36 research outputs found

    Ứng dụng mạng nơron hồi quy tổng quát và thuật toán nội suy đánh giá chất lượng nước mặt sông và các chi lưu sông Đồng Nai, tỉnh Bình Dương năm 2012 - 2018

    Get PDF
    Sông Đồng Nai là một trong những nguồn nước cấp chính cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, hiện nay sông Đồng Nai đang chịu nhiều áp lực bởi nguồn phát thải từ các khu công nghiệp, đô thị, nông nghiệp và dịch vụ. Trong bài báo này, mô hình mạng nơron hồi quy tổng quát (GRNN) và thuật toán nội suy được sử dụng đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai và các chi lưu. Dữ liệu quan trắc được sử dụng trong 7 năm từ năm 2012-2018 tại 12 điểm quan trắc tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu chỉ ra GRNN có thể giúp đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai và các chi lưu với RMSE = 0,052 trong huấn luyện và RMSE = 0,061 trong kiểm tra mô hình. So sánh kết quả tính chất lượng nước từ mô hình GRNN và chỉ số WQI của Tổng cục Môi trường cho thấy GRNN cho kết quả đánh giá đáng tin cậy và gần với kết quả thực tế với R2= 0,938, RMSE= 0,055, E = 0,935. Bên cạnh đó, mô hình GRNN có chi phí đánh giá thấp và thời gian tính toán nhanh hơn so với phương pháp đánh giá WQI của Tổng cục Môi trường

    Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010-2020 từ góc nhìn cán bộ quản lý

    Get PDF
    Nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh hiện trạng sử dụng đất và chỉ tiêu trong hai kỳ kế hoạch sử dụng đất (2010-2015 và 2015-2020) nhằm đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010-2020. Mô hình phân tích EFA và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất thông qua thực hiện phỏng vấn điều tra với 100 cán bộ quản lý có chuyên môn trong lĩnh vực đất đai. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng đất thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010-2020 chưa đạt theo kế hoạch đề ra. Có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quy hoạch sử dụng đất thành phố Cần Thơ theo góc nhìn cán bộ quản lý gồm: nhóm yếu tố thể chế, pháp lý, nhóm yếu tố xã hội, nhóm yếu tố kinh tế, nhóm yếu tố môi trường và nhóm các yếu tố khác. Trong thời gian tới, để quy hoạch sử dụng đất thành phố Cần Thơ hiệu quả, các nhà quản lý cần quan tâm: (i) hoàn thiện các quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, (ii) tốc độ đô thị hóa để dự báo nhu cầu sử dụng đất, (iii) đào tạo cán bộ làm công tác quy hoạch

    VI KHUẨN KHỬ SUNPHAT ƯA ẤM SỬ DỤNG DẦU THÔ DESULFOVIBRIO DESULFURICANS ĐH3P PHÂN LẬP TỪ GIẾNG KHOAN DẦU KHÍ MỎ ĐẠI HÙNG, VŨNG TÀU

    Get PDF
    Vi khuẩn khử sunphat ưa ấm được biết đến từ lâu với khả năng tạo H2S gây ăn mòn kim loại. Gần đây các nhà khoa học trên Thế giới đã công bố là các vi khuẩn này còn có khả năng phân hủy dầu thô ở điều kiện kỵ khí. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên, chúng tôi công bố khả năng sử dụng dầu thô ở điều kiện kỵ khí của vi khuẩn khử sunphat ưa ấm ở Việt Nam. Chủng vi khuẩn khử sunphat ưa ấm ĐH3P được phân lập từ giếng khoan dầu khí mỏ Đại Hùng, Vũng Tàu có khả năng sử dụng dầu thô. Chủng ĐH3P là vi khuẩn Gram âm, hình que cong, có tiên mao. Kết quả phân tích trình tự gen 16S rRNA cho thấy chủng này là loài Desulfovibrio desulfuricans (99.8% độ tương đồng). Điều kiện tối ưu cho sinh trưởng của chủng ĐH3P trong môi trường Postgate B cải tiến là 1% (v/v) dầu thô, 2 - 3% NaCl (g/l), pH 8 và nuôi cấy ở 30oC. Trong điều kiện môi trường tối ưu cho sinh trưởng, chủng này đã sử dụng được 6.5% hàm lượng dầu tổng số và thành phần dầu bị chủng này phân huỷ là các n-parafin có mạch C ≥ 45 sau 1 tháng thử nghiệm ở điều kiện kỵ khí. Đây là những dữ liệu rất quan trọng để cảnh báo thêm về mối nguy hại của vi khuẩn khử sunphat ưa ấm đến quá trình khai thác, sử dụng và bảo quản dầu mỏ ở nước ta. Từ khoá: Desulfovibrio, ĐH3P, Đại Hùng, sử dụng dầu thô, vi khuẩn khử sunphat ưa ấm

    NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA BĂNG NANO BẠC LÊN QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG BỎNG

    Get PDF
    Silver was known as a strongest antimicrobial element in the nature, moreover in the nano-sized form it can modulate the wound healing process by developing pro-healing or inhibiting pro-inflammatory cytokines, resulting in accelerated wound recovery and improved cosmetic appearence. This report represents some results of using nanosilver-coated wound dressings for therapeutic treatment of burns. The dressings were manufactured by immersing non-woven fabric material into a nanosilver solution of concentration of 500 mg/l with an average size of 20 – 25 nm, which was produced by aqueous molecular solution method. The healing effect of the tested dressing was studied through the comparison with silver sulfadiazine-coated one. The experimental data obtained showed that nanosilver-coated dressing heals burns with accelerated healing and without scars, much better than silver sulfadiazine-coated dressing

    Các hợp chất đitecpenoit phân lập từ quả loài na biển (Annona glabra) (Phần 2)

    Get PDF
    Four ent-kaurane diterpenoids, annoglabasin E (1), annonaglabasin B (2), 19-nor-ent-kauran-4α-ol-17-oic acid (3), and paniculoside IV (4) were isolated from the methanol extract of the Annona glabra fruits by various chromatographic experiments. Their structures were characterized by 1D- and 2D-NMR spectra and ESI-MS, as well as in comparison with those reported in the literature. Among these compounds, 4 has been isolated from the genus Annona for the first time
    corecore