76 research outputs found

    Đánh giá hiệu quả phòng trị của thực khuẩn thể, chất kích kháng và thuốc hóa học đối với bệnh cháy lá trên cây hành lá do vi khuẩn Xanthomonas sp.

    Get PDF
    Nghiên cứu đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh cháy lá hành do vi khuẩn Xanthomonas sp. bằng thực khuẩn thể Ф31 (TKT Ф31), chất kích kháng CaSiO3, thuốc Starner 20WP và biện pháp phối hợp TKTФ31, chất kích kháng CaSiO3 và thuốc Starner 20WP được thực hiện ở điều kiện nhà lưới và ngoài đồng. Ở điều kiện nhà lưới, tất cả các nghiệm thức có xử lý đều cho hiệu quả giảm bệnh khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Trong đó, nghiệm thức biện pháp phối hợp cho hiệu quả phòng trị bệnh tốt nhất với trung bình phần trăm diện tích lá bệnh (TBPTDTLB) thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại và đối chứng ở 11 ngày sau khi lây bệnh (NSKLB). Kế đến, bốn nghiệm thức TKT Ф31 kết hợp CaSiO3, TKT Ф31 kết hợp Starner 20WP, CaSiO3 kết hợp Starner 20WP và Starner 20WP, có hiệu quả giảm bệnh tương đương, khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Kết quả thí nghiệm ngoài đồng, nghiệm thức biện pháp phối hợp cho hiệu quả giảm bệnh tốt với tỷ lệ bệnh và năng suất khác biệt có ý nghĩa đối với nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức có xử lý khác. Kế đến nghiệm thức Starner 20WP, TKT Ф31 kết hợp chất kích kháng CaO + SiO2, TKT Ф31 kết hợp Starner 20WP, chất kích kháng CaO + SiO2 kết hợp Starner 20WP và nghiệm thức nông dân đều cho hiệu quả giảm bệnh và năng suất tương đương nhau, khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng

    Đánh giá hiệu quả của xạ khuẩn và các chất kích kháng trong phòng trừ bệnh rỉ sắt do nấm Puccinia arachidis trên cây đậu phộng ở điều kiện nhà lưới

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện nhà lưới nhằm đánh giá khả năng phòng trừ của các chủng xạ khuẩn và chất kích kháng đối với bệnh rỉ sắt trên đậu phộng do nấm Puccinia arachidis. Ba chủng xạ khuẩn có khả năng tiết chitinase cao (BM15, 4A1 và 8.11.1) được đánh giá hiệu quả phòng trừ bằng 2 cách xử lý gồm phun trước khi lây bệnh một ngày và sau khi lây bệnh hai ngày. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 2 nhân tố với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, 3 chủng xạ khuẩn BM15, 4A1 và 8.11.1 thể hiện hiệu quả tương đương nhau với phần trăm diện tích lá bệnh thấp hơn và khác biệt ý nghĩa với đối chứng ở thời điểm 11 và 15 ngày sau khi chủng bệnh. Tuy nhiên, về tỉ lệ bệnh, chỉ có chủng xạ khuẩn 8.11.1 thể hiện hiệu quả. Hai phương pháp xử lý xạ khuẩn không khác biệt nhau về hiệu quả phòng trị bệnh. Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của hai hóa chất kích kháng ở 3 nồng độ khác nhau gồm salicylic acid ( 0,5 mM; 1,0 mM and 1,5 mM bằng cách phun lên lá ở thời điểm 2 ngày trước khi lây bệnh)  và calcium silicate (1,0 g/kg; 1,5 g/kg và 2,0 g/kg đất được tưới vào đất ở thời điểm 7 ngày trước khi lây bệnh). Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy sáu nghiệm thức xử lý đều thể hiện hiệu quả giảm bệnh ở một hoặc nhiều thời điểm, trong đó nghiệm thức calcium silicate nồng độ 1,0 g/kg đất thể hiện hiệu quả cao và ổn định qua các thời điểm

