28 research outputs found
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ISOMALTULOSE TỪ SUCROSE SỬ DỤNG VI KHUẨN ENTEROBACTER SP. ISB-25
Với những đặc tính như chống sâu răng, phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường, trẻ nhỏ, vận động viên thể thao, đường chức năng isomaltulose được coi là có thể thay thế đường mía. Isomaltulose được sản xuất thương mại từ sucrose bằng công nghệ lên men vi sinh. Trong quá trình tìm kiếm vi sinh vật sinh isomaltulose, chủng vi khuẩn Enterobacter sp. ISB-25 được phân lập. Enterobacter sp. ISB-25 sinh tổng hợp sucrose isomerase với hoạt lực 55 IU/ml trên môi trường SPY ở điều kiện nhiệt độ 30 °C, lắc 150 vòng/phút và lượng giống tiếp 10 %. Hiệu suất chuyển hóa sucrose thành isomaltulose đạt 85 % sau 12 giờ với nồng độ sucrose ban đầu 20 % và mật độ tế bào 60 % so với mật độ trên môi trường SPY. Sản phẩm chuyển hóa sau khi cô đặc và kết tinh một bước có độ tinh khiết 97 %. Chủng Enterobacter sp. ISB-25 có năng lực chuyển hóa tương đương chủng công nghiệp hiện hành. Quy trình sản xuất isomaltulose từ sucrose sử dụng Enterobacter sp. ISB-25 được đề xuất và thử nghiệm ở quy mô 300 lít
Thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột đến giống
Đề tài được thực hiện nhằm xác định thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột đến giống. Tổng số 655 mẫu cá tra được thu tại 14 ao ương giống ở Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang và Đồng Tháp. Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm vi nấm cao nhất ở cá giống (22,8%), kế đến là cá bột (20,5%) và thấp nhất ở cá hương (16,9%) . Vi nấm nhiễm trên da ở cá bột, cá hương và cá giống với tỉ lệ lần lượt là 40,3%, 35,1% và 23,4%. Tỉ lệ nhiễm vi nấm ở da cá tra cao hơn các cơ quan khác như mang, gan, thận và bóng hơi. Bốn giống nấm đã được định danh gồm Fusarium sp. (43,9%), Aspergillus sp. (40,1%), Achlya sp. (11,5%) và Mucor sp. (4,5%). Fusarium sp., Aspergillus sp. và Achlya sp. nhiễm trên các cơ quan. Mucor sp. chỉ phân lập được ở da và mang cá bột và không phát hiện ở cá hương và giống. Fusarium sp. được tìm thấy với tỉ lệ nhiễm cao ở bóng hơi, đặc biệt vào giai đoạn cá giống nhiễm bệnh trương bóng hơi
HIỆU QUẢ PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC LÊN NĂNG SUẤT RAU MUỐNG TẠI PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
Nghiên cứu ngoài đồng được thực hiện tại xã Hòa An, Kinh Cùng và Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, 2 vụ nối tiếp để xác định hiệu quả của phân hữu cơ sinh học trên năng suất và chất lượng rau muống (Ipomoea aquatica, Forsk). Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức ở 4 mức phân là 1/ 100-80-40 (NPK), 2/ 30 tấn phân Hữu cơ vi sinh (HCVS), 3/ 30 tấn HCVS + 50-40-20, 4/ 15 tấn HCVS + 50-40-20, với 3 lặp lại. Toàn bộ phân hữu có sinh học và ẵ phân vô cơ được bón lót, phần còn lại hòa nước để tưới 5 ngày/lần, lượng hột giống rau muống sử dụng 300 kg/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở vụ 1, chiều cao cây, kích thước lá, số lá, năng suất tổng (18,89-20,68 tấn/ha) rau muống không khác biệt, riêng hàm lượng NO-3 cao nhất là 83,3 mg/kg ở thuần NPK (100-80-40) nhưng vẫn ở ngưỡng an toàn cho phép. Trong vụ 2, sự sinh trưởng và năng suất trung bình 3 điểm cao nhất ở mức phân 30 tấn HCVS + 50-40-20 là 11,63 tấn/ha, thấp nhất là 7,83 tấn/ha ở mức phân 100-80-40 (NPK) và nitrate tương tự vụ 1. ở nghiệm thức 30 tấn HCVS + 50-40-20 có tổng chi và cho hiệu quả kinh tế cao nhất, lợi nhuận trung bình thu được là 31.878.00 đồng/ha/vụ 1 và 17.645.000 đồng /ha/vụ 2
