20 research outputs found

    QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY KEO LÁ TRÀM (ACACIA AURICULIFORMIS A. CUNN. EX BENTH) DÒNG CLT43

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này xác định các môi trường thích hợp trong quá trình nuôi cấy, góp phần hoàn thiện qui trình nhân giống in vitro cây keo lá tràm dòng Ctl43. Các thí nghiệm sử dụng môi trường cơ bản MS (Murashige and Skoog) cải tiến có bổ sung các chất kích thích sinh trưởng. Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại cho mỗi công thức. Kết quả cho thấy thời gian khử trùng đoạn thân thích hợp bằng HgCl2 0,1% là 7 phút. Môi trường phát sinh chồi tốt nhất là MS cải tiến có bổ sung 0,07 mg/L thidiazuron, số chồi đạt 3,5 chồi/mẫu. Môi trường có bổ sung 1,5 mg/L benzyl aminopurin và 0,4 mg/L a-naphthlene acetic acid cho hệ số nhân chồi cao nhất (2,25 lần), số chồi đạt 15,77 chồi/cụm, chồi phân lóng rõ ràng và sinh trưởng nhanh. Môi trường tạo rễ thích hợp là 1/2 MS cải tiến bổ sung thêm 20 g/L sucrose, 6 g/L agar, 0,1 g/L casein, 1 mg/L riboflavin, 2,0 mg/L indolbutylic acid và 1 g/L than hoạt tính, tỷ lệ ra rễ đạt 97,78%.Từ khóa: in vitro, keo lá tràm, môi trường, nhân giốn

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA HỆ VẬT LIỆU NANO TỔ HỢP MANG KHÁNG SINH ĐỐI VỚI VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS – GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TUY TỤY CẤP (AHPNS) TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG Litopenaeus vannamei (Boone 1931)

    Get PDF
    TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá khả năng kháng khuẩn của hệ vật liệu nano tổ hợp mang kháng sinh Ag-TiO2-Doxycycline-Alginate (TiO2 - Ag/ DO /Alg) đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus - tác nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm Chân trắng. Trong nghiên cứu này, hệ vật liệu nano TiO2- Ag/ DO /Alg được tổng hợp tại Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được phân lập từ 60 mẫu tôm bệnh trên cơ sở triệu chứng bệnh, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh thái. Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ nano TiO2-Ag /DO/Alg có hiệu lực diệt khuẩn V. parahaemolyticus tốt và vượt trội hơn kháng sinh DO thông thường (p<0.05). Hệ nano với nồng độ 50ppm cho đường kính vòng kháng khuẩn lớn hơn so với kháng sinh DO ở nồng độ 1000ppm (p<0.05).Từ khóa:  TiO2-Ag /DO/Alg, Vibrio parahaemolyticus, bệnh AHPN

    ỨNG DỤNG CHỈ SỐ CHUẨN HÓA GIÁNG THỦY ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN SẢN XUẤT LÚA VỤ HÈ THU TẠI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Chỉ số khô hạn SPI, phần mềm ArcGIS được sử dụng để đánh giá mức độ hạn hán và hệ số tương quan Pearson (r) sử dụng để xem xét mối tương quan giữa hạn hán với năng suất lúa vụ Hè Thu tại thị xã Hương Trà. Diện tích đất trồng lúa của thị xã tập trung chủ yếu ở các xã vùng đồng bằng và ven biển. Diễn biến năng suất lúa vụ Hè Thu của các xã, phường, thị trấn ở vùng nghiên cứu được chia thành 4 nhóm để phân tích mối tương quan với chỉ số khô hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy khô hạn thường xảy ra ở vùng đồng bằng và ven biển nhiều hơn và mức độ nghiêm trọng hơn so với vùng đồi núi. Hạn hán nghiêm trọng trong vụ Hè Thu ở vùng nghiên cứu xảy ra vào các năm 1988, 1993, 1994, 2006 và 2014. Năng suất lúa vụ Hè Thu của nhóm I và nhóm II có mức độ tương quan chặt, chỉ số hạn hán SPI với r = 0,56 và trị số p-value = 0,00046. Năng suất lúa Hè Thu của các xã thuộc nhóm IV cũng có mối tương quan chặt, chỉ số hạn hán SPI với r = 0,5 và p-value = 0,02. Năng suất lúa Hè Thu của các xã thuộc nhóm III không có mối tương quan đáng kể với chỉ số hạn. Năng suất lúa Hè Thu ở thị xã Hương Trà vẫn còn nhạy cảm với sự thiếu hụt về lượng mưa

    NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA MỚI CÓ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN VỤ ĐÔNG XUÂN 2012 – 2013 TẠI QUẢNG ĐIỀN, THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Đề tài được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2012-2013 tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 20 giống siêu lúa xanh (GSR): GSR7, GSR10, GSR12, GSR26, GSR31, GSR33, GSR36, GSR38,GSR39, GSR47, GSR50, GSR58, GSR63, GSR66, GSR81, GSR84, GSR88, GSR89, GSR90, GSR91, và giống Khang Dân 18 (KD18) làm giống đối chứng. Mục đích của đề tài là đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa mới trong điều kiện sản xuất tại địa phương (độ mặn 5-6‰), từ đó xác định được những giống có khả năng chịu mặn, cho năng suất cao và chất lượng tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 giống lúa có khả năng chịu mặn, thích ứng tốt và cho năng suất cao gồm: là GSR50 (75,36 tạ/ha), GSR84 (73,08 tạ/ha), GSR66 (72,24 tạ/ha), GSR31 (70,80 tạ/ha), GSR38 và GSR39 (70,32 tạ/ha). Giống đối chứng KD18 có năng suất 59,00 tạ/ha.  Từ khóa: Giống lúa chịu mặn, Khảo nghiệm, Siêu lúa xanh, Thừa Thiên Huế,  Vụ Đông Xuâ

    NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA MỚI CÓ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN VỤ ĐÔNG XUÂN 2012 – 2013 TẠI QUẢNG ĐIỀN, THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Đề tài được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2012-2013 tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 20 giống siêu lúa xanh (GSR): GSR7, GSR10, GSR12, GSR26, GSR31, GSR33, GSR36, GSR38,GSR39, GSR47, GSR50, GSR58, GSR63, GSR66, GSR81, GSR84, GSR88, GSR89, GSR90, GSR91, và giống Khang Dân 18 (KD18) làm giống đối chứng. Mục đích của đề tài là đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa mới trong điều kiện sản xuất tại địa phương (độ mặn 5-6‰), từ đó xác định được những giống có khả năng chịu mặn, cho năng suất cao và chất lượng tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 giống lúa có khả năng chịu mặn, thích ứng tốt và cho năng suất cao gồm: là GSR50 (75,36 tạ/ha), GSR84 (73,08 tạ/ha), GSR66 (72,24 tạ/ha), GSR31 (70,80 tạ/ha), GSR38 và GSR39 (70,32 tạ/ha). Giống đối chứng KD18 có năng suất 59,00 tạ/ha.  Từ khóa: Giống lúa chịu mặn, Khảo nghiệm, Siêu lúa xanh, Thừa Thiên Huế,  Vụ Đông Xuâ
    corecore