17 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA CHLORATE KALI VÀ BIỆN PHÁP KHOANH CÀNH ĐẾN SỰ RA HOA VÀ NĂNG SUẤT NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG (DIMOCARPUS LONGAN L.) TẠI CHÂU THÀNH - ĐỒNG THÁP

    Get PDF
    Thí nghiệm được thực hiện trên cây nhãn Xuồng Cơm Vàng 4-5 năm tuổi ghép trên gốc nhãn tiêu Da Bò tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 8/2007-6/2008. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 8 nghiệm thức 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Nhân tố thứ nhất là nồng độ xử lý chlorate kali bao gồm 0, 8, 16 và 24 g/m đường kính tán và nhân tố thứ hai là có hoặc không có khoanh cành. Chlorate kali được áp dụng bằng cách tưới vào đất, xung quanh tán cây. Khoanh cành được khoanh một ngày sau khi xử lý chlorate kali với bề rộng vết khoanh từ 3-5 mm. Kết quả cho thấy, xử lý KClO3 với liều lượng 24 g/m đường kính tán có tỉ lệ ra hoa cao nhất (72,4%). Biện pháp khoanh cành có tác dụng làm tăng tỉ lệ ra khoảng 36%. Xử lý Chlorate kali với liều lượng 24 g/m đường kính tán kết hợp với khoanh cành kích thích nhãn Xuồng Cơm Vàng ra hoa sớm hơn đồi chứng 30 ngày. Xử lý KClO3 làm giảm hàm lượng đạm tổng số nhưng tăng tỷ số C/N trong lá ở giai đoạn ra hoa. Tỉ lệ ra hoa có tương quan nghịch với hàm lượng đạm tổng số trong lá (r = -0,83**) nhưng tương quan thuận với tỉ số C/N (r =0,82**)

    ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM BÓN SAU THU HOẠCH ĐẾN SỰ RA HOA VÀ NĂNG SUẤT NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG (DIMOCARPUS LONGAN LOUR.) MÙA NGHỊCH TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của liều lượng phân đạm bón sau thu hoạch lên sự ra hoa và năng suất nhãn Xuồng Cơm Vàng trong mùa nghịch. Thí nghiệm thực hiện trên cây nhãn Xuồng Cơm Vàng 4-5 năm tuổi ghép trên gốc nhãn Da Bò tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 8/2007-6/2008. Các nghiệm thức gồm có bốn liều lượng phân đạm bón sau thu hoạch bao gồm 35, 70 (đối chứng theo nông dân), 140 và 280 g N/cây được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây. Sau khi thu hoạch, ngoài lượng phân đạm mỗi cây nhãn còn được bón một kí-lô-gam phân hữu cơ vi sinh, 184 g P2O5 và 70 g K2O. Xử lý ra hoa khi cây ra ba lần đọt bằng cách tưới chlorate kali vào đất với liều lượng 24 g/m đường kính tán kết hợp với khoanh cành sau khi xử lý hóa chất với bề rộng vết khoanh từ 3-5 mm. Kết quả cho thấy bón 70 g N/cây sau thu hoạch cây ra đọt có chiều dài và đường kính lớn, giảm hàm lượng đạm trong lá giai đoạn ra hoa dẫn đến tăng tỉ số C/N, tỉ lệ ra hoa cao dẫn đến tăng năng suất do có số chùm trái/cây cao, số trái/chùm nhiều và trọng lượng trái/chùm cao

    Tìm hiểu pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm

    No full text
    198 tr. ; 21 cm

    Tìm hiểu thuế tiêu thụ đặc biệt

    No full text
    157 tr. ; 21 cm
    corecore