367 research outputs found

    XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG LỤC BÌNH

    Get PDF
    Mục tiêu của đề tài là đánh giá khả năng tăng trưởng của Lục Bình trong ao xử lý nước thải và hiệu quả xử lý nước thải từ chăn nuôi heo và từ hầm ủ Biogas của Lục Bình. Đề tài được tiến hành từ 15/01/2003 đến 15/03/2003 ở Châu Thành - Cần Thơ. Hai ao có diện tích 66 m2 và 75 m2 được dùng để xử lý nước thải từ chuồng heo. Một ao có diện tích 88 m2 được dùng để xử lý nước thải từ hầm ủ Biogas. Thời gian nhân đôi của Lục Bình trong hai ao đầu nằm trong khoảng 12 ? 15 ngày. Thời gian nhân đôi của Lục Bình ở ao còn lại từ 9,9 đến 13,2 ngày. Về mặt  sinh khối, hai ao xử lý nước thải từ chuồng heo có thể sản xuất 470-488 tấn/ha*năm, ao xử lý nước thải từ hầm ủ Biogas có thể sản xuất 627 tấn/ha (tính trên trọng lượng tươi). Với tải lượng nạp chất hữu cơ thấp (5,2 ? 7,1 kg/ha*ngày) nước thải sau khi xử lý bằng ao Lục Bình đạt tiêu chuẩn nước thải được phép thải vào nguồn nước loại A

    Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến vỏ đầu tôm bằng công nghệ Air Stripping kết hợp Anaerobic-anoxic-oxic

    Get PDF
    Ô nhiễm phát sinh từ nước thải giàu dưỡng chất của ngành thủy sản nói chung, và công nghiệp chế biến thủy sản nói riêng tại Đồng bằng Sông Cửu Long đã và đang gia tăng áp lực cho môi trường trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy phát triển xuất khẩu thủy sản. Nghiên cứu thử nghiệm kết hợp mô hình cột AS và bể AAO quy mô phòng thí nghiệm để xử lý nước thải chế biến vỏ đầu tôm đạt yêu cầu xả thải. Nước thải đầu vào có nồng độ ô nhiễm rất cao COD » 7.500 mg/L, BOD5 » 2.000 mg/L, N-NH4+ » 1.500 mg/L, N-NO3- » 205 mg/L, TP » 180 mg/L và pH6,8. Kết quả nghiên cứu cho thấy cột AS có thể sử dụng làm công đoạn tiền xử lý ni-tơ trong nước thải với hiệu suất loại bỏ N-NH4+ xấp xỉ 90%. Cụm xử lý chính AAO có hiệu suất xử lý cao với TSS đạt 86,2%, BOD5 98,42%, COD 98,91%, N-NH4+ 95,36%, N-NO3- 98,43%, và TP 93%. Sau khi qua hệ thống AS kết hợp AAO thì nước sau xử lý đạt chuẩn xả thải của QCVN 11-MT:2015/BTNMT

    QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN - CÁCH TIẾP CẬN MỚI CHO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

    Get PDF
    Bài viết này giới thiệu một cách tiếp cận mới trong công tác quản lý chất thải rắn để thực hiện Quyết định số 2149/QĐ-TTg về ?Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050?. Quản lý tổng hợp chất thải là một cách tiếp cận tiến bộ nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan trong các lựa chọn cho quy hoạch và quản lý chất thải, đồng thời mô tả mối quan hệ giữa quản lý chất thải rắn với các vấn đề môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, các nhóm thể chế, các nhóm đối tượng tham gia và đặc biệt là mối liên hệ với sự biến đổi khí hậu - vấn đề môi trường đang được quan tâm hàng đầu. Dựa trên sự phân tích thực trạng quản lý chất thải rắn hiện nay, các giải pháp tổng hợp quản lý rác thải rắn được lồng ghép đề xuất và thảo luận cụ thể. Hiện nay quản lý tổng hợp chất thải được xem là một định hướng tốt cho công tác quản lý chất thải rắn ở các quốc gia có thu nhập trung bình và các nước có nền kinh tế chuyển đổi

