11 research outputs found

    PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CHO NUÔI TÔM Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA GIS

    Get PDF
    Tóm tắt: Phân vùng chất lượng nước cho mục đích nuôi tôm ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai được tiến hành với sự hỗ trợ của công nghệ GIS. Mẫu nước được thu ở 44 điểm trong mùa mưa và mùa khô. Kết quả cho thấy các yếu tố nhiệt độ, pH, DO, độ mặn, độ kiềm, N–NH3 mùa khô cao hơn mùa mưa. Giá trị trung bình của các yếu tố môi trường biến động qua các mùa như sau: 22,8–29,3 °C (nhiệt độ), 6,09–8,87 (pH), 3,76–8,25 mg/L (DO), 0,3–28,5‰ (độ mặn), 17,9–107 mg/L (độ kiềm) và 0,019–0,725 mg/L (N–NH3). Vùng diện tích có pH < 7, không phù hợp cho lấy nước nuôi tôm, chiếm 2,34% (mùa khô) và 26,7% (mùa mưa) diện tích đầm phá, phân bố chủ yếu ở phía Bắc phá Tam Giang và các khu vực gần bờ, gần các cửa sông đổ vào đầm phá, gần các kênh nước thải nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt. Độ mặn thấp (dưới 5‰) không phù hợp cho nuôi tôm tập trung chủ yếu ở Bắc phá Tam Giang với 17,06% diện tích đầm phá. Vùng đầm phá với độ kiềm thấp (<60 mg/L), không phù hợp cho lấy nước nuôi tôm, chiếm 87,87% diện tích đầm phá (mùa mưa) và 34,21% diện tích đầm phá (mùa khô). Hàm lượng N–NH3 không phù hợp cho hoạt động nuôi tôm (≥0,3 mg/L) chiếm 23,2% diện tích đầm phá (mùa khô) và mùa mưa là 52,6% diện tích đầm phá.Từ khóa: chất lượng nước, Tam Giang – Cầu Hai, nuôi tô

    ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG VÀ MÙA VỤ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA TƠ NẤM Ở CÁC GIAI ĐOẠN NHÂN GIỐNG NẤM RƠM (Volvariella volvacea)

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này xác định ảnh hưởng của 12 môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của tơ nấm rơm ở các giai đoạn nhân giống khác nhau. Kết quả cho thấy nấm rơm được phân lập nuôi trong môi trường MP2 (Dịch chiết khoai tây (100 g), dịch chiết giá đậu xanh (100 g), đường glucose (20 g), agar (10 g), KH2PO4 (3 g), MgSO4.7H2O (1,5 g), vitamin B1 (10 mg)) sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với nuôi trong các môi trường MP1 (Dịch chiết khoai tây (200 g), đường glucose (20 g), agar (10 g)) và MP3 (Dịch chiết giá đậu xanh (200 g), đường glucose (20 g), agar (10 g)) với thời gian tơ nấm lan đầy môi trường ngắn nhất sau 5,54 ngày nuôi trong mùa khô và 7,55 ngày trong mùa mưa. Ở giai đoạn giống nấm rơm cấp 1, tơ nấm phát triển tốt nhất trong môi trường MC1-1 (Dịch chiết khoai tây (150 g), dịch chiết giá đậu xanh (50 g), đường glucose (20 g), agar (10 g), KH2PO4 (3g), MgSO4.7H2O (1,5 g), vitamin B1 (10 mg)) với thời gian tơ nấm lan đầy môi trường là 4,41 ngày trong mùa khô và 6,51 ngày trong mùa mưa. Ở giai đoạn giống nấm rơm cấp 2, tơ nấm phát triển tốt nhất trong môi trường MC2-2 (Rơm cắt nhỏ 2–3 cm + 5% cám gạo + 5% cám bắp + 1% đường) với thời gian tơ nấm lan đầy môi trường là 7,33 ngày trong mùa khô và 9,04 ngày trong mùa mưa. Ở giai đoạn giống nấm rơm cấp 3 tơ nấm phát triển tốt nhất ở môi trường MC3-3 (Rơm cắt nhỏ 5–8 cm + 7% cám gạo + 3% cám bắp + 1% đường), với thời gian tơ nấm lan đầy môi trường là 12,11 ngày trong mùa khô và 15,03 ngày trong mùa mưa. Mỗi giai đoạn giống có tỷ lệ nhiễm khác nhau, trong đó tỷ lệ nhiễm thấp nhất là ở giống cấp 1 (2,22–3,33%) và tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở giống cấp 3 (7,78–8,89%).Từ khóa: môi trường dinh dưỡng, tơ nấm, giống nấm rơm, Volvariella volvace

