507 research outputs found
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH KHẨN HOANG, XÁC LẬP CHỦ QUYỀN Ở VÙNG ĐẤT NAM BỘ THẾ KỶ XVII - XVIII
In the 17th and 18th centuries, the reclamation of Southern Vietnam of the Cochinchina government and of the Vietnamese, Chinese, Khmer, Cham peoples, etc. led to the establishment of national sovereignty over this land. This study describes special features of the process of reclaiming and establishing sovereignty through the aspects as follows: The reclamation of Southern Vietnam was the continuation of the expansion process with the key direction towards the South carried out by generations of Vietnamese people; Challenges and difficulties were found in plenty in the conquest of unoccupied lands; The reclamation of Southern Vietnam was the one of expanding the solidified community accordingto the central tendency and trend of unification; Simultaneously, the reclamation of Southern Vietnam was the one of establishing sovereignty by mode of acquisition of territory; and the reclamation of, the sovereignty establishment over Southern Vietnam was strongly attached to the process of expanding diplomatic relations and raising the status of the nation.Trong hai thế kỷ XVII và XVIII, công cuộc khẩn hoang vùng đất Nam Bộ của chính quyền Đàng Trong và các tầng lớp nhân dân Việt, Hoa, Khmer, Chăm… đã đưa đến việc xác lập chủ quyền trên vùng đất này. Nghiên cứu này trình bày các đặc điểm về quá trình khẩn hoang và xác lập chủ quyền qua các khía cạnh: Quá trình khẩn hoang vùng đất Nam Bộ là sự tiếp nối quá trình khẩn hoang và mở cõi của các thế hệ người Việt Nam theo hướng chủ đạo về phương nam; Quá trình khẩn hoang vùng đất Nam Bộ là quá trình chinh phục vùng đất hoang nhàn đầy thách thức và khó khăn; Quá trình khẩn hoang vùng đất Nam Bộ là quá trình mở rộng khối đoàn kết cộng đồng theo xu hướng thống nhất và hướng tâm; Quá trình khẩn hoang vùng đất Nam Bộ cũng đồng thời là quá trình xác lập chủ quyền theo phương thức thụ đắc lãnh thổ; và Quá trình khẩn hoang và xác lập chủ quyền trên vùng đất Nam Bộ gắn liền với quá trình mở rộng bang giao và nâng cao vị thế quốc gia dân tộc
Suy nghĩ về việc truyền thông khoa học tới chính phủ và công chúng
Đã đến lúc các nhà khoa học phải trở nên sáng tạo và chủ động hơn trong việc truyền đạt khoa học bằng ngôn ngữ của mình và qua các kênh truyền thông đại chúng
Tái định nghĩa kinh tế để hướng tới một trái Đất bền vững
Cuốn sách kinh tế học liên ngành “Better economics for the Earth: A lesson from Quantum and information theories” của hai tác giả Việt giới thiệu khái niệm mới về “tăng trưởng” và “văn hóa thặng dư sinh thái”, hướng tới một hệ thống kinh tế giúp “chữa lành” Trái đất
Triết gia Xóm Chim được yêu mến
Ấy là nói về ông Bói Cá, nhân vật chính của tập truyện ngụ ngôn vui tươi, giàu triết lý cuộc sống, tư duy, có tiêu đề Wild Wise Weird (tạm dịch: Hoang dã, Khôn ngoan, Kỳ lạ)
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển gen qua vi khuẩn Agrobacterium ở lúa (Oryza sativa L.) sử dụng hệ thống chọn lọc phosphomannose-isomerase
Trong nghiên cứu này, các yếu tố bao gồm xử lý mô sẹo, chế độ ánh sáng trong thời gian đồng nuôi cấy và sử dụng mannose như là tác nhân chọn lọc trong môi trường tái sinh được khảo sát về sự chuyển gen ở giống lúa Taipei 309. Các mô sẹo từ phôi được chủng với Agrobacterium tumefaciens mang vector chứa gen mã hóa enzyme phosphomannose isomerase (PMI). Chỉ những tế bào được chuyển gen mới có thể sử dụng mannose như nguồn carbon và tần số mô sẹo hình thành trên môi trường chọn lọc RO5được sử dụng để đánh giá hiệu quả chuyển gen. Kết quả cho thấy có sự gia tăng hiệu quả chuyển gen ở mô sẹo bị tổn thương (7,3%) so với mô sẹo còn nguyên vẹn (3,7%). Mô sẹo được đồng nuôi cấy dưới chế độ sáng liên tục cho kết quả tốt nhất, hiệu quả đạt 9,3%. Sự hình thành chồi của các mô sẹo đã chuyển gen đạt 100% trên môi truờng RO6 và 15,6% trên môi truờng RO6 + 2% mannose. Tương tự có 97,8% chồi đã phát triển trên môi trường RO7 và 11,1% chồi phát triển trên môi trường RO7 + 1,5% mannose. Thử nghiệm chlorophenol đỏ đã xác nhận 100% dòng lúa được cho là chuyển gen có sự hoạt động của gen PMI. Phân tích PCR cũng cho thấy một đoạn DNA 600bp ở gen PMI được khuếch đại từ các dòng lúa này