    MÔ HÌNH HÓA KẾT NỐI TRUY NHẬP THUÊ BAO SỐ (DSL) TRONG MẠCH VÒNG NỘI HẠT

    Get PDF
    ABSTRACTThis paper is posed on the single point subscriber line modeling problem, consisting of two main paragraphs out of the one for introduction and of that for remarks and suggestions for next works. In the second paragraph, a brief report is made on network topology and characteristics of local loop model obtaining from transmission line theory and electrical characteristics of twisted pair segments. Being of distributed nature, parameters of local loop models are not found to be successfully estimated by common techniques with the use of direction time response (TDR) in system identification theory. However, two algorithms well known on the basis of method of direction estimate (MODE) namely MODE-WRELAX and MODE-type are briefly resumed in the second paragraph. In the third one, a method is proposed on the basis of two dimensional Poisson Momentum Function which transforms signals on the both sides of the system, i.e. input and output sides, to spatial-time domain for direction -of-arrival estimation. The fact behind the spatial-time domain is that time-frequency space leading to the usage of MODE-type algorithm for separation of different reflections in frequency domain. In the last paragraph, three different comments on the proposed method of supplying measurements data by Poisson Momentum Function for estimation purpose and suggestions for further study to be carried out.ON MODELLING LOCAL LOOPS FOR DIGITAL SUBSCRIBER LINE (DSL)This paper is posed on the single point subscriber line modeling problem, consisting of two main paragraphs out of the one for introduction and of that for remarks and suggestions for next works. In the second paragraph, a brief report is made on network topology and characteristics of local loop model obtaining from transmission line theory and electrical characteristics of twisted pair segments. Being of distributed nature, parameters of local loop models are not found to be successfully estimated by common techniques with the use of direction time response (TDR) in system identification theory. However, two algorithms well known on the basis of method of direction estimate (MODE) namely MODE-WRELAX and MODE-type are briefly resumed in the second paragraph. In the third one, a method is proposed on the basis of two dimensional Poisson Momentum Function which transforms signals on the both sides of the system, i.e. input and output sides, to spatial-time domain for direction -of-arrival estimation. The fact behind the spatial-time domain is that time-frequency space leading to the usage of MODE-type algorithm for separation of different reflections in frequency domain. In the last paragraph, three different comments on the proposed method of supplying measurements data by Poisson Momentum Function for estimation purpose and suggestions for further study to be carried out

    NGHIÊN CỨU TÁI SINH CHỒI IN VITRO VÀ NUÔI TRỒNG CÂY LAN GẤM (ANOECTOCHILUS FORMOSANUS HAYATA)

    Get PDF
    Lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata) là một trong những loài thảo dược quí và tốt cho sức khỏe của con người. Trong công trình này, chúng tôi nghiên cứu tái sinh chồi in vitro và nuôi trồng cây lan gấm. Kết quả cho thấy, môi trường MS bổ sung 1 mg/l BA, 50 g/l chuối, 1 g/l than hoạt tính, 30 g/l sucrose, 9 g/l agar, pH 5,8 là tốt nhất cho phép tái sinh chồi in vitro, với 5,20 chồi/mẫu, chiều cao chồi 3,38 cm, khối lượng tươi 0,26 g/mẫu. Mẫu mang một đốt thân là nguồn vật liệu thích hợp nhất trong nhân giống in vitro. Vị trí đốt thân thứ hai đến thứ sáu là nguồn vật liệu thích hợp nhân giống in vitro. Nồng độ IBA từ 0 – 1 mg/l đều thích hợp cho phép tái sinh rễ in vitro, với tỉ lệ 100%. Vụn xơ dừa là giá thể tốt nhất cho phép thích nghi của cây con, với tỉ lệ sống đạt 100%, chiều cao cây 5,82 cm, chiều dài rễ 3,64 cm. Đối với thí nghiệm nuôi trồng cây lan gấm ở điều kiện ex vitro, kết quả cho thấy, phun phân Nitrophoska với nồng độ 2 g/l theo định kỳ mỗi tuần một lần là tốt nhất cho phép sinh trưởng của cây, với chiều cao cây 11,20 cm, chiều dài rễ 7,80 cm, khối lượng tươi 1,82 g/cây, tỉ lệ sống 100% và dớn mút là giá thể nuôi trồng cây lan gấm tốt nhất, với chiều cao cây 12,50 cm, chiều dài rễ 8,00 cm, khối lượng tươi 1,94 g/cây, tỉ lệ sống 100%

    Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ tiền chất/ammoniac đến cấu trúc vật liệu chứa nanosilica

