199 research outputs found

    Ứng dụng mạng nơron hồi quy tổng quát và thuật toán nội suy đánh giá chất lượng nước mặt sông và các chi lưu sông Đồng Nai, tỉnh Bình Dương năm 2012 - 2018

    Get PDF
    Sông Đồng Nai là một trong những nguồn nước cấp chính cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, hiện nay sông Đồng Nai đang chịu nhiều áp lực bởi nguồn phát thải từ các khu công nghiệp, đô thị, nông nghiệp và dịch vụ. Trong bài báo này, mô hình mạng nơron hồi quy tổng quát (GRNN) và thuật toán nội suy được sử dụng đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai và các chi lưu. Dữ liệu quan trắc được sử dụng trong 7 năm từ năm 2012-2018 tại 12 điểm quan trắc tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu chỉ ra GRNN có thể giúp đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai và các chi lưu với RMSE = 0,052 trong huấn luyện và RMSE = 0,061 trong kiểm tra mô hình. So sánh kết quả tính chất lượng nước từ mô hình GRNN và chỉ số WQI của Tổng cục Môi trường cho thấy GRNN cho kết quả đánh giá đáng tin cậy và gần với kết quả thực tế với R2= 0,938, RMSE= 0,055, E = 0,935. Bên cạnh đó, mô hình GRNN có chi phí đánh giá thấp và thời gian tính toán nhanh hơn so với phương pháp đánh giá WQI của Tổng cục Môi trường

    ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ LỌC SINH HỌC TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN NƯỚC NUÔI GIỐNG CÁ BIỂN QUY MÔ SẢN XUẤT

    Get PDF
    APPLICATIONS TECHNOLOGY RECIRCULATION AQUACULTURE SYSTEM BY SUBMERGED BIOFILTER AT COMMERCIAL MODEL Applications technology Recirculation Aquaculture System by Submerged Biofilter is orinentation for future development. The biological filter system were evaluated in 69 days rearing culture cobia (Rachycentron canadum) at the Ngoc Hai harchery, Do Son, Haiphong, a commercial scale research and demonstration recirculating aquaculture facility. Total ammoniacal nitrogen (TAN) removal rates were determined for this of biofilters for a range of concentrations ranging from 0.08 to 4.92 g TAN/m3/ngày. TAN concentrations were varied by feed rates, and limited by fish feeding response. Maximum feed rates were 0.71 kg/m3.day, using a 40% protein diet, total feeds was 23 kg/day. Average TAN removal rates (VTR) (in g TAN/m3.day of unexpanded media/day ± standard deviation, min – max) were 60.87 ± 99.8 (0.45, 424.53) g/m3.day this biofilter submerged. Nitrit remove rates (VNR) was 77.89 ± 125.86 (-19.97; 482.18) g/m3.day. These results are considerably lower than results previously published at the laboratory scale using artificial waste nutrients. This study highlights the need for future biofilter evaluations at the commercial scale using real aquaculture waste nutrients

    ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TỶ LỆ SỐNG ẤU TRÙNG GHẸ XANH(PORTUNUSPELAGICUS)

    Get PDF
    Hai thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn và mật độ ương khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng Ghe? Xanh (Portunus pelagicus ) đã được tiến hành tại Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm 1 đánh giá sự ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên giai đoạn zoae-1 và zoae-2. Thí nghiệm này gồm 4 nghiệm thức và được lặp lại 4 lần gồm thức ăn là luân trùng được giàu ho?a bằng tảo Chlorella, luân trùng được giàu ho?a nhủ tương ICES (30/4/C), luân trùng được giàu ho?a Frippak (thức ăn ấu trùng tôm Sú), ấu trùng Artemia giai đoạn bung dù. Luân trùng giàu ho?a được cho ăn 10?20 cá thể/ml nước và ấu trùng Artemia bung dù với mật độ là 5?7 cá thể/ml nước. Từ giai đoạn zoae-3 đến ghẹ-1 tất cả các nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia mới nở với mật độ 5?7 cá thể/ml nước ương. Tất cả các nghiệm thức đều có mật độ ương là 100 zoae-1/l nước. Thí nghiệm 2 về sự ảnh hưởng của các mật độ ương khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng trùng Ghe? Xanh. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức và được lặp lại 4 lần với 4 mật độ ương khác gồm 100, 200, 300 và 400 zoae-1/l nước ương. Tất cả 4 nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia bung dù (thức ăn tốt nhất mà tìm ra ở thí nghiệm 1) cho các giai đoạn zoae-1 và zoae-2 và Artemia mới nở cho các giai đoạn từ zoae-3 đến ghẹ-1.[1] Trong thí nghiệm 1, ghẹ-1 xuất hiện sau 13?14 ngày ương và tất cả ấu trùng đều chuyển sang ghẹ-1 từ 1?2 ngày sau đó. Chiều dài của zoae-4 từ 3,24?3,43 mm và megalope từ 2,44?2,69 mm. Độ rộng mai của ghẹ-1 từ 2,40?2,45 mm. Tỷ lệ sống trung bình của nghiệm thức cho ăn luân trùng giàu ho?a bằng Chlorella là 8,44±3,77, nghiệm thức cho ăn Artemia bung dù là 10,3±3,78 và hai nghiệm thức này thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng tỷ lệ sống này thì cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. ở thí nghiệm 2 tỷ lệ sống giảm khi mật độ ương tăng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ sống cao nhất là ở nghiệm thức 100 zoae-1/l nước ương (12,4%), nhưng số lượng ghẹ-1 hay năng suất ương cao nhất ở nghiệm thức 300 và 400 zoae-1/l (14,9 và 15,8 ghẹ-1/l nước ương)