    KHẢ NĂNG NITRIT HÓA AMONI CỦA CHỦNG VI KHUẨN PSEUDOMOONAS AERUGINOSA HT1 PHÂN LẬP TỪ NƯỚC THẢI SAU BIOGAS CỦA TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN Ở HÀ TĨNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Vi khuẩn oxi hóa amoni có một vai trò quan trọng trong chuyển hóa amoni thành nitrit tạo điều kiện cho quá trình nitrat hóa và phản nitrat diễn ra trong công nghệ xử lý nước thải. Mục đích của nghiên cứu này là phân lập các chủng vi khuẩn có khả năng nitrit hóa amoni từ nước thải chăn nuôi lợn sử dụng phương pháp dãy ống nghiệm pha loãng và định danh vi khuẩn bằng phương pháp sinh học phân tử.  Sự chuyển hóa amoni trong các thử nghiệm được phân tích theo phương pháp quang phổ. Trong nghiên cứu này, chủng Pseudomonas aeruginosa HT1 được phân lập từ nước thải sau biogas của trang trại chăn nuôi lợn tập trung tại Hà Tĩnh có khả năng chuyển hóa amoni với nồng độ lên đến 545 mg/L. Tuy nhiên, chủng vi khuẩn này chuyển hóa amoni với nồng độ tối ưu là từ 50 mg/L trở xuống và nồng độ này được chuyển hóa hoàn toàn sau 4 ngày nuôi cấy. Sự chuyển hóa amoni của chủng Pseudomonas aeruginosa HT1 diễn ra trong cả điều kiện nuôi cấy có nồng độ oxy từ 0,1 đến 7,0 mg/L. Hoạt động chuyển hóa amoni bởi chủng vi khuẩn này vẫn diễn ra trong môi trường muối mặn 3%. Chủng Pseudomonas aeruginosa HT1 có khả năng sinh trưởng trong môi trường có pH từ 6,0 đến 8,0 và thuộc nhóm vi khuẩn ưa ấm với nhiệt độ phát triển tốt nhất trong khoảng 30–37 °C.Từ khóa: Pseudomonas aeruginosa; nitrit hóa; vi khuẩn oxi hóa amon

    ỨNG DỤNG VI ĐIỀU KHIỂN ATMEGA8535 TRONG TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM TRONG NHÀ LƯỚI

    No full text
    Nghiên cứu này đã mô tả đặc điểm và cấu trúc của vi điều khiên ATMEGA8535 (họ AVR) và khả năng áp dụng trong tự động điều khiển nhiệt độ và độ ẩm trong nhà lưới nhằm tạo ra môi trường tiểu khí hậu tốt nhất cho cây trồng phát triển. Dữ liệu thu nhận được hiển thị trên màn hình LCD do đó thuận lợi cho người sử dụng trong theo dõi và giám sát. Hệ thống điều khiển nhiệt độ và độ ẩm (SAHT-01) sử dụng vi điều khiển ATMEGA8535 thu nhận tín hiệu bằng cảm biến tích hợp nhiệt độ và độ ẩm SHT71 đã được thiết kế, chế tạo và lắp đặt trong nhà lưới diện tích 200m2 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật và khả năng tự động điều khiển nhiệt độ và độ ẩm trong nhà lưới. Hệ thống SAHT-01 làm việc ổn định và phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

    NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY BÓC VỎ LỤA HẠT LẠC RANG TỰ ĐỘNG LR-K50

