180 research outputs found

    Nghiên cứu thủy phân protein cám gạo bằng enzyme sử dụng trong nuôi cấy Bacillus subtilis

    Get PDF
    Cám gạo là một trong những nguồn phụ phẩm từ công nghiệp chế biến gạo với hàm lượng protein cao. Để nâng cao giá trị của nguồn phụ phẩm này, nghiên cứu thủy phân protein từ cám gạo của giống lúa IR 50404 và thử nghiệm trên nuôi cấy vi sinh vật đã được thực hiện. Trước tiên, tiến hành nghiên cứu xác định các điều kiện tối ưu về nồng độ cơ chất (1,75-2,5%), nồng độ enzyme sử dụng (50-150 U) và thời gian thủy phân (60-240 phút) khi sử dụng papain và neutrase trên cơ chất protein được chiết tách từ cám gạo. Sau đó, dịch thủy phân được sấy phun ở 170oC làm môi trường nuôi cấy Bacillus subtilis (thời gian ủ 72 giờ, 4 giờ thu mẫu một lần). Kết quả nghiên cứu cho thấy enzyme papain và neutrase lần lượt có hoạt động thủy phân hiệu quả nhất ở nồng độ cơ chất 2,5% và 2%, nồng độ enzyme sử dụng 100 U và 125 U trong cùng thời gian 180 phút cho hiệu suất thủy phân đạt 20,97% và 14,66%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dịch thủy phân protein cám gạo bằng enzyme papain và neutrase đều có đặc tính dinh dưỡng tương đương pepton thương mại khi được sử dụng là môi trường nuôi cấy vi khuẩn Bacillus subtilis (mật số 1x108 (cfu/mL) và 8,6x107 (cfu/mL), cùng đạt cực đại sau 24 giờ nuôi ủ). Protein từ cám gạo có thể sử dụng như thành phần dinh dưỡng có giá trị cho vi khuẩn

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN THÀNH PHẦN VÀ SỐ LƯỢNG VI KHUẨN Vibrio spp. TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TRÊN CƠ THỂ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG NUÔI THƯƠNG PHẨM Ở QUẢNG TRỊ

    Get PDF
    Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của độ mặn đến thành phần loài và số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trong nước và cơ thể tôm thẻ chân trắng đã được tiến hành tại Quảng Trị trên 06 ao nuôi với diện tích 2.500 m2 mỗi ao, thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức tương ứng 2 độ mặn 13±2‰ và 27±2‰ với 3 lần lặp lại. Mẫu nước và tôm được thu 10 ngày một lần cho đến 120 ngày nuôi để xác định thành phần và số lượng vi khuẩn Vibrio spp. Kết quả cho thấy, ở hai nghiệm thức đều có sự xuất hiện của các loài vi khuẩn như nhau nhưng  khác nhau về số lượng. Vào tháng thứ nhất chỉ có 1 loài (V. Alginolyticus), tháng thứ 2 có 2 loài (V. alginolyticus và V. parahaemolyticus) đến tháng thứ 3 và 4 có 3 loài (V. alginolyticus, V. parahaemolyticus và V. harveyi). Số lượng vi khuẩn Vibrio spp. tăng dần theo thời gian nuôi và ở môi trường có độ mặn cao số lượng vi khuẩn trong môi trường nước và trên cơ thể tôm cao hơn môi trường có độ mặn thấp (p<0,05). Vì vậy, nuôi tôm thẻ chân trắng ở độ mặn thấp có thể hạn chế sự gây bệnh của vi khuẩn Vibrio spp.

    Thuật toán quy hoạch động cho bài toán xếp ba lô cân bằng {0,1}

    Get PDF
    Trong bài báo này, một biến thể của bài toán tối ưu cân bằng với ràng buộc có dạng xếp ba lô được nghiên cứu. Để giải quyết bài toán, một cấu trúc đặc biệt của tập các phương án chấp nhận được chỉ ra. Dựa vào đó, một thuật toán quy hoạch động được đề xuất để giải bài toán đã nêu trong thời gian đa thức

    Nghiên cứu so sánh cấu trúc, độ bền của cluster silic pha tạp sắt dạng trung hòa và cation, SinFe0/+ (n = 8-12), bằng phương pháp phiếm hàm mật độ

    Get PDF
    The geometries and stabilities of neutral and cationic Fe-doped silicon clusters SinFe0/+ (n = 8-12) have been investigated by using density functional theory at the B3P86/6-311+G(d) level of theory. The most stable isomers of the neutral SinFe clusters adopt high-symmetrical structure where the Fe atom binds with all of the Si atoms of the cluster. The lowest-lying isomers of the cationic clusters have different structures from the neutral, and adopt lower coordination numbers. For exohedral structures, the neutrals favor low spin states, while the cation clusters favor higher spin states. However, the endohedral structures of both neutral and cation become more stable in the lowest spin state. The endohedral cage structure appeared at n = 10 for neutral and at n = 11 for cationic clusters. The analysis of average binding energy, second order difference of energy and HOMO-LUMO gap for both series of clusters found that the cationic clusters are more stable than the corresponding neutral. The Si12Fe0/+ cluster is found to be the most stable cluster in both series. Keywords. Density functional theory, B3P86, Fe-doped silicon cluster, structure, stability