    Ảnh hưởng của giống cải và nhiệt độ đến đặc điểm sinh học của sâu kéo màng, Hellula undalis Fabricius (Lepidoptera: Crambidae)

    Get PDF
    Sâu kéo màng, Hellula undalis Fab. (Lepidoptera: Crambidae) là loài sâu hại rau cải họ Brassicaceae quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm tạo thông tin cơ sở cho các nghiên cứu về xây dựng chiến lược quản lý hiệu quả, nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu kéo màng, H. undalis trên các giống cải và nhiệt độ khác nhau đã được khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Trường Đại học Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giống cải và nhiệt độ của môi trường đã ảnh hưởng lên thời gian phát triển của H. undalis. Giữa 5 loại giống cải khảo sát gồm cải ngọt, cải xanh, cải tùa xại, cải thìa và cải bó xôi, vòng đời của H. undalis là ngắn nhất (17,54 ngày) khi được nuôi bằng đọt non cải xanh, trong khi ấu trùng được nuôi bằng đọt non cải bó xôi đã không thể sống đến hết tuổi 2. Mặt khác, trong khoảng nhiệt độ từ 16oC - 25oC, thời gian ở tất cả các giai đoạn phát triển của H. undalis trên giống cải xanh là dài hơn khi điều kiện nhiệt độ môi trường giảm (vòng đời dài 61,25 ngày ở 16oC, 32,17 ngày ở 20oC và 25,14 ngày ở 25oC)

    MÔ HÌNH TÍNH TOÁN NGẬP LỤT VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TẠI VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG THEO CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG

    Get PDF
    Bài báo giới thiệu mô hình tính toán ngập lụt cho vùng ven biển Việt Nam trong điều kiện nước biển dâng và biến đổi khí hậu. Trong bài giới thiệu một số kết quả tính toán thí điểm quá trình ngập lụt cho xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng với điều kiện bão trong nước biển dâng. Với giả thuyết vỡ đê, độ sâu ngập lụt hơn 1,5m thì kịch bản 1 (SLR 30 cm) sẽ gây ngập lụt 6% diện tích, kịch bản 2 (SLR 75 cm) gây ngập lụt 48% diện tích, kịch bản 3 (SLR 100 cm) gây ngập lụt 63% diện tích. Các diện tích này cũng chủ yếu là phía ngoài đê, các khu đất trũng và các đầm nuôi trồng thủy sản. Chính quyền địa phương xã Vinh Quang có thể tham khảo thông tin và xây dựng lồng ghép quy hoạch diện tích sử dụng đất của xã, đặc biệt phía ngoài đê biển trong tương lai. Summary: This paper introduces a model for calculating flood coastal Vietnam in terms of sea level rise and climate change. In this paper introduce some results calculated flood inudation for Vinh Quang commune, Tien Lang district, Hai Phong storm conditions in the sea level rise. Award presentation with broken dike, flood depths over 1.5 m, the the scenario 1 (SLR 30 cm) would cause flooding 6% area, the scenario 2 (SLR 75 cm) caused flooding 48% of the area, the scenario 3 (SLR 100 cm) caused flooding 63% of the area. The area is also mostly outside the dike, and the low ground and lagoon aquaculture. Local government Vinh Quang commune can refer to building information and integrate the planning of land use area of town, especially the outer sea dikes in the future

    Ảnh hưởng của việc bổ sung hàm lượng lecithin khác nhau trong thức ăn đến sự biến thái và tỉ lệ sống của cua biển (Scylla paramamosain) từ giai đoạn zoea 3 đến cua 1

