5 research outputs found

    Đặc tính ra hoa và phát triển trái sầu riêng Bí Rợ (Durio zibethinus Murr.) hạt lép tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm xác định đặc tính sinh học sự ra hoa và phát triển trái của giống sầu riêng Bí Rợ hạt lép trồng tại xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang từ tháng 8/2018 đến tháng 7/2019. Thí nghiệm được thực hiện trên 7 cây sầu riêng Bí Rợ hạt lép, 8 năm tuổi, ghép trên gốc sầu riêng Khổ qua xanh. Kết quả cho thấy thời gian hoa nở kéo dài trong 12 ngày sau khi hoa đầu tiên nở (SKHĐTN), nở tập trung từ ngày thứ 5-8, hoa nở vào thời điểm 4:00-5:00 giờ chiều (PM). Tỷ lệ đậu trái đạt 87%. Quá trình phát triển trái diễn ra trong 96 ngày sau khi đậu trái (NSKĐT), hiện tượng rụng trái non xảy ra tập trung nhiều nhất ở giai đoạn 0-14 NSKĐT (42,2%). Trái sầu riêng phát triển qua ba giai đoạn, giai đoạn phát triển chậm (0-28 NSKĐT), giai đoạn phát triển nhanh (28-70 NSKĐT) và giai đoạn trưởng thành và chín (70-96 NSKĐT). Cơm trái bắt đầu phát triển ở giai đoạn 42 NSKĐT, trái tăng trưởng nhanh và đạt tốc độ tăng trưởng tối đa ở giai đoạn 56 NSKĐT. Ở thời điểm thu hoạch, trái có khối lượng trung bình 2.298,0±503,1 g, tỷ lệ ăn được của trái chiếm 27% khối lượng. Trái có tỷ lệ hạt lép chiếm 63%. Hiện tượng nhũn lõi (wet core) xuất hiện ở giai đoạn thu hoạch với tỷ lệ 14,8% số hộc/trái và 13,1% số múi

    ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PACLOBUTRAZOL VÀ THỜI ĐIỂM PHUN THIOURÊ LÊN SỰ RA HOA MÙA NGHỊCH MẬN AN PHƯỚC (SYZYGIUM SAMARANGENSE (BLUME) MERR. AND PERRY) TẠI HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

    No full text
    Đê? ta?i đươ?c thư?c hiê?n nhă?m mu?c tiêu xác định liều lượng paclobutrazol (PBZ) và thời điểm phun thiourê thích hợp nhất để kích thích trổ hoa cho cây mận An Phước (Syzygium samarangense (Blume) Merr. and Perry) vào mùa nghịch. Thí nghiệm được tiến hành ta?i vườn mận An Phước bốn năm tuổi của hộ nông dân ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long từ tháng 7/2010 đến 2/2011. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố được bố trí theo thể thức khối ngẫu nhiên hoàn toàn với bốn lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Nhân tố thứ nhất là liều lượng PBZ (0, 0,75, 1,00 và 1,25 g a.i./m đường kính tán) và nhân tố thứ hai là thời điểm phun thiourê 0,5% (20, 30 và 40 ngày sau khi xử lý PBZ) kích thích cho mận trổ hoa. Kết quả cho thấy xử lý PBZ với liều lượng  0,75 g a.i./m đường kính tán sau đó kích thích trổ hoa bằng cách phun thiourê 0,5% ở giai đoạn 40 ngày sau khi xử lý PBZ có tác dụng làm cho cây trổ hoa sớm, có tỷ lệ cành ra hoa/cây cao nhất (79,17%), làm tăng số chùm hoa trên cành (19 chùm/cành), dẫn đến tăng năng suất (127 kg/cây) nhưng không ảnh hưởng đến phẩm chất trái
    corecore