239 research outputs found

    Nghiên cứu tác động của hình ảnh điểm đến huế đối với lòng trung thành của khách du lịch Châu Á

    Get PDF
    Trong các tiền đề của lòng trung thành điểm đến, hình ảnh điểm đến được cho là tiền đề cơ bản nhất và là yếu tố tiên quyết trong việc lựa chọn một điểm đến du lịch của du khách. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu chính là đo lường mức độ tác động giữa các nhân tố hình ảnh điểm đến Huế đến lòng trung thành của khách du lịch Châu Á dựa trên việc điều tra ý kiến của 160 du khách Châu Á đến Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong bốn nhóm nhân tố cấu thành hình ảnh điểm đến Huế, nhóm Giá trị trải nghiệm có tác động tích cực nhất đến lòng trung thành của du khách Châu Á; các du khách có xu hướng đồng ý với việc sẽ giới thiệu tích cực về điểm đến Huế với người thân và bạn bè hơn so với việc sẽ quay lại điểm đến trong lương lai gần. Từ đó, các nhóm giải pháp đã được xác định, trong đó nhóm giải pháp quan trọng nhất là nhấn mạnh vai trò của tổ chức quản lý điểm đến (DMO) trong việc xây dựng và định vị hình ảnh điểm đến Huế

    ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỄ HỘI TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA HUYỀN TRÂN THÀNH PHỐ HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Du lịch lễ hội hiện đang là một trong những loại hình du lịch rất phát triển trên toàn thế giới. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay có rất nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm. Trong đó, lễ hội tại trung tâm văn hóa Huyền Trân đã và đang nhận được sự quan tâm của du khách và người dân địa phương, nhưng lễ hội này được tổ chức chưa thật sự hiệu quả. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sự hài lòng của du khách và người dân địa phương khi tham dự lễ hội tại trung tâm văn hóa Huyền Trân, làm cơ sở cho các cấp quản lý đưa ra các giải pháp và chiến lược phát triển đem lại lợi ích cho chính quyền và cộng đồng, mang lại trải nghiệm tốt cho khách tham dự. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), tương quan và hồi quy được sử dụng để xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách và người dân khi đến lễ hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của du khách và người dân chịu sự tác động cùng chiều của ba yếu tố: (1) chương trình lễ hội, (2) thông tin và (3) trải nghiệm. Từ đó, những hàm ý được đề xuất nhằm giúp các bên liên quan có thể nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội.Từ khóa: sự hài lòng, du lịch lễ hội, trung tâm văn hóa Huyền Trân, thành phố Hu

    CÁC HỢP CHẤT TRITERPENOIT CỦA CÂY BỌT ẾCH (GLOCHIDION OBLIQUUM DECNE) Ở VIỆT NAM

    Get PDF
    CHEMICAL CONSTITUENTS OF GLOCHIDION OBLIQUUM FROM VIET NAM Five triterpenoids, euphorginol, taraxerol, 2a, 3a, 24-trihydroxyurs-12-en-28-oic acid, rotundic acid and pedunculoside were isolated from Glochidion obliquum (Euphorbiaceae) by column chromatography and identified by spectroscopic methods (UV, IR, MS, 1H-, 13C-NMR, DEPT, HMBC, HSQC, and COSY). These compounds were isolated from this plant for the first time

    Tổng hợp và biểu hiện gen caf1 mã hóa kháng nguyên F1 của vi khuẩn Yersinia pestis

