10 research outputs found

    KHẢO SÁT Ô NHIỄM VI SINH VẬT TRONG MỘT SỐ THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2010 - 2011

    No full text
    Đã khảo sát tình hình vệ sinh an toàn của một số thực phẩm chế biến và tiêu thụ ở thành phố Huế với 1.035 mẫu được kiểm tra, bao gồm: 543 mẫu thực phẩm các loại và 492 mẫu bàn tay và vật dụng. Dựa vào giới hạn ô nhiễm cho phép về sinh học theo quyết định số 46/2001/QĐ-BYT, về chỉ tiêu tổng số bào tử nấm men, nấm mốc có 11,1% mẫu (n = 63) không đạt, vi khuẩn hiếu khí có 11,1% (n = 99), coliforms có 19,9% (n = 543) và E. coli có 24,8% (n = 444) không đạt; có 21,7% mẫu bàn tay và vật dụng nhiễm E. coli. Trong số đó có 9,1% (n = 99) không đạt hai chỉ tiêu và 2,1% ( n = 99) không đạt đồng thời 3 chỉ tiêu. Kết quả này tuy chưa đánh giá được hết thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, nhưng cũng góp phần phản ánh được thực trạng về một số thực phẩm được tiêu thụ trên địa bàn để mọi người ý thức hơn trong việc chọn lựa sử dụng cũng như kinh doanh loại thực phẩm như thế nào để đảm bảo an toàn và vệ sinh. Đồng thời đây cũng là cơ sở cho các cấp quản lý có kế hoạch kiểm tra điều kiện vệ sinh ở các cơ sở kinh doanh, chế biến một cách thường xuyên

    Tổng hợp và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số dẫn xuất naphthalene-1,3,4-oxadiazole

    Get PDF
    1,3,4-Oxadiazole có nhiều hoạt tính sinh học bao gồm kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, giảm đau, hạ lipid máu, kháng ung thư, chống co giật, chống đái tháo đường, kháng virus và chống loét. Trong nghiên cứu này, hai dẫn xuất 2-phenyl-5-(3,4,5-trimethoxyphenyl)-1,3,4-oxadiazole (6a) và 2-(4-methoxy-6-methylnaphthalen-2-yl)-5-phenyl-1,3,4-oxadiazole (8b) đã được tổng hợp thành công với hiệu suất rất cao. Phương pháp tổng hợp được sử dụng là phản ứng ghép vòng dẫn xuất acylhydrazone tạo nhân 1,3,4-oxadiazole sử dụng iodine làm tác nhân oxy hóa dưới sự hiện diện của potassium carbonate. Các điều kiện của phản ứng này cũng áp dụng tốt với chất nền là acylhydrazone thô thu được từ sự ngưng tụ giữa aldehyde và hydrazide. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của hai dẫn xuất (6a) và (8b) cho thấy hai hợp chất này có khả năng kháng lại ba chủng vi khuẩn: Escherichia coli, Staphylococcus aureus và Bacillus cereus

    Nghiên cứu chưng cất tinh dầu chúc (Citrus hystrix DC.) và ứng dụng phối chế xà phòng diệt khuẩn

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, tinh dầu chúc được chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và ứng dụng vào phối chế xà phòng diệt khuẩn. Điều kiện tối ưu cho quá trình trích ly tinh dầu chúc là vỏ trái chúc xay nhuyễn, tỉ lệ vỏ chúc:nước cất (g/mL) (1:2), thời gian chưng cất 150 phút, nhiệt độ chưng cất 100°C và hiệu suất trích ly tinh dầu thu được là 1,85%. Kết quả phân tích sắc ký ghép khối khổ (GC-MS) cho thấy thành phần chính có trong tinh dầu chúc là 30,42% b-pinene, 18,09% sabinene, 17,56% limonene và 10,77% b-citronellal. Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu chúc được thể hiện trên 6 chủng vi khuẩn là Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Psedomomas aeruginosa, Bacillus cereus, Samonella typhi và Listeria innocua. Tinh dầu chúc sau khi trích ly được sử dụng trong xà phòng diệt khuẩn. Công thức phối chế xà phòng diệt khuẩn gồm dầu dừa, dầu hướng dương, dung dịch KOH 25%, tinh dầu chúc, citric acid, vitamin E. Xà phòng ở trạng thái lỏng sánh, có mùi thơm dễ chịu đặc trưng hương chúc, có khả năng kháng được cả 6 đối tượng vi khuẩn trên
    corecore