18 research outputs found

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA HỆ VẬT LIỆU NANO TỔ HỢP MANG KHÁNG SINH ĐỐI VỚI VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS – GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TUY TỤY CẤP (AHPNS) TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG Litopenaeus vannamei (Boone 1931)

    Get PDF
    TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá khả năng kháng khuẩn của hệ vật liệu nano tổ hợp mang kháng sinh Ag-TiO2-Doxycycline-Alginate (TiO2 - Ag/ DO /Alg) đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus - tác nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm Chân trắng. Trong nghiên cứu này, hệ vật liệu nano TiO2- Ag/ DO /Alg được tổng hợp tại Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được phân lập từ 60 mẫu tôm bệnh trên cơ sở triệu chứng bệnh, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh thái. Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ nano TiO2-Ag /DO/Alg có hiệu lực diệt khuẩn V. parahaemolyticus tốt và vượt trội hơn kháng sinh DO thông thường (p<0.05). Hệ nano với nồng độ 50ppm cho đường kính vòng kháng khuẩn lớn hơn so với kháng sinh DO ở nồng độ 1000ppm (p<0.05).Từ khóa:  TiO2-Ag /DO/Alg, Vibrio parahaemolyticus, bệnh AHPN

    Hoá kỹ thuật đại cương

    No full text
    255 tr. ; 24 cm

    Ngộ độc và xử trí ngộ độc

    No full text
    434 tr. ; 21 c

    Ảnh hưởng của dịch chiết cây diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schum. et Phonn) đến chất lượng cá bớp phi lê (Rachycentron canadum) trong điều kiện bảo quản lạnh

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng dịch chiết diệp hạ châu (Phyllanthus amarus) trong bảo quản lạnh cá bớp. Cá bớp phi lê (16 miếng; 800-1200 g) được ngâm trong nước đá lạnh 30 phút ở nhiệt độ ≤ 4oC, sau đó vớt ra để ráo và cho vào túi PE và được bảo quản bằng nước đá trong thùng xốp được sử dụng làm nghiệm thức đối chứng. Đối với nghiệm thức xử lý diệp hạ châu, 16 miếng cá bớp phi lê được nhúng trong dịch chiết diệp hạ châu nồng độ 0,02% trong 30 phút và bảo quản lạnh tương tự như nghiệm thức đối chứng. Thu mẫu được thực hiện vào các ngày 1, 5, 10 và 15. Các thông số được đánh giá bao gồm pH, nhiệt độ, cấu trúc, cảm quan, đạm bay hơi, tổng số vi khuẩn hiếu khí, chỉ số peroxyde, chỉ số TBARs, khả năng giữ nước, sự thay đổi màu sắc và độ ẩm của cơ thịt cá. Kết quả cho thấy cá bớp phi lê giữ được chất lượng và độ an toàn tốt trong 10 ngày bảo quản ở điều kiện lạnh, có và không có bổ sung dịch chiết diệp hạ châu. Tuy nhiên, cá bớp phi lê có sử dụng dịch chiết diệp hạ châu có chất lượng cảm quan (7,96) tốt hơn và tổng vi sinh vật hiếu khí (4,24 log10 CFU/g) thấp hơn so với mẫu đối chứng (7,00; 4,89 log10 CFU/g) sau 10 ngày bảo quản. Sau 15 ngày bảo quản số lượng vi khuẩn hiếu khí vượt quá mức cho phép, 106CFU/g

    Ảnh hưởng của dịch chiết cây cỏ sữa (Euphorbia hirta L.) đến chất lượng phi lê cá lóc (Channa striata) trong điều kiện bảo quản lạnh bằng nước đá

