19 research outputs found

    ĐẶC ĐIỂM THÀNH THỤC SINH DỤC CỦA CÁ NỤC SÒ (DECAPTERUS MARUADSI) PHÂN BỐ Ở VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU

    Get PDF
    Nghiên cứu đặc điểm thành thục sinh dục của cá Nục sò (Decapterus maruadsi) phân bố vùng biển Sóc Trăng-Bạc Liêu đã được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2011. Kết quả cho thấy hệ số điều kiện (CF) của cá trong thời gian nghiên cứu dao động từ 0,00395- 0,09304. CF cao nhất vào tháng 5 và thấp nhất vào tháng 6 và tháng 7. Hệ số thành thục (GSI) cao nhất ở cá cái vào tháng 5 (74,07%) và tháng 9 (67,65%), GSI cá cái thấp nhất vào tháng 1 (33,46%) và tháng 7 (51,85%). Tương tự, GSI cao nhất ở cá đực vào tháng 5 (71,43%) và tháng 9 (và 74,19%), GSI cá đực thấp nhất vào tháng 2 (40%) và tháng 11 (40%). Tỷ lệ thành thục tuyến sinh dục ở cá cái và cá đực cao nhất vào tháng 5 và tháng 9, thấp nhất vào tháng 01 và tháng 02. Điều đó cho thấy mùa vụ sinh sản tự nhiên của cá Nục sò phân bố vùng biển Sóc Trăng - Bạc Liêu tập trung chủ yếu vào tháng 5 và tháng 9 trong năm. Sức sinh sản của cá Nục sò dao động từ 16.680-102.980 trứng, sức sinh sản tương đối dao động từ 147-844 trứng/g cá cái với trọng lượng thân biến động từ 113,15 đến 121,95 g/con

    THỰC TRẠNG HỢP TÁC, LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA HỮU CƠ Ở XÃ THỦY PHÙ, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá thực trạng hợp tác, liên kết của nông hộ trong sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ tại xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát 60 hộ sản xuất lúa hữu cơ bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 80% lúa hữu cơ được tiêu thụ thông qua hợp đồng, tỉ lệ hộ thực hiện theo hợp đồng chiếm tỉ lệ 98%. Liên kết giữa nông hộ sản xuất lúa hữu cơ là liên kết miệng, chưa chặt chẽ; liên kết này thực hiện chủ yếu thông qua trao đổi thông tin về kỹ thuật sản xuất; việc trao đổi thông tin về đầu vào và đầu ra chưa được nông hộ quan tâm. Liên kết giữa hộ với doanh nghiệp được thực hiện qua qua hợp đồng và khá chặt chẽ. Ngoại trừ điều khoản về xử lý rủi ro, các điều khoản về giá cả, phương thức thanh toán, số lượng và chất lượng sản phẩm, và phương thức giao nhận được đánh giá khá chặt chẽ trong hợp đồng. Các dịch vụ đầu vào, đầu ra và giá cả sản phẩm trong liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ ở vùng nghiên cứu tốt hơn so với sản xuất lúa thường. Từ khóa: nông hộ trồng lúa, hợp tác, liên kết, hợp đồng, lúa hữu cơ 

    Thành phần loài cá, tôm phân bố vùng dự án thủy lợi Ô Môn - Xà No

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2016. Số liệu được thu thập tại hiện trường theo định kỳ thu mẫu 2 tháng/đợt kết hợp với phỏng vấn 120 hộ ngư dân trong vùng nghiên cứu bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả cho thấy có 91 loài cá thuộc 67 giống, 33 họ, 11 bộ phân bố ở vùng nghiên cứu. Trong đó, bộ cá vược (Perciformes) và bộ cá da trơn (Siluriformes) là 2 bộ có số lượng loài cá phân bố nhiều nhất. Kích cỡ các loài cá khai thác tự nhiên ở vùng nghiên cứu tương đối nhỏ. Các loài cá có sản lượng cao trong mùa lũ gồm Trichopodus trichopterus, Puntioplites proctozystron, Barbonymus gonionotus, Henicorhynchus siamensis, Anabas testudineus, Eleotris melanosoma. Loài Pterygoplichthys disjunctivus đã thiết lập quần đàn trên nhiều thủy vực. Phát hiện 3 loài cá quý hiếm phân bố ở vùng nghiên cứu gồm Chitala chitala, Toxotes chatareus và Labeo chrysophekadion đều đang ở tình trạng bị đe dọa (T). Sản lượng cá, tôm khai thác năm 2016 đã bị suy giảm 50-60% so với năm 2012 và sản lượng cá, tôm bên trong thấp hơn bên ngoài hệ thống công trình thủy lợi

