46 research outputs found

    Ảnh hưởng của điều kiện trích ly và cô quay chân không đến đặc tính của cao chiết từ vỏ bưởi da xanh (Citrus maxima (Burn.) Merr.)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với mục đích đánh giá hiệu quả thu nhận thành phần  polyphenol hòa tan từ vỏ bưởi Da Xanh (Citrus maxima (Burn.) Merr.) ở các điều kiện trích ly và cô quay chân không khác nhau. Trên cơ sở này, ảnh hưởng của đặc tính nguyên liện và phương pháp trích ly, điều kiện cô quay chân không để đuổi dung môi (áp suất, độ giảm khối lượng) được khảo sát. Kết quả phân tích cho thấy thực hiện ly trích theo phương pháp tách ép công nghiệp (nguyên liệu tươi, bổ sung ethanol 40⁰ ở tỉ lệ 1:1, w/v, gia nhiệt ở 90⁰C trong thời gian 2 phút) giúp cải thiện chất lượng của dịch trích sau khi đuổi dung môi và giảm chi phí năng lượng khi so sánh với phương pháp thông dụng (trên nguyên liệu khô, ngâm trích, không hoặc có sự hỗ trợ của vi sóng). Song song đó, hiệu quả của chế độ loại dung môi bằng thiết bị cô quay ở áp suất tuyệt đối 160-180 mBar cũng được ghi nhận, đặc biệt với khả năng giúp gia tăng giá trị TPC, TFC, TEAC của dịch trích sau khi loại dung môi. Cô quay cho đến khi mất đi 92,5% khối lượng dịch trích được đề nghị để thu nhận cao chiết có chất lượng tốt nhất

    Ảnh hưởng của việc điều khiển độ hoạt động của nước đến chất lượng khô từ cá lóc nuôi tại tỉnh Đồng Tháp

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu thiết lập quy trình chế biến và bảo quản khô từ nguồn nguyên liệu cá lóc nuôi tại tỉnh Đồng Tháp dựa trên kỹ thuật rào cản kết hợp - điều khiển độ hoạt động của nước (aw) và điều kiện bao gói, nhiệt độ bảo quản. Kết quả thí nghiệm cho thấy, thịt cá lóc sau khi xử lý được ngâm trong dung dịch muối NaCl 20% với thời gian 2 giờ, làm ráo bề mặt trước khi tẩm ngâm 3% sorbitol và 1,5% glycerin và sấy ở nhiệt độ 50 °C đến độ ẩm cuối trung bình 30% sẽ giúp sản phẩm khô cá lóc có giá trị cảm quan cao, vẫn ổn định màu sắc, có độ hoạt động của nước giảm đến giá trị 0,63÷0,65. Sản phẩm đảm bảo an toàn về chỉ tiêu vi sinh, kim loại nặng và độ hoạt động của nước giữ ở mức thấp hơn 0,70 sau 3 tháng bảo quản ở nhiệt độ phòng (28÷30°C), 6 tháng bảo quản ở nhiệt độ thấp (4÷6°C) khi bảo quản bằng bao bì PA, độ chân không 80%. Định mức chế biến sản phẩm là 3,64±0,07 hay 3,57÷3,71 kg cá lóc nguyên liệu tạo 1 kg khô cá

    ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CÁC THÀNH PHẦN CHẤT TAN ĐẾN ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC TRONG KHÔ CÁ SẶC RẰN (TRICHOGASTER PECTORALIS REGAN)

    Get PDF
    Nghiên cứu bổ sung chất tan nhằm làm giảm aw cu?a khô ca? să?c ră?n đa? đươ?c tiê?n ha?nh. Trươ?c hê?t, a?nh hưởng của các nồng độ nước muối khác nhau (15%, 18%, 21%, 24% và bão hòa; % khối lượng NaCl) đối với độ ẩm và hoạt độ nước (aw) của khô cá sặc rằn đã được kha?o sa?t. Tư? kê?t qua? lư?a cho?n nô?ng đô? muô?i ngâm thi?ch hơ?p va? đô? â?m cuô?i cu?a sa?n phâ?m khô, ta?c đô?ng cu?a ca?c châ?t tan kha?c như đươ?ng glucose, sucrose va? rươ?u ethanol đê?n sư? gia?m aw trong khô ca? să?c ră?n cu?ng đươ?c quan tâm. Kê?t qua? cho thâ?y, tương ư?ng vơ?i đô? â?m cuô?i cu?a sa?n phâ?m la? 34%, gia? tri? aw cu?a khô ca? să?c ră?n co? thê? gia?m đê?n gia? tri? 0,67 khi ngâm ca? trong dung di?ch muô?i vơ?i nô?ng đô? tư? 21 ữ 24 %, kê?t hơ?p vơ?i viê?c bô? sung đươ?ng sucrose vơ?i ha?m lươ?ng 1% va? 35 mL rươ?u ethanol (650)/kg ca? đa? ươ?p muô?i. 

    NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÊN MEN BẮP CẢI MUỐI CHUA

    Get PDF
    Thí nghiệm được tiến hành để nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho quá trình muối chua bắp cải.  Mục đích tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men, từ đó ứng dụng vào sản xuất với qui mô vừa và nhỏ. Kết quả cho thấy nồng độ muối thuận lợi là 2,0-2,5%, nguyên liệu bắp cải để nguyên lá cho cảm quan tốt tương ứng ở nhiệt độ lên men là 30oC (6-7 ngày), đối với bắp cải cắt nhỏ nhiệt độ thích hợp là 18oC ( 9-10 ngày).  Hàm lượng acid lactic sinh ra để mùi vị dưa tốt nhất khoảng 10,60-12,70% (tính theo căn bản khô), mật số Lactobacillus sp. tương đương 7-8 (log MPN/ml).  Nhằm rút ngắn thời gian lên men để giảm chi phí và tăng sản lượng, việc bổ sung chế phẩm vi khuẩn Lactic đã được tiến hành nhưng kết quả không khả quan, chỉ rút ngắn được thời gian lên men từ 1-2 ngày (với nồng độ 0,1% giống)

    Xác định chế độ rửa bưởi Năm Roi (Citrus grandis L.) đáp ứng an toàn thực phẩm

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là xác định được nồng độ phụ gia thích hợp bổ sung vào nước rửa nhằm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng trong quá trình bảo quản bưởi Năm Roi hướng đến sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng. Ba phụ gia được bổ sung riêng lẻ vào nước rửa là NaHCO3 (1%, 2%, 3%, 4%), acid citric (1%, 2%, 3%, 4%), NaCl (8%, 10%, 12%, 14%). Kết quả nghiên cứu cho thấy, xử lý bổ sung phụ gia bằng dung dịch NaHCO3, acid citric vào nước rửa đều cho hiệu quả trong thời gian bảo quản. Sử dụng nồng độ rửa NaHCO3 là 3% có hiệu quả về bưởi Năm Roi ít bị mất màu xanh và tỷ lệ hao hụt khối lượng khi so với acid citric 3%. Tuy nhiên, việc xử lý nồng độ rửa acid citric là 3% có hiệu quả hơn về mật độ vi sinh vật hiếu khí tổng số, nấm men, nấm mốc. Bên cạnh đó, việc sử dụng NaCl 12% cũng giúp ổn định màu sắc, giảm sự hao hụt khối lượng và sự phát triển vi sinh vật

    Ảnh hưởng của muối và các phụ gia đến sự tạo gel và đặc tính cấu trúc của chả cá lóc đông lạnh

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung phụ gia thực phẩm (muối NaCl, hợp chất chống đông và tinh bột biến tính) đến sự hình thành gel của chả cá lóc chiên đông lạnh được chế biến từ thịt cá lóc nuôi. Trong nghiên cứu này, tác động của tỷ lệ các phụ gia như  NaCl (0,5; 1, 1,5 và 2%), hợp chất chống đông (hỗn hợp của sucrose và sorbitol ở tỷ lệ 1:1 từ 0 đến 4%) và tinh bột biến tính (0, 2%, 3% và 4%) đến cấu trúc, màu sắc và khả năng giữ nước của chả cá chiên đông lạnh đã được khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản phẩm chả có độ bền gel cao, khả năng giữ nước và màu sắc tốt khi thịt cá lóc  được bổ sung với 1,5% NaCl, 3% tinh bột biến tính và 3% hỗn hợp chất chống đông (1,5% sorbitol và 1,5% đường sucrose). Kết quả đã góp phần khẳng định hiệu quả của NaCl và các chất tạo gel đến đặc tính cấu trúc của chả cá lóc

    Khảo sát đặc điểm enzyme protease thịt đầu tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) sau quá trình tinh sạch sơ bộ

    Get PDF
    Nghiên cứu khảo sát đặc tính của enzyme protease nội tại từ thịt đầu của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Mục đích của nghiên cứu là xác định tác động của nhiệt độ (30 ÷ 80°C) và  pH (5 ÷ 11) đến hoạt động của enzyme protease. Tối ưu hóa theo phương pháp bề mặt đáp ứng với 2 thừa số nhiệt độ và pH bao gồm 11 đơn vị nghiệm thức. Bên cạnh đó, độ bền nhiệt của protease được đánh giá ở các mức nhiệt độ khác nhau (30 ÷ 80°C) trong 60 phút  và các thông số động học Km, Vmax của enzyme protease nội tại cũng được khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, điều kiện nhiệt độ và pH thích hợp cho hoạt động enzyme protease tương ứng 60oC và 7,0. Kết quả tối ưu hóa hoạt động protease dựa trên hai nhân tố nhiệt độ và pH là 54,40oC và pH 6,96. Enzyme protease được tìm thấy bền nhiệt ở 55oC và hoạt động của enzyme tăng khi tăng nồng độ cơ chất thịt đầu tôm thẻ từ 0 ÷ 0,6 (g/mL), Vmax đạt trị giá 11,70 U/phút và giá trị Kmlà 0,0795 g/mL

    ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ BAO BÌ ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ THỜI GIAN BẢO QUẢN XOÀI CÁT HÒA LỘC

    Get PDF
    Sử dụng nhiệt độ thấp và lựa chọn bao bì phù hợp trong tồn trữ trái xoài cát Hòa Lộc sau thu hoạch là vấn đề được quan tâm trong nghiên cứu này. Trái xoài được thu hoạch ở độ tuổi từ 95-100 ngày (được tính từ sau khi hoa nở). Các khoảng nhiệt độ tồn trữ : 8-10oC, 10-12oC, 12-14oC (RH ? 50%) kết hợp việc sử dụng bao LDPE (25.10-2 x 35.10-2 x 5.10-6 m) đục lỗ. Tỷ lệ đục lỗ: 0,3%, 0,5%, 1% và 1,5% (so với tổng diện tích bao bì). Các lỗ được bố trí đều đặn ở hai bên mặt của bao bì với các đường kính lỗ tương ứng 1mm, 2mm, 3mm, 4mm và 5mm. Kết quả cho thấy nhiệt độ tồn trữ thích hợp từ 10-12oC (RH ? 50%) trong bao bì LDPE.  Việc tạo ra các lỗ có đường kính 3mm trên bề mặt bao bì với tỷ lệ đục lỗ 0,5% cho thấy hiệu quả trong việc ngăn chặn sự đọng ẩm nhưng làm tăng hao hụt khối lượng trái xoài (13,11%). Trái xoài có thể giữ được chất lượng và giá trị cảm quan đến 32 ngày

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CHÍN CÀ CHUA VÀ NỒNG ĐỘ NACL ĐẾN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY PECTIN METHYLESTERASE TỪ CÀ CHUA (SOLANUM LYCOPERSICON L.)

    Get PDF
    Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly pectin methylesterase (PME) từ cà chua được thực hiện nhă?m xa?c đi?nh điê?u kiê?n tri?ch ly PME cho hiệu suất và hoa?t ti?nh cao. ảnh hưởng của nồng độ dung dịch muối NaCl và độ chín đến khả năng trích ly PME được khảo sát, đồng thời chế độ bảo quản PME thô thích hợp giu?p duy tri? hoa?t ti?nh cu?a enzyme cũng được xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nồng độ dung dịch muối NaCl 1,25M và độ chín khởi phát (breaker) cho hoạt tính PME cao nhất. Ước tính hoạt tính tổng PME đạt 6566 U cho 100g nguyên liệu cà tươi (tương đương khoảng 65000 U/kg nguyên liệu cà tươi). Quá trình tồn trữ PME thô tốt nhất ở nhiệt độ -30oC. Sau thời gian tồn trữ 21 ngày, PME giảm 36% hoạt tính ở nhiê?t đô? trư? đông -30oC va? giảm đê?n 69% hoạt tính trong điê?u kiê?n ba?o qua?n ở nhiệt độ 4oC

    KHẢO SÁT DẠNG BAO BÌ ĐỤC LỖ THÍCH HỢP TRONG QUÁ TRÌNH TỒN TRỮ CAM SÀNH

    Get PDF
    Camsành là một loại cam có giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế cao.  Vì thế, việc kéo dài thời hạn sử dụng và hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất cam tươi sau thu hoạch là vấn đề đặt ra hàng đầu.  áp dụng kỹ thuật sau thu hoạch một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao sẽ đáp ứng yêu cầu này.  Sử dụng môi trường không khí tối ưu: nhiệt độ 4-6oC, độ ẩm tương đối khoảng 50%, bao bì LDPE (25.10-2 x 35.10-2 x 4.10-6m) có tỷ lệ đục lỗ 0,3% so với tổng diện tích xung quanh của bao bì, đường kính lỗ 4mm, cam sành có thể giữ được trạng thái tươi sau 10 tuần bảo quản.  Chất lượng cũng như cảm quan bên ngoài không khác biệt nhiều so với cam sành ở giai đoạn đầu của quá trình bảo quản. Tổn thất khối lượng sau 10 tuần bảo quản 7,16%
    corecore