8 research outputs found

    Sự biến đổi của acid glutamic và hoạt tính glutamate decacboxylase trong quá trình ngâm và nảy mầm của gạo lứt nguyên phôi

    Get PDF
    Để hiểu rõ hơn về quá trình ngâm và nảy mầm của gạo lứt nguyên phôi, nghiên cứu về sự thay đổi hoạt tính enzyme GAD và hàm lượng acid glutamic của 2 giống lú a MBĐ và IR50404 ở các điều kiện dung dịch ngâm có pH 3÷ 6; pH tối thích bổ sung dịch cám 3÷7% và pH tối thích bổ sung acid glutamic 0,2÷0,6% đã được thực hiện. Gạo lứt sau khi ngâm ở pH tối ưu, pH tối ưu có bổ sung dịch cám tốt nhất và pH tối ưu có bổ sung acid glutamic thích hợp nhất được đem ủ ở 37 oC, yếm khí để quan sát sự biến đổi của GAD cũng như acid glutamic từ 20÷28 giờ. Kết quả cho thấy, sau 6 giờ ngâm, IR50404 có hoạt tính GAD cao nhất tại pH 5 đạt 15,475 UI/g, acid glutamic là 1410,150 mg%, MBĐ có hoạt tính GAD cao nhất tại pH 4 đạt 12,069 UI/g, acid glutamic là 1337,950 mg%. Khi bổ sung 0,6% acid glutamic, hoạt tính GAD tăng đáng kể ở cả hai giống lúa IR50404 là 20,148 UI/g và MBĐ là 18,811 UI/g. Trong khi đó, việc bổ sung dịch cám không có ảnh hưởng nhiều đến hoạt tính GAD cũng như acid glutamic trong gạo ở cả hai giống trong suốt quá trình ngâm. Trong giai đoạn nảy mầm, sau 28 giờ ủ, khi có bổ sung 0.6% acid glutamic thì hoạt tính GAD cao hơn nhiều so với mẫu đối chứng và mẫu có bổ sung dịch cám; đối với IR50404 là 37,108 UI/g, với MBĐ là 34,527 UI/g. Như vậy, chỉ có acid glutamic là có tác động đến việc tăng hoạt tính GAD trong quá trình ngâm và nảy mầm

    Ảnh hưởng của các điều kiện ngâm và nảy mầm đến hoạt tính α-amylase của hai giống lúa IR50404 và Một Bụi Đỏ

    Get PDF
    Nghiên cứu sự thay đổi thành phần tinh bột, amylose, đường khử (RS) và hoạt tính α-amylase (AA) tại các điều kiện ngâm khác nhau như pH 3÷6; pH tối thích có dịch cám (RB) 3÷7% hay acid glutamic (GA) 0,2÷0,6% cũng như nảy mầm ở 37o­C, yếm khí trong 20÷28 giờ đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, nhiệt độ 50oC và pH=5 là điều kiện thích hợp nhất của AA từ hai giống IR50404 và MBĐ. pH thích hợp của MBĐ khi ngâm trong 6 giờ là 4, IR50404 là 3. AA ở MBĐ cao nhất là 60,42 (UI/g) và RS cao nhất là 37,31 (mg/g); AA ở IR50404 cao nhất là 58,38 (UI/g) và RS cao nhất là 37,74 (mg/g). Ở cả 2 giống MBĐ và IR50404, AA khi ngâm ở pH tối ưu có bổ sung RB có xu hướng giảm sau đó tăng dần và đạt tương đương với hoạt tính ban đầu khi không bổ sung. Ở cả 2 giống MBĐ và IR50404, AA khi ngâm ở pH tối ưu có GA có xu hướng giảm dần khi tăng GA và khác biệt so với các nồng độ còn lại ở 0,6%. Như vậy, mỗi giống lúa có pH ngâm thích hợp khác nhau, có thể bổ sung RB 7%, bổ sung GA 0,4% mà AA là không có sự khác biệt ở 2 giống

    HOẠT TÍNH KHÁNG VI KHUẨN Vibrio parahaemolyticus GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) CỦA CÂY CHÓ ĐẺ THÂN XANH (Phyllanthus amarus) VÀ CHẾ PHẨM EM5

    Get PDF
    This study determines the optimal combination rate between Phyllanthus amarus and the Effective Microorganism (EM5) toward acute hepatopancreatic necrosis caused by V. parahaemolyticus in white leg shrimps (L. vannamei). Four combination rates including 1:0.5, 1:1, 1:1.5, and 1:2 (kg/L) were studied with 4 replications. The results showed that the combination 1:2 has the largest inhibitory diameter of 20.00 ± 1.41 mm. Eight natural compounds in the extracts were detected using GC-MS with beta sitosterol the most abundant (41.08%) and methyl palmitate the least (4.23%). The extract has higher antibacterial activity than ampicillin (10 µg) and erythromycin (30 µg).Nghiên cứu này xác định tỷ lệ phối hợp tối ưu giữa cây chó đẻ thân xanh (Phyllanthus amarus) với chế phẩm sinh học (EM5) để kháng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng. Bốn tỷ lệ phối hợp gồm 1:0,5; 1:1; 1:1,5 và 1:2 (kg/L) được thử nghiệm với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy tỷ lệ 1:2 có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất với đường kính vòng kháng khuẩn là 20,00 ± 1,41 mm. Tám hoạt chất thiên nhiên trong cao chiết được xác định bằng GC-MS, trong đó beta sitosterol có tỷ lệ cao nhất (41,08%) và methyl palmitate thấp nhất (4,23%). Chế phẩm có khả năng kháng khuẩn tốt hơn so với ampicilin (10 µg) và erythromycin (30 µg)

    Vật lý 11

    No full text
    231 tr. : minh hoạ ; 24 cm
    corecore