    No full text
    Công nghệ chế biến nông sản ngày càng phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Việc chế biến đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp nói chung và từ lạc nói riêng là hết sức cần thiết. Do đó việc nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ lụa hạt lạc rang LR-K50 làm việc theo nguyên lý khí động với năng suất 50kg/h có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao giá trị sản xuất lạc hiện nay ở nước ta. Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy LR-K50 đã xác định được một số thông số cơ bản của máy như buồng bóc dạng hình trụ kích thước 200 x 250 x 2mm, chiều dài x chiều rộng x chiều cao tương ứng là 760 x 560 x 1200 mm, kết cấu máy đơn giản, gọn nhẹ, dễ di chuyển làm việc ổn định và năng suất phù hợp. Kết quả khảo nghiệm cho thấy máy LR-K50 có năng suất đạt từ 40 – 60 kg/h tùy theo loại lạc và áp suất dòng khí cung cấp. Máy làm việc ổn định và có hiệu suất bóc vỏ hạt lạc rang cao đạt 96,2% khi áp suất dòng khí cung cấp 7 bar và góc đặt đầu phun  nghiêng 450 so với thành của buồng bóc.

    ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHITOSAN ĐẾN CẤU TRÚC HẠT ĐƯỢC TẠO RA TRONG HAI MÔI TRƯỜNG NaOH VÀ NaOH.SiO2

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của nồng độ chitosan (2-5%) và tỷ lệ khối lượng chitosan/SiO2 tương ứng là 4:1, 3:2, 3:1 và 2:3 đến tính chất và cấu trúc của các hạt chitosan (CS) và chitosan-SiO2 (CS-SiO2) được tạo ra trong môi trường NaOH và NaOH.SiO2. Kết quả cho thấy, kích thước hạt CS tăng khi tăng nồng độ chitosan, với đường kính trung bình và khối lượng sau khi sấy lớn nhất là 3,01mm và 400mg đối với hạt CS (5%). Trong khi kích thước và khối lượng hạt CS-SiO2 khô giảm khi tăng hàm lượng SiO2 với đường kính trung bình và khối lượng nhỏ nhất là 2,01mm và 600mg đối với hạt (CS-SiO2)  ở tỷ lệ khối lượng 3:2. Kết quả đánh giá qua phân tích ảnh SEM với các bước song khác nhau từ 200nm đến 10 µm cho thấy cấu trúc, độ cứng và màu của hạt CS-SiO2 thay đổi khi hàm lượng SiO2 trong hạt thay đổi. Kích thước, số lượng lỗ rỗng trong cấu trúc hạt CS-SiO2 tăng, độ cứng giảm và phân bố không đều khi tăng hàm lượng SiO2. Kết quả phân tích độ bền liên kết cho thấy hạt CS ở nồng độ chitosan 5% có độ bền phá hủy và độ giãn dài lớn nhất là 10N và 2,2mm, trong khi hạt CS-SiO2 ở tỷ lệ khối lượng 3:2 có độ bền phá hủy và độ giãn dài nhỏ nhất tương ứng là 5N và 1,4mm

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BA ĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH

    No full text
    Nghiên cứu này trình bày kết quả khảo sát về diện tích, phương thức nuôi, phương pháp quản lý môi trường, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng cũng như chất lượng và nguồn cung cấp con giống trên địa bàn thị xã Ba Đồn. Kết quả khảo sát được thực hiện trên 90 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thuộc 3 xã có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất gồm Quảng Văn, Quảng Hải, Quảng Phong và khu nuôi tôm công nghiệp Quảng Thuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên địa bàn thị xã Ba Đồn có 3 mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng chủ yếu là quảng canh cải tiến (38,89%), bán thâm canh (36,67%) và thâm canh (24,44%). Mật độ thả giống dao động từ 40 -150 con/m2 bình quân 78,0±3,0 con/m2. Ao nuôi chủ yếu là ao đất có diện tích ao nuôi từ 0,22 - 0,54 ha/ao (trung bình là 0,39±0,09 ha/ao), có trên 73,33% và 76,67% tổng số hộ nuôi tôm không có ao lắng và ao xử lý nước thải. Đánh giá cũng cho thấy có 67,79% số hộ nuôi tôm cho rằng chất lượng con giống đảm bảo, tuy nhiên các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn chỉ đủ cung cấp được 55,56% nhu cầu con giống.