KHảO SáT TíNH CHấT MÔI TRƯờNG ĐấT, NƯớC CủA MÔ HìNH NUÔI TÔM Sú (PENAEUS MONODON) KếT HợP LúA, MàU TRÊN VùNG ĐấT PHèN NHIễM MặN Ở HậU GIANG. PHầN I: TíNH CHấT MÔI TRƯờNG NƯớC
Việc nuôi tôm sú ở những vùng đất phèn, có độ mặn thấp, không ổn định có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm sú (Penaeus monodon). Mục tiêu của đề tài là khảo sát chất lượng môi trường nước ao nuôi tôm sú trên vùng đất phèn nhiễm mặn làm cơ sở cho việc đánh giá tính phù hợp của mô hình nuôi tôm sú ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Nghiên cứu được thực hiện trên 2 hộ nuôi tôm sú điển hình từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2006. Kết quả nghiên cứu cho thấy với kỹ thuật nuôi tôm của nông dân môi trường nước ao nuôi có pH thấp (p
SỰ PHÓNG THÍCH AS, NI, CR TỪ VẬT LIỆU SINH PHÈN Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN
Sự phóng thích các kim loại độc vào nguồn nước tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự oxi hoá các vật liệu sulfide kim loại quyết định tiềm năng phóng thích các kim loại này vào nước. Do đó, đề tài được thực hiện nhằm khảo sát sự phóng thích kim loại ở 15 mẫu đất tầng C của các nhóm đất phèn hoạt động, phèn tiềm tàng và đất phù sa khi bị oxi hóa bằng cách ủ mẫu ở 60% ẩm độ bão hòa trong 3 tuần và 3 tháng so sánh với mẫu đối chứng là mẫu đất tươi. Kết quả nghiên cứu cho thấy số trung vị của hàm lượng kim loại tối đa sau khi ủ là 1,19ppm As, 15,82 ppm Ni, 4,91ppm Cr. Số trung vị của hiệu số phóng thích kim loại so với đất tươi là 0,7 ppm As, 7,61 ppm Ni, và 2,95ppm Cr. Hàm lượng As, Cr có tương quan với hàm lượng S tổng số trong vật liệu sulfidic, ngoại trừ Ni; cho thấy sự phóng thích kim loại có nguồn gốc từ các vật liệu sulfide và phụ thuộc vào hàm lượng các hợp chất sulfide ở tầng sinh phèn, không phụ thuộc vào sự xếp loại các nhóm đất phèn nông, sâu hay nhóm đất phù sa. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các hoạt động làm oxi hóa đất phèn nặng, đất phèn tiềm tàng và tầng sulphidic xuất hiện sâu trong nhóm đất phù sa sẽ làm phóng thích một lượng lớn kim loại nặng vào môi trường nên cần thận trọng, cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và tác động môi trường, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài
KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VÙNG NGOẠI BIÊN VÀ VÙNG LÕI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ - CÀ MAU
Việc cháy rừng và các biện pháp quản lý nước khác nhau nhằm hạn chế cháy rừng vào mùa khô có thể làm thay đổi tính chất nước ở khu vực vùng lõi và các khu vực lân cận ở Vườn quốc gia U Minh Hạ-Cà Mau. Do đó mục tiêu của đề tài là khảo sát ảnh hưởng của các cách quản lý nước khác nhau đến tính chất nước trong đất ở khu vực rừng bị cháy và rừng không bị cháy, ở kênh trong rừng và kênh ngoài rừng ở cả vùng ngoại biên và vùng lõi. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung việc giữ nước trong thời gian dài có lợi về một số đặc tính hóa học nước như tăng pH, giảm hàm lượng Fe2+ và Al3+ ở khu vực nghiên cứu, tuy nhiên cần nghiên cứu thêm các tác hại khác do tình trạng ngập nước kéo dài đến sự phát triển của rừng tràm để có biện pháp giữ nước hợp lý, có thể phòng chống cháy rừng trong mùa khô nhưng không gây ảnh hưởng bất lợi đến sinh trưởng của rừng tràm
KHả NăNG CUNG CấP KALI Và Sự ĐáP ỨNG CủA LúA ĐốI VớI PHÂN KALI TRÊN ĐấT THÂM CANH BA Vụ LúA Ở CAI LậY - TIềN GIANG Và CAO LãNH - ĐồNG THáP