    Tiêu dùng thực phẩm của hộ khai thác thủy sản tiểu vùng dự án thủy lợi Ô Môn - Xà No

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2016. Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn ngẫu nhiên 60 hộ ngư dân sống bên trong và 60 hộ bên ngoài hệ thống công trình thủy lợi (HTCTTL) Ô Môn - Xà No bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Mục tiêu nghiên cứu nhằm cung cấp các thông tin về tình hình thu nhập, chi tiêu và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của hộ khai thác thủy sản bên trong và bên ngoài HTCTTL ở vùng nghiên cứu. Kết quả cho thấy, hoạt động khai thác thủy sản của hộ ngư dân sống bên trong và bên ngoài HTCTTL tiểu vùng dự án thủy lợi Ô Môn - Xà No là một trong những hoạt động sản xuất nhằm cải thiện thêm thu nhập cho nông hộ. Hộ sống ở ngoài HTCTTL có thu nhập 93,4 triệu đồng/năm, cao hơn so với thu nhập của hộ sống trong HTCTTL 79,2 triệu đồng/năm. Chi phí sinh hoạt bình quân của hộ sống bên trong HTCTTL là 3,43 triệu đồng/tháng và hộ bên ngoài HTCTTL là 3,86 triệu đồng/tháng. Chi phí mua thực phẩm thủy sản dao động 44,3-45% tổng chi phí của hộ. Thực phẩm tiêu dùng của hộ khai thác thủy sản khá đa dạng về chủng loại. Trong đó, thực phẩm thủy sản được các hộ thường xuyên sử dụng hơn so với các loại thịt gia súc, gia cầm và trứng. Hộ khai thác thủy sản sống bên ngoài HTCTTL có nhu cầu sử dụng thực phẩm thủy sản nhiều hơn so với hộ sống bên trong HTCTTL (4,2 kg/người/tháng so với 3,5 kg/người/tháng). Lượng thịt heo bình quân được sử dụng 1,1 kg/người/tháng và sản lượng các loại thịt gia cầm, gia súc được sử dụng rất ít. Nhu cầu đối với nhóm thực phẩm tự cung tự cấp của nông hộ khai thác thủy sản được dự đoán không thay đổi trong tương lai

    Hiện trạng nghề khai thác lưới kéo và lươi rê (tàu<90 CV) ở tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2017 thông qua phỏng vấn 60 hộ ngư dân (30 hộ làm nghề lưới kéo và 30 hộ làm nghề lưới rê). Các biến nghiên cứu chính bao gồm: đặc điểm của hộ ngư dân, các thông số kỹ thuật ngư cụ, ngư trường, lao động, mùa vụ khai thác; sản lượng, hiệu quả tài chính, thuận lợi và khó khăn của nghề lưới kéo và lưới rê. Kết quả cho thấy nghề khai thác thủy sản bằng lưới kéo và lưới rê ven bờ tỉnh Kiên Giang diễn ra quanh năm tại các ngư trường ven bờ Tây Nam Bộ. Sản lượng khai thác bình quân nghề lưới kéo 37.330,50 kg/tàu/năm với năng suất 845,75 kg/CV/năm và của nghề lưới rê là 6.445,60 kg/tàu/năm, năng suất 304,97 kg/CV/năm. Lợi nhuận của nghề lưới kéo 1.151,4 triệu đồng/tàu/năm với tỷ suất lợi nhuận 1,32 lần cao hơn nhiều so với lợi nhuận của nghề lưới rê 342,6 triệu đông/tàu/năm với tỷ suất lợi nhuận 1,01 lần. Nguồn lợi thủy sản ven bờ tỉnh Kiên Giang đang ngày càng suy giảm. Cần tăng cường kiểm soát các phương thức và cường lực khai thác để bảo vệ nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững

    Đặc điểm dinh dưỡng của cá sửu Nibea soldado (Lacepède, 1802)