Tình hình bệnh Parvovirus trên chó tại Bệnh xá Thú y - Trường Đại học Cần Thơ
Thí nghiệm được tiến hành để xác định tỷ lệ nhiễm Canine Parvovirus (CPV) dựa vào kit chẩn đoán nhanh CPV – Ag trên chó từ 2 đến 6 tháng tuổi bị tiêu chảy phân có lẫn máu tại Bệnh xá Thú y-Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy 70 trong tổng số 159 chó tiêu chảy phân có lẫn máu bị mắc bệnh Parvovirus, chiếm tỷ lệ 44,03%. Chó từ độ tuổi từ 2 đến nhỏ hơn 3 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao (82,61%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với chó ở độ tuổi từ 3 đến nhỏ hơn 4 tháng tuổi (50%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm bệnh ở chó đực và cái. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm chó giống nội và nhóm chó giống ngoại lần lượt là 43,06% và 44,83%. Chó được tiêm ngừa vaccine phòng bệnh thì tỷ lệ bệnh thấp hơn so với chó không được tiêm ngừa vaccine (2,90% so với 75,56%). Hiệu quả điều trị bệnh Parvovirus trên chó là 84,29%
Các nhà khoa học xã hội nên định hướng bản thân như thế nào trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo?
Một trong những môn học khiến nhiều học viên cảm thấy thử thách nhất chính là môn Tư tưởng xã hội, vì họ phải đọc và viết tóm tắt cho ít nhất 5 bài báo khoa học hoặc một cuốn sách (thường dày từ 100-250 trang) vào 2 buổi trong tuần. Trên lớp, giáo sư thường yêu cầu mỗi học viên lần lượt đưa ra quan điểm cá nhân về bài đọc, tự đặt câu hỏi và cùng thảo luận về các vấn đề xã hội liên quan. Sau mỗi buổi học, học viên phải nộp một bài luận trình bày góc nhìn của bản thân về nội dung bài đọc và cuộc thảo luận trên lớp
Chống Đôla hóa: Bài học kinh nghiệm nào cho Việt Nam?
Tỷ lệ "đô la hóa" ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đồng ngoại tệ chưa được công nhận chính thức trong giao dịch, nên vấn đề "đô la hóa" vẫn đang được Nhà nước kiểm soát. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải hội nhập với tốc độ nhanh hơn, mức độ lớn hơn. Mặt trái mà chúng ta đang phải đối mặt là xử lý các nguồn vốn ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào nước ta với khối lượng lớn và ồ ạt. Đây cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn mức độ "đô la hóa" ngày càng gia tăng
Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Điện Biên
Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức luôn là yêu cầu cấp thiết đặt ra để hướng đến một nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả. Trên cơ sở khát quát chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, đồng thời phân tích thực tiễn áp dụng chính sách này tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Điện Biên, bài viết đưa ra một số kiến nghị góp phần khắc phục những hạn chế trong việc tổ chức thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, góp phần xây dựng đội ngũ đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ trong bối cảnh hiện nay
TUYỂN CHỌN VÀ TÁI SINH MỘT SỐ GIỐNG LÚA CÓ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Mười tám giống lúa thu thập được từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá khả năng chống chịu mặn bằng cách sử dụng dung dịch Yoshida bổ sung 0?, 4?, 6? NaCl. Kết quả cho thấy tỉ lệ cây sống, chiều cao thân, chiều dài rễ, trọng lượng khô thân lúa đều giảm mạnh khi nồng độ mặn tăng lên trong khi hàm lượng chlorophyll thay đổi không đáng kể. Bốn marker RM206, RM223, RM8094 và RM10745 đã được sử dụng để đánh giá sự liên kết với gen chịu mặn của các giống thí nghiệm. Phân tích kết quả PCR cho thấy rằng chỉ có RM206 cho thấy sự liên kết với kiểu gen chịu mặn. Ba giống cao sản MTL480, MTL687 và ST20 được chọn để nghiên cứu mô đột biến trong môi trường mặn. Kết quả nghiên cứu nuôi cấy mô cho thấy hai giống MTL480 và MTL687 có khả năng tái sinh chồi cao (46,02% và 45,63%) khi bổ sung 5? NaCl vào môi trường nuôi cấy có. Khi nồng độ NaCl tăng lên 10? thì chỉ có 30,67% mô sẹo của giống MTL480 có khả năng tái sinh. Cây con được chuyển sang nhà lưới để đánh giá khả năng chịu mặn, kết quả ghi nhận 100% cây con tái sinh đều sống sót sau 30 ngày trong điều kiện mặn 6?
- …