75 research outputs found

    Khảo sát hoạt tính kháng nấm của một số chất chiết thảo dược lên vi nấm gây bệnh trên cá lóc

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của chất chiết thảo dược đến vi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. Hoạt tính kháng nấm, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), nồng độ kháng nấm tối thiểu (MFC) của năm chất chiết thảo dược gồm cỏ lào (Chromolaena odorata), cỏ xước (Achyranthes aspera), đu đủ (Carica papaya), tía tô (Perilla frutescens) và trứng cá (Muntingia calabura) được thực hiện với vi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. gây bệnh trên cá lóc. Kết quả cho thấy chất chiết tía tô có hiệu quả kháng nấm tốt hơn so với các chất chiết thảo dược còn lại. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ kháng nấm tối thiểu (MFC) của tía tô có hiệu quả tốt nhất đối với sợi nấm và bào tử Achlya sp. và Saprolegnia sp. ở nồng độ 1,6 mg/mL sau 24 giờ. Chất chiết cỏ lào và cỏ xước có có khả năng kháng sợi nấm và bào tử ở nồng độ 3,2 mg/mL. Sợi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. vẫn phát triển khi ngâm trong chất chiết đu đủ ở các nồng độ 100, 50, 25, 12,5 and 6,4 mg/mL

    CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ISOMALTULOSE TỪ SUCROSE SỬ DỤNG VI KHUẨN ENTEROBACTER SP. ISB-25

    Get PDF
    Với những đặc tính như chống sâu răng, phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường, trẻ nhỏ, vận động viên thể thao, đường chức năng isomaltulose được coi là có thể thay thế đường mía. Isomaltulose được sản xuất thương mại từ sucrose bằng công nghệ lên men vi sinh. Trong quá trình tìm kiếm vi sinh vật sinh isomaltulose, chủng vi khuẩn Enterobacter sp. ISB-25 được phân lập. Enterobacter sp. ISB-25 sinh tổng hợp sucrose isomerase với hoạt lực 55 IU/ml trên môi trường SPY ở điều kiện nhiệt độ 30 °C, lắc 150 vòng/phút và lượng giống tiếp 10 %. Hiệu suất chuyển hóa sucrose thành isomaltulose đạt 85 %  sau 12 giờ với nồng độ sucrose ban đầu 20 % và mật độ tế bào 60 % so với mật độ trên môi trường SPY. Sản phẩm chuyển hóa sau khi cô đặc và kết tinh một bước có độ tinh khiết 97 %. Chủng Enterobacter sp. ISB-25 có năng lực chuyển hóa tương đương chủng công nghiệp hiện hành. Quy trình sản xuất isomaltulose từ sucrose sử dụng Enterobacter sp. ISB-25 được đề xuất và thử nghiệm ở quy mô 300 lít

    Thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột đến giống

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm xác định thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột đến giống. Tổng số 655 mẫu cá tra được thu tại 14 ao ương giống ở Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang và Đồng Tháp. Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm vi nấm cao nhất ở cá giống (22,8%), kế đến là cá bột (20,5%) và thấp nhất ở cá hương (16,9%) . Vi nấm nhiễm trên da ở cá bột, cá hương và cá giống với tỉ lệ lần lượt là 40,3%, 35,1% và 23,4%. Tỉ lệ nhiễm vi nấm ở da cá tra cao hơn các cơ quan khác như mang, gan, thận và bóng hơi. Bốn giống nấm đã được định danh gồm Fusarium sp. (43,9%), Aspergillus sp. (40,1%), Achlya sp. (11,5%) và Mucor sp. (4,5%). Fusarium sp., Aspergillus sp. và Achlya sp. nhiễm trên các cơ quan. Mucor sp. chỉ phân lập được ở da và mang cá bột và không phát hiện ở cá hương và giống. Fusarium sp. được tìm thấy với tỉ lệ nhiễm cao ở bóng hơi, đặc biệt vào giai đoạn cá giống nhiễm bệnh trương bóng hơi

    PHÂN LẬP, NHÂN NUÔI LƯU GIỮ VÀ ĐỊNH TÊN MỘT SỐ NẤM RỄ NỘI CỘNG SINH TRÊN CÂY LÚA VÀ CÀ CHUA Ở BẮC VIỆT NAM

    Get PDF
    Trong đề tài của chúng tôi, lúa và cà chua là các cây nông  nghiệp được lựa chọn để phân lập các bảo tử nấm rễ nội cộng sinh (AM) và tìm hiểu mối quan hệ cộng sinh giữa nấm và cây. Trong bài báo này, chúng tôi xác đinh được cây Mã đề Ribwort (Plantago lanceolata) là cây chủ tốt cho nhân nuôi lưu giữ để làm tăng số lượng bào tử AM. Đã định tên đến chi các bào tử nấm rễ  AM  phân  lập  được  đó  là  các  chi  Scutellospora,  Glomus,  Acaulospora,  Gigaspora,  và Entrophospor

    Ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi (Allium sativum) vào thức ăn lên một số chỉ tiêu miễn dịch và khả năng kháng khuẩn của cá điêu hồng (Oreochromis sp.)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi vào thức ăn lên hệ thống miễn dịch và khả năng kháng bệnh của cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức bao gồm bổ sung 0,5; 1% tỏi tươi; 0,25; 0,5% bột tỏi và đối chứng (không bổ sung tỏi). Sau 14 ngày sử dụng thức ăn có bổ sung tỏi, cá được cảm nhiễm với vi khuẩn gây bệnh (Streptoccocus agalactiae). Mẫu được tiến hành thu sau 7 ngày, 14 ngày cá được bổ sung tỏi và 3 ngày sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn S. agalactiae. Các chỉ tiêu miễn dịch được theo dõi bao gồm mật độ tổng hồng cầu, tổng bạch cầu, các loại bạch cầu như tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tiểu cầu và hoạt tính lysozyme. Kết quả cho thấy, các chỉ tiêu huyết học và hoạt tính lysozyme của cá ở các nghiệm thức có bổ sung tỏi đều tăng cao và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (
    corecore