Đề tài được thực hiện trên vùng đất có khả năng thiếu kali (K) cao nhằm xác định các thành phần K trong đất, khảo sát sự đáp ứng của lúa đối với phân K và khả năng cung cấp K từ đất. Việc xác định các thành phần K trong đất được thực hiện trên 10 điểm ở Cai Lậy - Tiền Giang và 10 điểm ở Cao Lãnh - Đồng Tháp. Sự đáp ứng của lúa đối với phân K và khả năng cung cấp K cho cây lúa được khảo sát dựa vào kỹ thuật lô khuyết với nghiệm thức không bón K nhưng bón đủ đạm (N) và lân (P). Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng K trao đổi (0,63 ? 2,71 mmol/kg) và K không trao đổi (1,60 ? 5,94 mmol/kg) được đánh giá ở mức thấp đến trung bình thấp, nhưng hàm lượng K tổng số ở mức giàu. Kết quả này cho thấy tiềm năng K trong đất cao trong đó lượng K dễ hữu dụng thấp; vì thế có thể dẫn đến nguy cơ thiếu K cho nhu cầu của cây lúa. Kết quả sự đáp ứng của cây lúa đối với phân K cho thấy có sự gia tăng năng suất rõ rệt ở nghiệm thức có bón K so với nghiệm thức không bón K. Tuy nhiên, khả năng cung cấp K từ đất ở nghiệm thức có bón và không bón K tương đương nhau. Do hàm lượng K trao đổi và không trao đổi đạt thấp nên việc bón kali trên vùng đất này cũng cần được thực hiện để duy trì ổn định năng suất trong thời gian dài và duy trì khả năng cung cấp kali trong đất
Đặc tính một số nguyên liệu sử dụng làm giá thể trồng hoa và ảnh hưởng của biện pháp xử lý mụn dừa trên sinh trưởng hoa cúc đồng tiền (Gerbera jamesonii)
Việc đa dạng hóa các loại nguyên liệu sử dụng và cách xử lý nguyên liệu phù hợp làm giá thể trồng hoa cần được nghiên cứu để giảm giá thành của giá thể. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định một số đặc tính lý hóa học, dinh dưỡng của các nguyên liệu như mụn dừa, bã đã trồng nấm bào ngư, bã đã trồng nấm rơm, bùn mía, phân bò và xác định hiệu quả của biện pháp xử lý mụn dừa trên sinh trưởng cúc Đồng tiền. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bùn mía là nguyên liệu có pH phù hợp, hàm lượng đạm, lân và Ca cao, khả năng giữ nước thấp là nguyên liệu tốt để làm giá thể trồng hoa nhưng cần ủ hoai. Các nguồn nguyên liệu khác có những ưu và nhược điểm riêng về các đặc tính lý hóa học và dinh dưỡng, do đó cần khắc phục các nhược điểm của các nguyên liệu khi sử dụng để làm giá thể trồng hoa. Việc xử lý mụn dừa trước khi trồng bằng chế phẩm Trichoderma, mụn dừa xử lý bằng thuốc gốc đồng và mụn dừa ủ hoai cho kết quả tốt nhất. Biện pháp xử lý mụn dừa bằng vôi mặc dù hạn chế mầm bệnh Fursarium, nhưng pH tăng cao có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng cúc Đồng tiền
SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG THU HÚT KIM LOẠI CỦA CỎ VETIVER (VETIVERIA ZIZANIOIDES) TRỒNG THỦY CANH TRONG NƯỚC PHÈN
Đang câ?p nhâ?
KHả NăNG ĐệM KALI TRÊN ĐấT LúA THÂM CANH 3 Vụ Ở VùNG Có NGUY CƠ THIếU KALI Ở CAI LậY, TIềN GIANG Và CAO LãNH, ĐồNG THáP
Việc thâm canh 3 vụ lúa trong năm mà không chú ý hoàn trả và bổ sung kali (K) cho đất có thể dẫn đến sự thiếu hụt kali cho cây lúa. Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát khả năng đệm kali trên những vùng có nguy cơ thiếu kali trên 5 mẫu đất ở Cai Lậy-Tiền Giang và 5 mẫu đất ở Cao Lãnh-Đồng Tháp bằng cách thêm kali với 5 liều lượng: 0, 1,5, 3, 7,5, 15 mgK.100g-1 đất. Khả năng đệm kali được xác định là hệ số góc của phương trình Freudlich ở dạng tuyến tính (hằng số mũ c=1) giữa lượng kali phóng thích và hàm lượng kali cân bằng trong dung dịch đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất có khả năng cung cấp K khá cao, tương đương với lượng kali thêm vào là 1,5 mgK.100g-1 trong điều kiện không bón K. Khả năng đệm kali trong đa số các đất ở các điểm khảo sát đạt cao mặc dù đất có hàm lượng kali trao đổi thấp. Điều này là cơ sở lý giải cho sự đáp ứng thấp của cây trồng đối với phân kali trên các đất này. Tuy nhiên, do ở những vùng này hàm lượng kali trao đổi thấp nên vẫn cần khuyến cáo bón phân kali để duy trì bền vững năng suất cây trồng và độ phì nhiêu K trong đất