    Get PDF
    Yersinia pestis is the etiologic agent of plague, one of the most deadly infectious diseases described in the history of humanity. It was responsible for millions of deaths all over the world. Yersinia pestis also can be used as a highly lethal biological potential weapon. For plague diagnosis in humans as well as to detect Y. pestis in the environment, fraction 1 capsular antigen (F1) of the bacteria was usually used as a good marker. The aim of this study is to produce Y. pestis F1 antigen to serve as a material for development of immunochromatographic test strips for rapid detection of Y. pestis. Because of the difficulty in Y. pestis culture for DNA extraction as well as F1 antigen production, we artificially synthesized the target caf1 coding for F1 antigen for expression in Escherichia coli. After the codon optimization step, caf1 was synthesized by “gapless” PCR using 22 overlaping oligonucleotides cover the complete sequence of this gene. The sequencing result showed that we successfully synthesized the target gene. In total 6 clones sequence, there are 2 clones sequence which were 100% identity with reference sequence. The target sequence was then introduced into pET-52b(+) vector and expressed in E. coli BL21 (DE3) in the form of (His)10 affinity tag fusion. As the result of SDS-PAGE, the recombinant protein Caf1 of 18 kDa was highly expressed in E. coli as inclusion body form and was purified by His-tag affinity chromatography. The recombinant Caf1 was then confirmed by Western blot with His-tag antibody.Vi khuẩn Yersinia pestis là tác nhân gây bệnh dịch hạch, một trong những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất được biết cho đến nay đã gây ra hàng triệu ca tử vong trên thế giới và có thể được sử dụng như một vũ khí sinh học có tính hủy diệt cao. Để chẩn đoán bệnh dịch hạch ở người cũng như phát hiện Y. pestis trong môi trường, người ta thường dựa trên việc phát hiện kháng nguyên nang F1 của loại vi khuẩn này. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tạo kháng nguyên F1 của Y. pestis để làm nguyên liệu cho que thử sắc ký miễn dịch phát hiện nhanh Y. pestis. Do việc nuôi cấy Y. pestis để thu nhận kháng nguyên F1 hoặc DNA của vi khuẩn này rất khó khăn nên chúng tôi đã tiến hành tổng hợp nhân tạo gen mục tiêu caf1, mã hóa kháng nguyên F1, nhằm biểu hiện trong tế bào Escherichia coli. Sau khi tối ưu hóa mã bộ ba mã hóa amino acid (codon) cho E. coli, gen caf1 đã được tổng hợp bằng phương pháp “gapless” PCR. Kết quả giải trình tự cho thấy phương pháp này cho phép tổng hợp được trình tự gen mục tiêu với độ chính xác là 2/6 dòng plasmid. Tiếp đó, trình tự gen này đã được đưa vào vector pET-52b(+) và biểu hiện trong tế bào E. coli BL21 (DE3) ở dạng dung hợp với đuôi ái lực (His)10. Các kết quả điện di protein SDS-PAGE, tinh sạch protein bằng sắc ký ái lực Ni và Western blot cho thấy kháng nguyên tái tổ hợp F1 đã được tạo ra thành công với hiệu suất lớn ở dạng thể vùi trong tế bào E. coli

    Phân lập, nghiên cứu môi trường thích hợp sinh tổng hợp laccase của chủng nấm đảm thu thập từ Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà và khả năng loại màu thuốc nhuộm của chủng