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mức bổ sung lecithin thích hợp trong thức ăn phối chế cho ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) ở hai giai đoạn ương nuôi (1) từ giai đoạn zoea 3 đến megalop; (2) từ giai đoạn megalop đến cua 1. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm năm nghiệm thức thức ăn có cùng hàm lượng protein (53%), lipid (12%), được bổ sung với các mức lecithin lần lượt là 0% (đối chứng), 1%, 2%, 3% và 4%. Ấu trùng cua được cho ăn kết hợp thức ăn thí nghiệm và ấu trùng Artemia trong suốt thời gian ương nuôi. Kết quả cho thấy khi ương nuôi ấu trùng cua từ giai đoạn zoea 3 đến megalop, nghiệm thức thức ăn bổ sung 3% lecithin cho chỉ số biến thái, tỉ lệ sống, chiều dài và khối lượng của megalop cao hơn có ý nghĩa thống kê (

    Ảnh hưởng của cường độ và sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng giữa LED đỏ và LED xanh lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cúc (Chrysanthemum morifolium Ramat. CV. “Jimba”) in vitro

    Get PDF
    In this study, the influence of different LED lighting intensities, different lighting periods of red LED and blue LED on growth, development and chlorophyll a and b synthesis on in vitro Chrysanthemum were presented. Shoot tips were inoculated and were put under 70% red LED: 30% blue LED lighting condition with different LED lighting intensities: 30, 45 and 60 µmol.m-2.s-1; different LED lighting periods: weekly intermittent lighting with red LED/blue LED (blue LED or red LED lighting for the first week), intermittent lighting with red LED/blue LED for each two weeks (blue LED or red LED lighting for the first two weeks). After 6 weeks of cultured, the results showed that LED lighting source with intensity 60 µmol.m-2.s-1 had the best stimulation on growth and development of Chrysanthemum; however, under intensity 45 µmol.m-2.s-1, chlorophyll a and b content still were the highest. In addition, weekly intermittent lighting with red LED and blue LED (blue LED was lighted at the first week) gave the best results on growth and development of Chrysanthemum. Thus, the most suitable LED lighting intensity for growth and development of in vitro Chrysanthemum was 60 µmol.m-2.s-1, and weekly intermittent lighting with red LED and blue LED (blue LED was lighted at the first week) will promote the growth and development of in vitro Chrysanthemum. The survival rates, growth and development of plants under 70% red LED: 30% blue LED and 50% red LED: 50% blue LED were higher than those of plants under Florescent, after 4 weeks of cultured in the greenhouse.Tác động của cường độ và sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng khác nhau giữa LED đỏ và LED xanh đến quá trình sinh trưởng, phát triển và tổng hợp chlorophyll a và b của cây Cúc in vitro đã được trình bày trong nghiên cứu này. Các chồi đỉnh Cúc được nuôi cấy dưới các cường độ chiếu sáng bao gồm 30, 45 và 60 µmol.m-2.s-1 ở điều kiện chiếu sáng kết hợp giữa 70% LED đỏ với 30% LED xanh; sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng giữa LED đỏ và LED xanh theo thời gian như: tuần đầu LED đỏ, tuần sau LED xanh và ngược lại; 2 tuần đầu LED đỏ, 2 tuần sau LED xanh và ngược lại. Kết quả thu được sau 6 tuần nuôi cấy cho thấy, cường độ 60 µmol.m-2.s-1 có ảnh hưởng tốt lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Cúc; tuy nhiên, hàm lượng chlorophyll a và b đạt cao nhất ở cường độ 45 µmol.m-2.s-1. Các mẫu nuôi cấy sinh trưởng và phát triển tốt nhất dưới giai đoạn chiếu sáng thay đổi hàng tuần giữa LED xanh và LED đỏ (tuần đầu chiếu sáng LED xanh, tuần sau chiếu sáng LED đỏ). Như vậy, kết quả từ nghiên cứu cho thấy cường độ 60 µmol.m-2.s-1 và sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng hàng tuần với tuần đầu LED xanh, tuần sau LED đỏ có ảnh hưởng tốt lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Cúc in vitro. Tỉ lệ sống sót, sự sinh trưởng và phát triển của cây Cúc dưới điều kiện chiếu sáng 70R:30B và 50R:50B là tốt hơn những cây ở điều kiện chiếu sáng đèn huỳnh quang sau 4 tuần ở vườn ươm

    NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MÀNG BAO SINH HỌC TỪ DỊCH CHIẾT VI KHUẨN Pseudomonas putida 199B ĐẾN KHÁNG NẤM Aspergilus flavus T1 TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN HẠT GIỐNG NGÔ