    Sự biến đổi của acid glutamic và hoạt tính glutamate decacboxylase trong quá trình ngâm và nảy mầm của gạo lứt nguyên phôi

    Get PDF
    Để hiểu rõ hơn về quá trình ngâm và nảy mầm của gạo lứt nguyên phôi, nghiên cứu về sự thay đổi hoạt tính enzyme GAD và hàm lượng acid glutamic của 2 giống lú a MBĐ và IR50404 ở các điều kiện dung dịch ngâm có pH 3÷ 6; pH tối thích bổ sung dịch cám 3÷7% và pH tối thích bổ sung acid glutamic 0,2÷0,6% đã được thực hiện. Gạo lứt sau khi ngâm ở pH tối ưu, pH tối ưu có bổ sung dịch cám tốt nhất và pH tối ưu có bổ sung acid glutamic thích hợp nhất được đem ủ ở 37 oC, yếm khí để quan sát sự biến đổi của GAD cũng như acid glutamic từ 20÷28 giờ. Kết quả cho thấy, sau 6 giờ ngâm, IR50404 có hoạt tính GAD cao nhất tại pH 5 đạt 15,475 UI/g, acid glutamic là 1410,150 mg%, MBĐ có hoạt tính GAD cao nhất tại pH 4 đạt 12,069 UI/g, acid glutamic là 1337,950 mg%. Khi bổ sung 0,6% acid glutamic, hoạt tính GAD tăng đáng kể ở cả hai giống lúa IR50404 là 20,148 UI/g và MBĐ là 18,811 UI/g. Trong khi đó, việc bổ sung dịch cám không có ảnh hưởng nhiều đến hoạt tính GAD cũng như acid glutamic trong gạo ở cả hai giống trong suốt quá trình ngâm. Trong giai đoạn nảy mầm, sau 28 giờ ủ, khi có bổ sung 0.6% acid glutamic thì hoạt tính GAD cao hơn nhiều so với mẫu đối chứng và mẫu có bổ sung dịch cám; đối với IR50404 là 37,108 UI/g, với MBĐ là 34,527 UI/g. Như vậy, chỉ có acid glutamic là có tác động đến việc tăng hoạt tính GAD trong quá trình ngâm và nảy mầm

    CHẾ TẠO VÀNG NANO ĐIỀU CHỈNH TĂNG KÍCH THƯỚC HẠT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU XẠ GAMMA Co-60 VÀ KHẢO SÁT HIỆU ỨNG CHỐNG OXI HÓA

    Get PDF
    Tóm tắt: Dung dịch keo Au nano kích thước hạt trong khoảng 10-53 nm được chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ γCo-60 sử dụng chitosan tan trong nước (CTTN) làm chất ổn định và sử dụng hạt mầm Au nano nồng độ 1 mM. Bước sóng hấp thụ cực đại (λmax) đo bằng phổ UV-Vis và kích thước hạt xác định từ ảnh TEM. Kết quả cho thấy λmax tăng từ 523 nm (hạt mầm) lên 525; 537 và 549 nm và kích thước hạt Au nano tăng từ 10 nm (hạt mầm) lên 20; 38 và 53 nm tương ứng đối với tỉ lệ nồng độ Au3+/Au0 (hạt mầm) từ 2,5; 5 và 10. Hiệu ứng chống oxi hóa của Au nano kích thước 10; 20; 38 và 53 nm được khảo sát sử dụng gốc tự do 2,2'-azino-bis(3-ethylbenzothiazoline-6-sulphonic acid) (ABTS•+). Kết quả cho thấy hạt Au nano ~10 nm có hiệu ứng chống oxi hóa tốt hơn đối với hạt có kích thước lớn hơn. Au nano/CTTN chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ γCo-60 rất có triển vọng ứng dụng làm chất chống oxi hóa trong mỹ phẩm và các lĩnh vực khác

    Nghiên cứu ương ấu trùng tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) theo công nghệ biofioc với các nguồn carbon bổ sung khác nhau

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm xác định nguồn carbon thích hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm chân trắng ương theo công nghệ biofloc. Nghiên cứu gồm một thí nghiệm với 5 nghiệm thức: (i) không bổ sung nguồn carbon (đối chứng), (ii) bổ sung nguồn carbon từ bột mì, (iii) bổ sung nguồn carbon từ cám lau mịn; (iv) bổ sung nguồn carbon kết hợp giữa cám lau mịn và bột mì với tỉ lệ 1:1, và (v) bổ sung nguồn carbon từ đường cát. Mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần. Bể ương có thể tích 500 Lít, độ mặn 30‰, mật độ ương 150 ấu trùng/lít. Kết quả thí nghiệm cho thấy chiều dài hậu ấu trùng 12 ngày tuổi (PL12) ở nghiệm thức bổ sung đường cát (10,18±0,15 mm) là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống (52±5,1%) và năng suất (78±8 con/lít) của PL12 ở nghiệm thức bổ sung đường cát là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (

    NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT HIỆU ỨNG KÍCH KHÁNG BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) CỦA OLIGOCHITOSAN VÀ OLIGOβ-GLUCAN

    Get PDF
    TÓM TẮT Oligoβ-glucan và oligochitosan được chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ dung dịch β-glucan và chitosan trong H2O2. Ảnh hưởng quá trình cắt mạch đến sự thay đổi khối lượng phân tử (KLPT) đã đựợc đo bằng sắc ký gel thấm qua (GPC). Kết quả thu được cho thấy KLPT của oligoβ-glucan và oligochitosan giảm khi tăng nồng độ H2O2 và liều xạ. Ðối với oligoβ-glucan, KLPT giảm từ 56.7 kDa xuống còn 7,1 kDa khi chiếu xạ dung dịch β-glucan 10%/H2O2 1% tại liều xạ 14 kGy. Đối với oligochitosan KLPT giảm từ  45,5 kDa xuống 5,0 kDa khi chiếu xạ dung dịch chitosan 4%/H2O2 0,5% tại liều xạ 21 kGy. Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được cho ăn thức ăn có bổ sung oligoβ-glucan và oligochitosan ở các nồng độ 50, 100 và 200 mg/kg trong vòng 45 ngày và sau đó được gây nhiễm bệnh với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri để khảo sát hiệu ứng kich kháng bệnh gan thận mủ. Kết quả cho thấy oligoβ-glucan và oligochitosan đều có hiệu ứng kích kháng bệnh tốt với  nồng độ thích hợp là khoảng 100 mg/kg

    Ảnh hưởng của các điều kiện ngâm và nảy mầm đến hoạt tính α-amylase của hai giống lúa IR50404 và Một Bụi Đỏ

    Get PDF
    Nghiên cứu sự thay đổi thành phần tinh bột, amylose, đường khử (RS) và hoạt tính α-amylase (AA) tại các điều kiện ngâm khác nhau như pH 3÷6; pH tối thích có dịch cám (RB) 3÷7% hay acid glutamic (GA) 0,2÷0,6% cũng như nảy mầm ở 37o­C, yếm khí trong 20÷28 giờ đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, nhiệt độ 50oC và pH=5 là điều kiện thích hợp nhất của AA từ hai giống IR50404 và MBĐ. pH thích hợp của MBĐ khi ngâm trong 6 giờ là 4, IR50404 là 3. AA ở MBĐ cao nhất là 60,42 (UI/g) và RS cao nhất là 37,31 (mg/g); AA ở IR50404 cao nhất là 58,38 (UI/g) và RS cao nhất là 37,74 (mg/g). Ở cả 2 giống MBĐ và IR50404, AA khi ngâm ở pH tối ưu có bổ sung RB có xu hướng giảm sau đó tăng dần và đạt tương đương với hoạt tính ban đầu khi không bổ sung. Ở cả 2 giống MBĐ và IR50404, AA khi ngâm ở pH tối ưu có GA có xu hướng giảm dần khi tăng GA và khác biệt so với các nồng độ còn lại ở 0,6%. Như vậy, mỗi giống lúa có pH ngâm thích hợp khác nhau, có thể bổ sung RB 7%, bổ sung GA 0,4% mà AA là không có sự khác biệt ở 2 giống

    Đánh giá sự chuyển biến về tái cơ cấu nông nghiệp ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre thông qua phân tích chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế ở cấp hộ nông dân

    Get PDF
    Tái cơ cấu nông nghiệp (TCCNN) có tác động rất lớn đến đời sống sinh kế hộ nông thôn, làm giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này nhằm xác định chỉ số tổn thương sinh kế (LVI) của hộ nông dân ở vùng ven biển huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trong quá trình TCCNN, bằng cách sử dụng 28 tiêu chí của khung sinh kế bền vững (SLF). Dựa trên số liệu điều tra nền 2015-2016, có 175 hộ nông dân đang sinh sống ở vùng này được điều tra để đánh giá các chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế. Các kết quả phân tích cho thấy rằng ngoại trừ có sự gia tăng chỉ số tổn thương về vốn tài chính. Tổng thể, chỉ số LVI năm 2015-2016 là 0,370 cao hơn LVI năm 2018-2019 là 0,355, có nghĩa là tổn thương sinh kế sau 4 năm TCCNN giảm đi so với giai đoạn đầu TCCNN. Kết quả nghiên cứu này góp phần làm hiểu sâu sắc hơn bối cảnh dễ bị tổn thương của cộng đồng, hỗ trợ đánh giá tác động của chính sách can thiệp của nhà nước, các dự án phát triển xã hội cũng như đánh giá tác động các yếu tố thay đổi của bối cảnh dễ bị tổn thương
    corecore