    Get PDF
    This study aimed to determine effect and relation between tetraethyl orthosilicate precursor (TEOS) and NH3 catalyst for nanostructured silica preparation through condensation method, based on their molar ratio. The nanostructured silica was prepared in mixed solution of NH3, ethanol, water with previous given calculations. The preparation was established at room temperature for 12 hours followed by filtering the as-synthesized precipitate. The precipitate was then dried and calcinated at 120 oC for 12 hours and at 600 oC for 3 hours, respectively for the final nanosilica containing products. A series of nanosilica containing samples were studied based on the molar ratios of TEOS/NH3, and the sample with the finest morphology was chosen for further characterizations. As the obtained results, the chosen sample with TEOS/NH3 of 1.5/1 existed in amorphous phase with particle size ranging from 12 nm to 25 nm. Some techniques were used such as SEM, TEM, EDX, FT-IR and UV-Vis for characterizing the morphology, element percentage, functional groups and silica absorption band respectively of the as-synthesized material

    NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO VÀ NUÔI TRỒNG CÂY LAN GẤM (ANOECTOCHILUS LYLEI ROLFE EX DOWNIES) Ở ĐIỀU KIỆN EX VITRO

    Get PDF
    In the present study, we investigated in vitro propagation and cultivated Anoectochilus lylei Rolfe ex Downies at ex vitro condition, which is one of the valuable herbal plants and has been proved to be good for human health. The results showed that, MS medium supplemented with 1 mg/l BA gave the best on in vitro shoot regeneration after 60 days of culture, with 5.70 shoots/explant, shoot height of 3.72 cm. MS medium containing 0 – 2 mg/l NAA was found to be the most suitable for in vitro root regeneration after 30 days of culture, root regeneration rate of 100%. Substrate of 90% coconut fiber powder combination with 10% rice husk was the best substrate for acclimatization of the plantlet after 60 days of cultivation, with plant height of 7.00 cm, root length of 4.74 cm, survival rate of 100%. For the cultivation of Anoectochilus lylei, after 120 days of cultivation, the result showed that, the plants which were used with Nitrophoska® Foliar of 2 g/l (plant height of 11.00 cm, root length of 7.60 cm, fresh weight of 1.81 g/plant, survival rate of 100%) were better than Nitrophoska® Foliar of 1 g/l (plant height of 9.80 cm, root length of 6.70 cm, fresh weight of 1.64 g/plant, survival rate of 100%).Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu nhân giống in vitro và nuôi trồng loài Anoectochilus lylei Rolfe ex Downies ở điều kiện ex vitro, là một loại thảo dược quí và tốt cho sức khỏe của con người. Kết quả cho thấy, môi trường MS bổ sung 1 mg/l BA là tốt nhất đến sự tái sinh chồi in vitro sau 60 ngày nuôi cấy, với số chồi 5,70 chồi/mẫu, chiều cao chồi 3,72 cm. Môi trường MS bổ sung 0 – 2 mg/l NAA đều thích hợp đến sự tái sinh rễ in vitro sau 30 ngày nuôi cấy, với tỉ lệ tái sinh rễ 100%. Chuyển cây lan gấm in vitro ra điều kiện ex vitro, giá thể 90% vụn xơ dừa phối trộn 10% tro trấu là tốt nhất đến sự thích nghi của cây con sau 60 ngày nuôi trồng, với chiều cao cây 7,00 cm, chiều dài rễ 4,74 cm và tỉ lệ sống đạt 100%. Nuôi trồng cây lan ở điều kiện ex vitro, sau 120 ngày nuôi trồng, phun phân Nitrophoska® Foliarvới nồng độ 2 g/l (chiều cao cây đạt 11,00 cm, chiều dài rễ 7,60 cm, khối lượng tươi 1,81 g/cây, tỉ lệ sống đạt 100%) tốt hơn nồng độ 1 g/l (chiều cao cây đạt 9,80 cm, chiều dài rễ 6,70 cm, khối lượng tươi 1,64 g/cây, tỉ lệ sống đạt 100%)