    Quick Test on Methanol in Petrol by Acid Chromotropic

    Get PDF
    According to calculations by Vietnam Institute of Economic Management, with the development and growth of domestic economy in the next 5 years, the total petroleum demand in the whole country from 2018 to 2022 reaches 6.5 million tons of petrol and 8.5 million tons of diesel oil, on average. Domestic production meets about 92% of A92 gasoline demand, and 82% of A95. An average of 0.8 million tons of petrol per year will be imported from countries into the region such as Singapore, Malaysia, Thailand, South Korea and China to Vietnam. Because A83, A92 gasoline is cheaper than A95, many traders mix methanol with the cheaper, to convert into A95 to increase gasoline octane, changing gasoline quality in Vietnam market [1,2,3]. The authors has successfully developed a reagent capable of detecting methanol in gasoline by the complexing reaction of formaldehyde with chromotropic acid for pinkish purple in acidic medium. By simple analysis, faster time and lower cost, This method helps the authorities to improve the gas quality management in Vietnam. This reseach assess the analytical procedures on determination of methanol in petrol and A92, A95 petrol by the reaction of formaldehyde with chromotropic acid complexes produce purple pink in an acid environment, give results: analytical methods simple, faster analysis time, cost saving. This method hepls to manage quality gasoline in VietNam [3,4]

    Nghiên cứu xạ khuẩn và thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh thán thư trên ớt

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện in vivo và ngoài đồng với mục đích đánh giá hiệu quả phòng trị của hai dòng xạ khuẩn đối kháng và hai loại thuốc trừ nấm trong việc phòng trừ bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp. trên trái ớt được tách khỏi cây. Kết quả ghi nhận, Talent 50WP có hiệu quả tốt nhất, kế đến là xạ khuẩn 21RM, thuốc Carban 50SC, xạ khuẩn 4RM. Ngoài ra, kết quả cũng khẳng định biện pháp phun kết hợp - phun trước và phun sau lây bệnh (KH) có hiệu quả hơn so với biện pháp phun trước khi lây bệnh (PT). Trong thí nghiệm ngoài đồng, các nghiệm thức sử dụng xạ khuẩn 4RM hoặc 21RM đơn lẻ, xử lý hỗn hợp hai chủng xạ khuẩn (4RM+21RM) hay nghiệm thức phối hợp xạ khuẩn và thuốc hóa học thay phiên giữa hai loại thuốc Talent 50WP (hoạt chất prochloraz) và Carban 50SC (hoạt chất carbendazim) đều cho hiệu quả giảm bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp. gây ra khi so với đối chứng. Bên cạnh đó, biện pháp áp dụng thuốc trừ nấm và xạ khuẩn giúp cho năng suất của ớt cao hơn đối chứng

    Phân lập và bước đầu đánh giá hiệu quả của thực khuẩn thể trong phòng trừ bệnh thối gốc lúa do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi

    Get PDF
    Có 35 dòng thực khuẩn thể (TKT) và 14 chủng vi khuẩn Erwinia chrysanthemi  được phân lập trên 59 mẫu bệnh thối gốc lúa, phân bố ở 4 tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang và Sóc Trăng. Việc đánh giá khả năng ký sinh của các dòng TKT cho thấy 8 dòng thực khuẩn thể ΦEchST19a, ΦEchCT12, ΦEchKG3b, ΦEchKG5a, ΦEchKG8b, ΦEchKG11b, ΦEchST19b và ΦEchST22 có khả năng ký sinh nhiều chủng vi khuẩn, và 7 chủng vi khuẩn E. chrysanthemi EchCT5, EchCT12, EchST20, EchKG4,  EchKG5, EchKG7, EchKG8 mẫn cảm với tất cả các dòng TKT được phân lập, trong đó chủng EchCT12 là chủng có khả năng gây hại cao hơn các chủng còn lại khi thực hiện lây bệnh nhân tạo trong điều kiện nhà lưới. Khảo sát khả năng thực khuẩn của 8 dòng TKT trên chủng vi khuẩn EchCT12 cho thấy, dòng TKT ΦEchKG8b cho đường kính phân giải vi khuẩn cao nhất. Trong thí nghiệm đánh giá 4 nồng độ thực khuẩn thể áp dụng (105; 106; 107 và 108 pfu/ml) trong phòng trị bệnh thối gốc lúa ở điều kiện nhà lưới thì các nồng độ 106; 107 và 108 pfu/ml thể hiện hiệu quả giảm bệnh, trong đó nồng độ 108 pfu/ml cho hiệu quả cao nhất
    corecore