    Get PDF
    Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá sửu Nibea soldado (Lacepède, 1802) được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2019 tại vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Cà Mau. Mẫu cá được thu định kỳ hàng tháng bằng tàu lưới kéo đáy (công suất máy tàu 70 CV) với hai  nhóm kích cỡ gồm nhóm cá ở giai đoạn sinh trưởng (cá nhỏ có có chiều dài tổng trong khoảng 114-170 mm) và nhóm cá ở giai đoạn sinh sản (cá lớn có chiều dài tổng 209-370 mm). Kết quả cho thấy cá sửu có miệng rộng, rạch miệng dài, xiên; xương hàm phát triển; lược mang thưa, ngắn và cứng để giữ thức ăn; thực quản ngắn, vách dày, có nhiều nếp gấp; dạ dày hình túi, to, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp; manh tràng có 8-9 ống với một đầu bịt kín gắn vào ống tiêu hóa ở nơi tiếp giáp giữa dạ dày và ruột; ruột ngắn, vách dày, xếp gấp khúc dạng chữ S. Chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng của ruột cá sửu (RLG

    THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ SINH VẬT PHÙ DU PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN SÓC TRĂNG-BẠC LIÊU

    Get PDF
    Nghiên cứu về thành phần loài và mật độ sinh vật phù du phân bố vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2008. Kết quả xác định được 232 loài thực vật nổi thuộc 79 giống của 4 ngành tảo phân bố ở vùng nghiên cứu. Trong đó, ngành tảo silic (Bacillariophyta) có số loài nhiều nhất với 173 loài (chiếm 74,57% tổng số loài), kế đến là ngành tảo giáp (Dinophyta) có 54 loài (23,28%), ngành vi khuẩn lam (Cyanobacteria) có 03 loài (1,29%), ngành tảo Lục (Chlorophyta) có 02 loài (0,86%). Biến động thành phần loài thực vật nổi theo mùa không lớn: mùa mưa có 198 loài (85,34%) và mùa khô có 174 loài (75%). Ngành tảo silic (Bacillariophyta) chiếm ưu thế ở cả hai mùa. Hàm lượng chlorophyll-a trung bình ở vùng nghiên cứu là 1,67àg/L. Đã tìm thấy 246 loài động vật phù du phân bố ở vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu. Nhóm giáp xác chân mái chèo (Copepoda) có số loài phong phú nhất (105 loài, chiếm 42,68%); kế đến là nguyên sinh động vật (Protozoa) (60 loài, chiếm 24,39%); trùng bánh xe (Rotatoria) (31 loài, chiếm 12,60%); giáp xác râu ngành (Cladocera) có 24 loài, chiếm 9,76%; các Nhóm động vật nổi còn lại có từ  2-6 loài, chiếm 0,81-2,44%. Mật độ trung bình động vật nổi ở vùng nghiên cứu đạt 654 cá thể/m3. Mùa khô mật độ động vật nổi đạt gấp 2,74 lần so với mùa mưa. Nhóm copepoda đóng vai trò quyết định mức độ biến động số lượng động vật nổi trong vùng nghiên cứu ở cả mùa khô và mùa mưa

    Đặc điểm dinh dưỡng của cá lượng chấm đỏ Nemipterus nemurus (Bleeker, 1857)

    Get PDF
    Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá lượng chấm đỏ Nemipterus nemurus (Bleeker, 1857) được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2019 tại vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu. Mẫu cá được thu định kỳ hàng tháng bằng tàu lưới kéo đáy với 2 nhóm kích cỡ gồm nhóm cá lớn (215 cá thể ở giai đoạn sinh sản-có chiều dài toàn thân từ 170,8 đến 340,0 mm) và nhóm cá nhỏ (55 cá thể ở giai đoạn sinh trưởng-có chiều dài toàn thân từ 121,5 đến 169,4 mm). Dạ dày của cá được thu thập và cố định trong formaline 10% ngay sau khi đánh bắt. Cá được do chiều dài toàn thân, chiều dài ruột theo phương pháp của Nikolsky (1963) và chiều dài xương hàm trên theo Shirota (1970). Kết quả cho thấy cá lượng chấm đỏ có miệng rộng, rạch miệng dài, xiên; xương hàm phát triển; lược mang thưa, ngắn và cứng; thực quản ngắn, vách dày, có nhiều nếp gấp; dạ dày hình túi, to, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp; manh tràng có 8-10 ống với một đầu bịt kín gắn vào ống tiêu hóa ở nơi tiếp giáp giữa dạ dày và ruột; ruột ngắn, vách dày, gấp thành 2 khúc. Chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài toàn thân (RLG) của cá lượng chấm đỏ nhỏ hơn 1, cho thấy loài cá này thuộc nhóm ăn động vật..
    corecore