88 research outputs found

    Mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và quản trị nước ngoài và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

    Get PDF
    Bài báo này tìm hiểu mối quan hệ tác động giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và quản trị nước ngoài với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Số liệu được sử dụng trong bài được thu thập từ 314 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau trong 4 năm, từ năm 2019 đến năm 2023. Bài báo thực hiện kiểm định Hausman và kết luận mô hình REM là phù hợp với dữ liệu. Kết quả chỉ ra tác động tiêu cực của tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ sở hữu tăng đi kèm với việc nhà đầu tư nước ngoài tham gia quản lý công ty thì sẽ giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn. Điều này thể hiện ở phát hiện thứ hai của bài báo, là ảnh hưởng tích cực của quản trị nước ngoài lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. [This paper explores the relationship between foreign ownership ratio, foreign governance and performance of listed enterprises in Vietnam. Data were collected from 314 businesses in different industries from 2019 to 2023. Employing Hausman testing, it concludes that REM model suits the data. The results point out the negative impact of foreign ownership ratio on performance of those enterprises. However, if the ownership ratio increases while foreign investors participate in company management, enterprises will develop better. This is shown in the second finding that foreign governance creates a positive influence on business performance.

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN VÀ TỶ LỆ PHỐI TRỘN GIỮA PHÂN VỚI RÁC HỮU CƠ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA RUỒI LÍNH ĐEN (Hermetia illucens)

    Get PDF
    Tóm tắt: Có 2 thí nghiệm được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của loại phân và tỷ lệ phối trộn giữa phân với rác hữu cơ đến khả năng nở của trứng (thí nghiệm 1), khả năng sinh trưởng của ấu trùng và tỷ lệ nhộng hóa ruồi của ruồi lính đen (thí nghiệm 2). Có tổng 15 nghiệm thức tương ứng với 3 loại phân (bò, lợn, gà) và 5 tỷ lệ phối trộn giữa phân với rác hữu cơ (100 % phân; 25 % phân: 75 % rác; 50 % phân: 50 % rác; 25 %phân: 75 % rác và 100 % rác). Kết quả cho thấy loại phân và tỷ lệ phối trộn giữa phân với rác hữu cơ không ảnh hưởng tới khả năng ấp nở, tỷ lệ nuôi sống, lượng ăn vào dạng tươi và giảm khối lượng phân với rác (p > 0,05), nhưng lại ảnh hưởng tới vật chất khô (VCK) ăn vào, tăng khối lượng, tăng sinh khối của ấu trùng, hệ số chuyển hóa thức ăn và tỷ lệ nhộng hóa ruồi (p < 0,05). Lượng VCK ăn vào cao nhất ở nghiệm thức 100 % phân lợn, còn tăng khối lượng của ấu trùng cao nhất ở nghiệm thức 25 % phân gà và 75 % rác hữu cơ. Sinh khối ấu trùng tăng cao nhất ở nghiệm thức 100 % phân gà, trong khi hệ số chuyển hóa thức ăn tốt nhất ở nghiệm thức 100 % rác hữu cơ. Còn tỷ lệ nhộng hóa ruồi lại đạt cao nhất ở nghiệm thức có 25 % và 50 % phân gà.Từ khóa: phân gia súc, rác hữu cơ, tỷ lệ phối trộn, ruồi lính đe

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CHÍN CÀ CHUA VÀ NỒNG ĐỘ NACL ĐẾN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY PECTIN METHYLESTERASE TỪ CÀ CHUA (SOLANUM LYCOPERSICON L.)

    Get PDF
    Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly pectin methylesterase (PME) từ cà chua được thực hiện nhă?m xa?c đi?nh điê?u kiê?n tri?ch ly PME cho hiệu suất và hoa?t ti?nh cao. ảnh hưởng của nồng độ dung dịch muối NaCl và độ chín đến khả năng trích ly PME được khảo sát, đồng thời chế độ bảo quản PME thô thích hợp giu?p duy tri? hoa?t ti?nh cu?a enzyme cũng được xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nồng độ dung dịch muối NaCl 1,25M và độ chín khởi phát (breaker) cho hoạt tính PME cao nhất. Ước tính hoạt tính tổng PME đạt 6566 U cho 100g nguyên liệu cà tươi (tương đương khoảng 65000 U/kg nguyên liệu cà tươi). Quá trình tồn trữ PME thô tốt nhất ở nhiệt độ -30oC. Sau thời gian tồn trữ 21 ngày, PME giảm 36% hoạt tính ở nhiê?t đô? trư? đông -30oC va? giảm đê?n 69% hoạt tính trong điê?u kiê?n ba?o qua?n ở nhiệt độ 4oC

    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt:Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Huế. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 40 cán bộ quản lý và 146 giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy: quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Huế hiện đang được thực hiện khá tốt, tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định. Theo đó, kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chủ yếu được lồng ghép vào các Kế hoạch khác mà chưa có Kế hoạch chi tiết, cụ thể về nội dung, đối tượng, thời gian, kinh phí, lực lượng phối hợp và kiểm tra, đánh giá, khen thưởng. Ban chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thành phố Huế hoạt động chưa thật sự hiệu quả. 
    corecore