7 research outputs found

    PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN VI KHUẨN HÒA TAN LÂN VÀ KALI TỪ MẪU VẬT LIỆU PHONG HÓA ĐÁ HOA CƯƠNG NÚI SẬP, TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Lân và kali là hai nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của cây trồng nhưng phần lớn lượng P và K trong đất ở dạng khó tan, tinh khoáng và cặn khoáng. Tuy nhiên nhiều dòng vi khuẩn trong tự nhiên có khả năng chuyển P và K khó tan thành dạng dễ tan, đặc biệt những dòng vi khuẩn này có khả năng hòa tan cả lân và kali. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân lập được những dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan lân và kali khó tan trong mẫu vật liệu phong hóa đá hoa cương ở Núi Sập, An Giang và nhận diện những dòng vi khuẩn này bằng kỹ thuật PCR. Từ 9 mẫu vật liệu phong hóa của núi đá hoa cương (Núi Sập, An Giang) đã phân lập được 26 dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan lân và kali. Phần lớn khuẩn lạc của chúng có dạng tròn hay không đều, màu trắng hoặc vàng nhạt, những dòng vi khuẩn này có dạng que hoặc kết chuỗi ngắn, không chuyển động đến chuyển động. Tất cả các dòng vi khuẩn phân lập cho băng DNA ở vị trí khoảng 1500 bp khi nhận diện bằng kỹ thuật PCR với cặp mồi đặc hiệu fD1 và rP. Sau 10 ngày nuôi trong môi trường Aleksandrov lỏng, có 18/26 dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan trên 10mg/l P2O5, 12/16 dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan trên 25mg/lK2O. Giải trình tự 4 dòng vi khuẩn, sử dụng phần mềm BLAST N để so sánh chúng với trình tự các dòng vi khuẩn có trong ngân hàng gen của NCBI. Kết quả cho thấy dòng NS3 có tỉ lệ đồng hình 99% với JQ428828 Bacillus pumilus strain R71 và JQ320096 Bacillus altitudinis strain XjGEB-7, dòng NS6 có tỉ lệ đồng hình là 97% với JQ419715 Bacillus sp. strain L2276 và JN644556 Bacillus nealsoni strain BP11-4A; dòng NS7 có tỉ lệ đồng hình là 97% với EF690427 Brevibacillus formosus isolate M13-7 và HM590701 Brevibacillus choshinensis strain MHN5D; dòng NS12 có tỉ lệ đồng hình là 99% với HQ670584 Acinetobacter soli strain AIMST-PV1.0 và có tỉ lệ đồng hình là 99% với GQ258635 Acinetobacter soli strain SR2

    Hiệu quả của vi khuẩn hòa tan lân - kali trên đậu phộng, củ cải trắng và lúa cao sản trồng trên đất cát huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả ba dòng vi khuẩn hòa tan lân - kali tốt (Agrobacterium tumefaciens CA09, Rhizobium tropici CA29, Azotobacter tropicalis K16B) lên sự tăng trưởng và phát triển của củ cải trắng, đậu phộng và lúa cao sản trên đất cát huyện Tri Tôn, An Giang. Thí nghiệm được thực hiện với bốn mức độ phân lân – kali hóa học (0% PK, 25% PK, 50% PK and 75% PK) kết hợp với chủng vi khuẩn. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa của các thành phần năng suất của cây trồng giữa nghiệm thức chủng vi khuẩn và bón 75% PK và đối chứng dương (100% PK). Như vậy, có thể kết luận cả ba dòng vi khuẩn này có khả năng hòa tan lân – kali và cung cấp khoảng 25% lượng lân – kali hóa học cho sự sinh trưởng của củ cải trắng, đậu phộng và lúa cao sản trong thí nghiệm ngoài đồng tại Tỉnh An Giang. Ngoài ra, ba dòng vi khuẩn này làm tăng hàm lượng lân dễ tiêu, đạm tổng số, chất hữu cơ trong đất. Chúng có thể sử dụng để sản xuất phân sinh học và cần tiếp tục nghiên cứu trên các loại cây trồng khác để đánh giá hiệu quả của chúng

    TUYỂN CHỌN VÀ NHẬN DIỆN VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM (CÓ KHẢ NĂNG HÒA TAN LÂN VÀ KALI) PHÂN LẬP TỪ VẬT LIỆU PHONG HÓA CỦA VÙNG NÚI ĐÁ HOA CƯƠNG TẠI NÚI CẤM, TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Hai mươi tám dòng vi khuẩn được phân lập trên môi trường Aleksandrov từ hai mươi mẫu vật liệu phong hóa của đá hoa cương đều có khả năng tổng hợp ammonium trong môi trường Burk ?s. Trong đó, có 5/28 dòng tổng hợp NH4+ cao. Giải trình tự 3/5 dòng vi khuẩn đã tuyển chọn và sử dụng phần mềm BLAST N để so sánh với trình tự các dòng vi khuẩn có trong GenBank của NCBI. Kết quả cho thấy, dòng vi khuẩn CA10 có tỉ lệ đồng hình cao với dòng AY117623.1 Rhizobium tropici PRF34 tỉ lệ 99%, dòng CA18 có tỉ lệ đồng hình cao với dòng JF496331.1 Bacillus subtilis A2-9 với tỉ lệ 99%, dòng CA29 có tỉ lệ đồng hình cao với dòng JN896359.1 Rhizobium multihospitium CC-13H với tỉ lệ 99%. Đánh giá khả năng cố định đạm của hỗn hợp ba dòng vi khuẩn này trên Hành lá (Allium fistulosum sp.) và Mồng tơi (Basella alba L.) cho thấy các dòng vi khuẩn này giúp cây phát triển chiều cao, trọng lượng và năng suất

    NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG HÒN CHÔNG - HÀ TIÊN

    No full text
    Vùng Hòn Chông - Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang có các môi trường đồng bằng, đồi núi, bờ biển và hải đảo. Sự đa dạng về môi trường và địa hình tạo điều kiện cho đa dạng sinh học. Nghiên cứu này điều tra, phân loại và mô tả các loài thực vật và động vật thường gặp trong vùng. Đã thu mẫu và định danh được 84 giống tảo thuộc 6 ngành tảo, 619 loài thực vật Hột kín và 143 loài động vật thuộc ngành Ruột khoang, Thân mềm và Chân khớp. Các kết quả này có giá trị cho giảng dạy và nghiên cứu về đa dạng sinh học
    corecore