    Get PDF
    Chủng T1 phân lập từ các mẫu ngô nếp NK66 nhiễm nấm mốc tự nhiên được sử dụng để nghiên cứu khả năng kháng nấm của dịch chiết vi khuẩn Pseudomonas putida 199B. Đặc điểm hình thái của chủng T1 đã được quan sát đại thể (màu sắc, hình dáng, kích thước khuẩn lạc) trên môi trường PDA và vi thể (hình dáng bào tử) trên kính hiển vi kết hợp so sánh với loài Aspergilus flavus đối chứng. Kết quả phân tích trình tự gen mã hóa 28S rRNA của chủng T1 cho thấy sự tương đồng trình tự cao với các trình tự tương ứng của loài Aspergilus flavus trên ngân hàng gen. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết vi khuẩn P. putida lên sự phát triển của nấm A.  flavus gây bệnh trên hạt ngô sau thu hoạch và bảo quản ở điều kiện in vitro cho thấy, ở nồng độ P. putida 24% đã ức chế 74,50% sự phát triển đường kính tản nấm sau 10 ngày nuôi cấy, ức chế 79,63% sự hình thành sinh khối sợi nấm sau 7 ngày nuôi cấy. Ở điều kiện in vivo, sự nảy mầm của hạt giống ngô sau 30 ngày được tạo màng bao sinh học bằng dịch chiết vi khuẩn P. putida nồng độ 18% đạt 97,91%, tỉ lệ hạt nhiễm nấm mốc giảm còn 20% so với 72% ở mẫu đối chứng

    NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO SIÊU VẬT LIỆU KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO PHÂN CỰC SÓNG ĐIỆN TỪ

    Get PDF
    Gần đây, để thu được vật liệu có độ từ thẩm âm và vật liệu chiết suất âm các nhà nghiên cứu thường sử dụng siêu vật liệu có cấu trúc dạng vòng cộng hưởng có rãnh (split-ring resonator - SRR) hay cặp thanh kim loại (cut-wire-pair - CWP) kết hợp với các lưới dây kim loại liên tục. Tuy nhiên, hạn chế của việc sử dụng các cấu trúc này là phụ thuộc rất mạnh vào phân cực của sóng điện từ chiếu đến. Trong báo cáo này, chúng tôi sử dụng cấu trúc biến đổi của CWP - cấu trúc cặp đĩa có tính đối xứng cao để hạn chế nhược điểm trên. Ô cơ sở của cấu trúc này gồm một cặp đĩa kim loại cách nhau bởi một lớp điện môi,tương tác với từ trường ngoài tạo ra độ từ thẩm âm (µ0). Bằng cách mở rộng bán kính của đĩa cho đến khi các đĩa chạm vào nhau, tính chiết suất âm có thể thu được (n0). Kết quả này mở ra khả năng có thể điều chỉnh tính chất của vật liệu bằng tác động ngoại vi khi thay thế kim loại bằng vật liệu thích hợp. Cấu trúc tối ưu tạo ra chiết suất âm không phụ thuộc vào phân cực của sóng tới tìm kiếm được gồm các đĩa liên tiếp chạm vào nhau dọc theo cả hai trục x(H) và y(E). Kết quả này là một bước quan trọng để tiến gần đến các ứng dụng thực tế của hiện tượng chiết suất âm khi không phụ thuộc phân cực. Các kết quả nghiên cứu sử dụng mô phỏng, thực nghiệm và tính toán trong nghiên cứu trùng khớp với nhau

    Sự ĐA DạNG DI TRUYềN CủA CáC GIốNG ĐậU NàNH RAU NHậT BảN

    Get PDF
    Để làm cơ sở cho việc tuyển chọn giống đậu nành rau thích nghi với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền của 22 giống đậu nành rau Nhật Bản dựa trên 15 tính trạng hình thái-nông học, 40 primer RAPD và 26 primer SSR đã được thực hiện. Có 62,85% đặc điểm hình thái-nông học được mô tả là đa hình. So với dấu hình thái, dấu RAPD và SSR đã chỉ ra mức độ khác biệt cao hơn và hiệu quả trong phân tích đa dạng di truyền: dấu RAPD với 70,32% đa hình và 94% dấu SSR là đa hình. Phân tích nhóm dựa trên 3 loại marker này đã phân 22 giống nghiên cứu thành 4 nhóm với khoảng cách Euclidean là 4,47-10,05. Mức độ đa dạng di truyền cho thấy sự khác biệt giữa các giống đủ để sử dụng cho việc chọn tạo giống mới. Bốn giống Wase edamame, Fusanari chamame, Chuse edamame và Yuusuzumi có quan hệ xa về mặt di truyền so với các giống khác và đây là nguồn vật liệu lai tạo quan trọng cho tương lai
    corecore