    CHọN TạO GIốNG LúA CHấT LƯợNG CAO Và CáC YếU Tố ẢNH HƯởNG ĐếN PHẩM CHấT GạO

    Get PDF
    148 giống lúa cao sản được phân tích về phẩm chất xay chà, các đặc tính vật lý hạt và phẩm chất cơm nhằm xác định các giống lúa có phẩm chất cao cung cấp cho sản xuất và xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống lúa có phẩm chất cao là MTL325, MTL339, MTL352, MTL356, MTL364, MTL372, MTL378, MTL392.  Thu hoạch lúc 25 NSKT50% cho tỷ lệ gạo nguyên và tỷ lệ gạo bạc bụng tốt nhất.  Vụ Đông Xuân, tỷ lệ gạo trắng và tỷ lệ gạo nguyên cao hơn vụ Hè Thu, tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose của vụ Hè Thu thấp hơn vụ Đông Xuân.  Tỷ lệ gạo nguyên của vùng mặn cao hơn vùng phù sa và vùng phèn.  Sấy lúa ở nhiệt độ 40 oC và thời gian sấy từ 7-8 giờ sẽ cho tỷ lệ gạo trắng và gạo nguyên tốt  nhất

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ XẢY RA DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN ĐÀN GIA SÚC Ở TỈNH HÀ TĨNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi gia súc và các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch bệnh tại tỉnh Hà Tĩnh cho thấy diện tích đất nông nghiệp tại địa phương là tương đối lớn, nhưng chỉ một phần nhỏ được sử dụng cho việc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Trung bình mỗi hộ gia đình có 2 con đến 3 con trâu bò và 13 con đến 17 con lợn. Các yếu tố nguy cơ chính có thể dẫn đến dịch bệnh trên đàn trâu bò ở địa phương như gia súc không được tiêm phòng đầy đủ, tập quán chăn nuôi thả tự do, hộ nuôi ở gần điểm trung chuyển gia súc. Trong khi đó, các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên lợn gồm mua lợn không rõ nguồn gốc, đàn lợn không được tiêm phòng đầy đủ, có mua thêm lợn nuôi mới trước khi bị bệnh 2 tuần, có người lạ (lái buôn hoặc người đến từ vùng đang có dịch) tới chuồng trước khi bị bệnh. Để hạn chế dịch bệnh LMLM trên đàn gia súc cần tăng cường công tác tiêm phòng, tuyên truyền, tập huấn kiến thức về chăn nuôi, an toàn dịch bệnh cho người dân. Đối với trâu bò cần hạn chế chăn nuôi thả tự do, đặc biệt hạn chế chăn thả chung trâu bò trên các bãi chăn khi trong khu vực có dịch LMLM.Từ khóa: yếu tố nguy cơ, chăn nuôi, LMLM, Hà Tĩn

    ĐIỀU HÒA BIỂU HIỆN KLOTHO BỞI TÍN HIỆU PI3K TRONG TẾ BÀO TUA

    Get PDF
    Tế bào tua là tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp nhất tới các tế bào lympho T trong quá trình đáp ứng miễn dịch. Klotho là một protein xuyên màng được tìm thấy chủ yếu trong thận. Klotho có vai trò ngăn cản quá trình lão hóa tế bào và làm tăng khả năng hấp thụ ion Ca2+ khi tế bào được hoạt hóa bởi kháng nguyên lipopolysaccharide (LPS). Nồng độ ion Ca2+ trong tế bào chất tăng lên kích hoạt tín hiệu phân tử PI3 kinase (PI3K)/Akt kéo theo ức chế sự phosphoryl hóa GSK3β, kết quả làm tăng sự phiên mã của các cytokine viêm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành xác định mức độ biểu hiện của gen klotho, nồng độ IL-10 trong môi trường dịch huyền phù và cơ chế phân tử liên quan trong tế bào tua bằng phương pháp RT-PCR, western blotting và ELISA. Vật liệu sử dụng là tế bào tủy xương chuột được nuôi cấy 8 ngày cùng hormone GM-CSF. Kết quả nhận được cho thấy, khi sử dụng chất LY294002 để ức chế tín hiệu PI3K/Akt hoặc nuôi cấy tế bào trong môi trường đói huyết thanh đều làm tăng quá trình phosphoryl hóa GSK3β dẫn đến mức độ biểu hiện mRNA của gen klotho tăng lên. Bên cạnh đó, LY294002 làm giảm sự giải phóng cytokine IL-10 từ 570 pg/ml xuống 306 pg/ml. Ảnh hưởng của LY294002 đến mức độ biểu hiện mRNA gen klotho và sự tiết IL-10 bị ngăn chặn bởi chất ức chế đặc hiệu SB16763 của GSK3β. Kết quả nghiên cứu cho thấy tín hiệu phân tử PI3K/Akt ức chế biểu hiện gen klotho và làm tăng khả năng tiết IL-10 thông qua điều hòa sự phosphoryl hóa phân tử GSK3β trong tế bào tua
    corecore