước thải sau mỗi vụ nuôi. Chỉ có 8/30 hộ ở Sóc Trăng, 4/30 hộ ở Bạc Liêu và nhiều nhất là 10/30 hộ ở Cà Mau xử lý nước ao nuôi trước khi thải ra môi trường, còn lại xả thải không qua xử lý. Trung bình có 6/30 hộ ở Sóc Trăng, 1/30 hộ ở Bạc Liêu và 23/30 hộ ở Cà Mau cho bùn sau vụ nuôi vào khu chứa bùn còn lại bùn được ủi lên bờ phơi bỏ. Qua đó cho thấy, người nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau có sự quan tâm đến việc quản lý và xử lý chất thải hơn tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu

    Ảnh hưởng tưới nước sông nhiễm mặn lên sinh trưởng và năng suất của hai giống mè đen (Sesamum indicum L.)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tính chịu mặn của hai giống mè vỏ đen ADB1 và hai vỏ Bình Thuận khi tưới nước sông nhiễm mặn 2-4‰ và đánh giá khả năng nhiễm mặn trong đất lúa khi canh tác cây mè và tưới nước sông nhiễm mặn. Thí nghiệm sử dụng nước ót pha với nước sông để có nồng độ mặn xác định bằng khúc xạ kế là 2 và 4‰ (nghiệm thức 0‰ là nghiệm thức đối chứng, nước sông không pha nước ót). Thí nghiệm thực hiện trong điều kiện nhà lưới, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại với 2 nhân tố bao gồm (1) là loài cây: không cây, giống mè ADB1 và giống mè 2 vỏ Bình Thuận; nhân tố (2) là 3 nồng độ tưới mặn là 0, 2 và 4‰. Kết quả sau khi tưới mặn 14 ngày (tổng 2,5 L nước mặn/chậu đất 6 kg) và tưới nước sông đến khi kết thúc thí nghiệm cho thấy, với nồng độ mặn trong nước tưới 4‰ cho thấy đất đã tích lũy mặn (ECe >4 mS/cm), được xem là đất nhiễm mặn. Tuy nhiên, do thời gian nhiễm mặn ngắn, 14 ngày, nên tưới mặn ở mức 4‰ chưa ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của hai giống mè nghiên cứu, như chiều cao cây, chiều dài rễ, sinh khối tươi rễ, số trái, sinh khối hạt và trọng lượng 1.000 hạt
    corecore