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết cây cỏ sữa (Euphorbia hirta L.) đến chất lượng của phi lê cá lóc trong quá trình bảo quản lạnh bằng nước đá. Phi lê cá lóc được ngâm trong dịch chiết cỏ sữa ở nồng độ 14,08 µg/mL (nồng độ ức chế 50% gốc tự do DPPH, IC50) và 625 µg/mL (nồng độ ức chế tối thiểu sự phát triển của vi sinh vật, MIC) và mẫu đối chứng ngâm trong nước lạnh trong 30 phút. Sau đó, phi lê cá được đóng gói và bảo quản lạnh trong nước đá với tỉ lệ cá: đá là 1:1 (w/w). Tiến hành đánh giá chất lượng phi lê cá lóc sau 1, 4, 8 và 12 ngày bảo quản thông qua chỉ tiêu vi sinh (tổng số vi khuẩn hiếu khí), hóa lý (đặc tính cấu trúc, khả năng giữ nước, tổng lượng nitơ bazơ bay hơi, chỉ số peroxide, chỉ số TBARs, sự thay đổi nhiệt độ, pH) và giá trị cảm quan. Kết quả cho thấy phi lê cá lóc được xử lý với dịch chiết cỏ sữa 14,08 µg/mL và 625 µg/mL có giá trị cảm quan cao hơn mẫu đối chứng trong suốt quá trình bảo quản lạnh. Sau 8 ngày bảo quản lạnh bằng nước đá, phi lê cá lóc được xử lý bằng dịch chiết có sữa đảm bảo an toàn về chỉ tiêu vi sinh và cảm quan

    Ảnh hưởng của cao chiết trà xanh (Camellia sinensis) đến chất lượng chả cá điêu hồng (Oreochromis sp.) bảo quản lạnh

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng chống oxi hóa và kháng khuẩn của cao chiết trà xanh đến chất lượng chả cá điêu hồng trong điều kiện bảo quản lạnh. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức. cao chiết trà xanh với các nồng độ khác nhau: 0% (nghiệm thức đối chứng), 7,63 mg/kg, 625 mg/kg phối trộn với thịt cá xay nhuyễn. Mẫu sau đó được quết, định hình chả cá và hấp trong 10 phút, để nguội. Mỗi nghiệm thức gồm 80 mẫu (20 g/mẫu) chia đều cho 4 túi PE và bảo quản lạnh trong tủ mát

    Ảnh hưởng của cao chiết từ ba loài nấm ăn đến khả năng chống oxy hoá dầu cá

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích khảo sát khả năng chống oxy hóa của cao chiết từ ba loài nấm ăn, nấm rơm (Volvariella volvacea), bào ngư (Pleruotus sajor-caju) và kim châm (Flammulina velutipes), từ đó ứng dụng cao chiết trong bảo quản các sản phẩm thủy sản. Cao chiết từ ba loài nấm được chiết trong nước ở 95 ± 2oC trong 1 giờ. Hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết từ các loài nấm ăn được đánh giá thông qua khả năng khử gốc tự do 2,2-diphenylpicrylhydrazyl (DPPH) và tổng hàm lượng phenolic. Cao chiết từ các loài nấm ăn được bổ sung vào dầu cá hồi nhằm đánh giá khả năng chống oxy hóa ở nhiệt độ 60oC thông qua việc xác định chỉ số peroxide (PV) và thiobarbituric acid reactive substance (TBARS). Kết quả cho thấy khả năng khử gốc tự do DPPH (IC50) tăng dần từ nấm rơm, nấm bào ngư xám, gốc nấm và thân nấm kim châm lần lượt là 618 µg/mL, 919 µg/mL, 1114 µg/mL và 1354 µg/mL. Tổng hàm lượng phenolic của cao chiết giảm dần từ nấm rơm, gốc nấm kim châm, nấm bào ngư xám và thân nấm kim châm lần lượt là 0,60 mgGAE/100mg; 0,51 mgGAE/100mg; 0,43 mgGAE/100mg và 0,23 mgGAE/100mg cao chiết. Cao chiết từ ba loài nấm ăn có thể được sử dụng để bảo quản dầu cá hồi, thể hiện thông qua khả năng chống oxy hóa của chúng trong..
    corecore