38 research outputs found

    Chất lượng nước mặt của sông Tiền chảy qua địa phận Tân Châu, tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng nước mặt của sông Tiền chảy qua sông Tân Châu trong giai đoạn tháng 6 năm 2017 đến tháng 9 năm 2018 tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Các chỉ tiêu được đo đạc ngoài hiện trường tại vị trí giữa sông bao gồm: pH, nhiệt độ, DO, độ mặn và TDS. Mẫu nước mặt ở sông Tân Châu được thu thập theo TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) và phân tích trong phòng thí nghiệm một số chỉ tiêu hóa theo TCVN 6494:1999 và TCVN 6194:1996 (ISO 9297:1989) gồm clorua (Cl-), độ cứng tổng (Ca2+, Mg2), nitrit (NO2-), nitrat (NO3-), amoni (NH4+); sunfat (SO42-); florua (F-), bromua (Br-), phosphat (PO43-), các ion kim loại kiềm (Na+, K+), asen và silic dioxit (SiO2-). Hàm lượng các chỉ tiêu gồm: PO43-, NH4+ và NO2- có giá trị vượt ngưỡng cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT khi so với cột A2. Các chỉ tiêu Br-, As, F-, SiO2- không được phát hiện trong nghiên cứu. Kết quả này là cở sở xây dựng bộ dữ liệu về chất lượng nước mặt cho vùng nghiên cứu

    GIẢI PHÁP HỖ TRỢ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM CÁC LÀNG NGHỀ Ở QUẢNG BÌNH

    No full text
    Các làng nghề ở tỉnh Quảng Bình đã có từ lâu đời, sản phẩm tinh xảo và mang đậm nét văn hóa truyền thống của Việt Nam và của tỉnh Quảng Bình nhưng đa số đều tồn tại dưới dạng không thương hiệu mà nguyên nhân chính là do sự nhận thức chưa đầy đủ về thương hiệu, về vai trò và tầm quan trọng của thương hiệu trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề cũng như sự thiếu đầu tư về thời gian, tài chính, nhân lực cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Bài báo này tập trung nghiên cứu thực trạng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, từ đó, nghiên cứu đưa ra 7 nhóm giải pháp: (1) hoàn thiện hệ thống chính sách, (2) hoàn thiện quy hoạch phát triển làng nghề, (3) đào tạo, (4) các hỗ trợ các làng nghề trong xây dựng chiến lược thương hiệu sản phẩm, (5) hỗ trợ đăng ký bảo hộ thương hiệu, (6) hỗ trợ về thị trường, (7) hỗ trợ vốn, nhằm nâng cao năng lực xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề

    GIẢI PHÁP HỖ TRỢ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM CÁC LÀNG NGHỀ Ở QUẢNG BÌNH

    No full text
    Các làng nghề ở tỉnh Quảng Bình đã có từ lâu đời, sản phẩm tinh xảo và mang đậm nét văn hóa truyền thống của Việt Nam và của tỉnh Quảng Bình nhưng đa số đều tồn tại dưới dạng không thương hiệu mà nguyên nhân chính là do sự nhận thức chưa đầy đủ về thương hiệu, về vai trò và tầm quan trọng của thương hiệu trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề cũng như sự thiếu đầu tư về thời gian, tài chính, nhân lực cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Bài báo này tập trung nghiên cứu thực trạng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, từ đó, nghiên cứu đưa ra 7 nhóm giải pháp: (1) hoàn thiện hệ thống chính sách, (2) hoàn thiện quy hoạch phát triển làng nghề, (3) đào tạo, (4) các hỗ trợ các làng nghề trong xây dựng chiến lược thương hiệu sản phẩm, (5) hỗ trợ đăng ký bảo hộ thương hiệu, (6) hỗ trợ về thị trường, (7) hỗ trợ vốn, nhằm nâng cao năng lực xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề

    Vật lý thống kê : t. II

    No full text
    383 tr.; 19 cm

    SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN Ở XÃ NGƯ NAM, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH: TIẾP CẬN DỰA TRÊN SINH KẾ PHỤ THUỘC THỊ TRƯỜNG VÀ CHUỖI CUNG

    No full text
    Nông nghiệp Quảng Bình đang trong quá trình chuyển dịch từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất thương mại. Quá trình này được dẫn dắt bởi nhiều yếu tố khác nhau từ vi mô đến vĩ mô. Ứng dụng khung phân tích sinh kế dựa vào thị trường và khung phân tích chuỗi cung, kết quả chỉ ra rằng có sự phát triển nhanh chóng chuỗi cung các sản phẩm đầu vào và đầu ra ở một xã nơi hệ thống giao thông đi lại và giao thông liên lạc phát triển. Tuy nhiên, chuỗi cung đầu ra phát triển nhanh hơn chuỗi cung đầu vào do sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu thị trường. Chính sự phát triển này, các sản phẩm có giá trị cao có mức độ hội nhập thị trường tốt hơn các sản phẩm có giá trị thấp. Sự thay đổi chuỗi cung dẫn đến sự thay đổi hệ thống khai thác thủy sản và hệ thống canh tác và tác động vào quá trình cải thiện sinh kế của người dân

    LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2011

    No full text
    Lao động và việc làm luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Kết quả phân tích từ nguồn số liệu thống kê từ năm 2000 đến 2011 chỉ ra rằng đã có những thay đổi lớn trong qui mô và chất  lượng lao động ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Bên cạnh đó, quá trình tạo việc làm cũng đã có những kết quả nhất định. Vì vậy tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng lao động còn thấp, chất lượng lượng việc làm còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở khu vực nông thôn
    corecore