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BA ĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH

    No full text
    Nghiên cứu này trình bày kết quả khảo sát về diện tích, phương thức nuôi, phương pháp quản lý môi trường, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng cũng như chất lượng và nguồn cung cấp con giống trên địa bàn thị xã Ba Đồn. Kết quả khảo sát được thực hiện trên 90 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thuộc 3 xã có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất gồm Quảng Văn, Quảng Hải, Quảng Phong và khu nuôi tôm công nghiệp Quảng Thuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên địa bàn thị xã Ba Đồn có 3 mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng chủ yếu là quảng canh cải tiến (38,89%), bán thâm canh (36,67%) và thâm canh (24,44%). Mật độ thả giống dao động từ 40 -150 con/m2 bình quân 78,0±3,0 con/m2. Ao nuôi chủ yếu là ao đất có diện tích ao nuôi từ 0,22 - 0,54 ha/ao (trung bình là 0,39±0,09 ha/ao), có trên 73,33% và 76,67% tổng số hộ nuôi tôm không có ao lắng và ao xử lý nước thải. Đánh giá cũng cho thấy có 67,79% số hộ nuôi tôm cho rằng chất lượng con giống đảm bảo, tuy nhiên các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn chỉ đủ cung cấp được 55,56% nhu cầu con giống.

    CÁC XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU MARKETING XANH - LÝ THUYẾT VÀ VẬN DỤNG THỰC TIỄN

    No full text
    Trong hai thập kỷ vừa qua, marketing xanh (green marketing) đã trở thành một chủ đề được quan tâm trên toàn cầu. Tuy nhiên, hoạt động marketing này ở Việt Nam vẫn còn khá vắng bóng trên cả hai phương diện học thuật và ứng dụng thực tiễn. Nguyên nhân của hiện tượng trên bắt nguồn từ sự thiếu hụt về nền tảng lý thuyết. Vận dụng các điểm mạnh của phương pháp phân tích nội dung trong nghiên cứu tổng quan, nhóm tác giả đã khảo sát 109 bài báo khoa học bằng ngôn ngữ Anh từ các tạp chí quốc tế thuộc cơ sở dữ liệu Science Citation Index. Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ được sự thay đổi của marketing xanh trên nhiều phương diện như giá trị lý luận, phương pháp tiếp cận cùng các nội dung nghiên cứu được mở rộng trong giai đoạn 1998–2018. Công trình cũng đề xuất một số hướng nghiên cứu phù hợp với bối cảnh của Việt Nam hiện nay nhằm mở rộng hơn công tác nghiên cứu marketing xanh trong nước, từ đó bắt kịp với xu hướng nghiên cứu quốc tế

    THE ENVIRONMENTAL IMPACTS OF INTENSIVE SHRIMP FARMING IN TAM GIANG LAGOON: IMPORTANCE WASTEWATER TREATMENT SYSTEM

    No full text
    This paper investigated the effects of intensive shrimp farming on environment in Tam Giang lagoon and the potential strategies for sustainable management of water pollutant discharged into the lagoon. Shrimp farming has developed rapidly in recent years in the Tam Giang lagoon area in Thua Thien Hue province, Vietnam. Shrimp is the main species farmed, contributing to 65% of all aquaculture products and has brought significant economic benefits to the local community. Although shrimp farming generated quick initial income to the fishing community in the lagoon, the lack of proper planning and poor water management resulted in the discharge of large volumes of effluent into the lagoon system. Besides, farmers using nutrient rich commercial feed and keeping high stocking densities lead to eutrophication, caused mainly by uneaten feed and fish excretion. The increase of commercial feed, chemicals and medicines including advertised substances was used in shrimp farming systems with a aim to gain more income. There are additional impacts on the natural ecological system, such as species diversity, reduction in dissolved oxygen levels as well as an increase in toxic gases (NH3 and H2S) and carbon pollution in the lagoon areas. The integrated wastewater treatment has also been suggested in this study. The system includes three stages (i) toxic gas removal and oxygen level enhancement by mechanical treatment; (ii) biodegradation of organic matter use local fish; and (iii) reuse nutrients to produce aquatic biomass using locally available molluscs and seaweed.
    corecore