    Get PDF
    A fungal strain FBD154 with high laccase production was isolated from Bidoup-Nui Ba Parks, Lam Đong, Vietnam. FBD154 was identified as Polyporus sp. FBD154 based on traditional method and ITS sequence analysis. Polyporus sp. FBD154 synthesized laccase with high activity 74925 U/l on modified TSH1 (200 g/l containing potato extract, 1 g/l casein, 1 g/l rice bran, 5 g/l soybean meal, 10 g/l manose, 3 g/l NH4Cl, 0.3 mM CuSO4, pH 4). Crude laccase of Polyporus sp. FBD154 was applied to decolor several synthetic and commercial dyes. After 30 min, laccase from Polyporus sp. FBD154 could decolorize synthetic dyes at 100 mg/l concentration with efficiency of 60% acid red (NY1), 18% acid red 299 (NY7), 52% acid blue 281 (NY5) and 83% Remazol Brilliant Blue R (RBBR) without mediator. For commercial dyes at concentration of 100 mg/l, color removal efficiency reached to 62% megafix black CLS (CLS) and 72% everzol red LF2B (LF-2B) without mediator. Efficiency of synthetic dye removal by Polyporus sp. FBD154 crude laccase with 200 µM mediator obtained 90% RBBR with violuric acid (VIO) after 30 min; 80% NY5 with hydroxybenzotriazole (HBT) for 24 hours; 87% NY1 with acetosyringone (Ace) for 5 min; 92% NY7, 91% LF-2Band 73% CLS with syringaldehyde (Syr) for 5 min. The obtained evidences show that laccase was synthesized by Polyporus sp. FBD154 with high potential for application in wastewater treatment of textile plants in particular as well a sin detoxification of polycyclic aromatic compounds in general.Chủng nấm FBD154 được phân lập từ vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Lâm Đồng, Việt Nam có khả năng sinh tổng hợp laccase với hoạt tính cao. Bằng phương pháp phân loại truyền thống kết hợp với xác định trình tự ITS, chủng nấm FBD154 được xếp vào chi Polyporus và được đặt tên là Polyporus sp. FBD154. Chủng FBD154 sinh tổng hợp lacase cao 74.925 U/l trên môi trường TSH1 cải tiến với pH= 4 chứa 200g/l dịch chiết khoai tây, 1 g/l casein, 1 g/l cám gạo, 5 g/l bột đậu tương, 10 g/l mannose, g/l NH4Cl 3, 0,3 mM CuSO4. Dịch enzyme thô của chủng Polyporus sp. FBD154 có khả năng loại màu một số thuốc nhuộm tổng hợp và thương mại. Sau 30 phút, laccase thô từ Polyporus sp. FBD154 đã loại được một số màu tổng hợp có nồng độ 100 mg/l với hiệu suất lần lượt là 60% màu acid đỏ 266 (NY1); 18% màu acid đỏ 299 (NY7); 52% màu acid xanh 281 (NY5);  83% màu Remazol Brilliant Blue R (RBBR) khi không có mặt của chất gắn kết. Đối với màu thương mại, hiệu suất loại màu đạt lần lượt là 62% màu megafix black CLS (CLS) và 72% màu everzol red LF2B (LF-2B) với nồng độ màu ban đầu là 100 mg/l khi không có mặt của chất gắn kết. Hiệu suất loại màu của laccase thô sinh tổng hợp bởi Polyporus sp. FBD154 với sự có mặt của 200 µM chất gắn kết lần lượt là 90% màu RBBR với CGK là violuric acid (VIO) sau 30 phút; 80% màu NY5 khi có mặt CGK là hydroxybenzotriazole (HBT) sau 24 giờ; 87% màu NY1 với CGK là acetosyringone (Ace) sau 5 phút; 92% màu NY7, 91% màu LF-2Bvà 73% màu CLSvới CGK là syringaldehyde (Syr) sau 5 phút. Từ các minh chứng thu được cho thấy laccase sinh tổng hợp bởi chủng nấm đảm Polyporus sp. FBD154 có tiềm năng cao cho ứng dụng trong xử lý nước thải nhà máy dệt nhuộm nói riêng và khử độc các chất hữu cơ đa vòng thơm nói chung

    KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN THÉP CT3 TRONG MÔI TRƯỜNG TRUNG TÍNH CỦA CÁC LOẠI “ỨC CHẾ XANH”

    Get PDF
    Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại cho thép CT3 trong môi trường trung tính của dịch chiết lá chè xanh và lá thuốc lá bằng một số phương pháp: phương pháp tổn hao khối lượng,đo điện trở phân cực, đo tổng trở điện hóa và khảo sát hình thái bề mặt qua chụp ảnh vi mô SEM. Kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau khá phù hợp với nhau. Trong điều kiện thử nghiệm, dịch chiết thuốc lá ở nồng độ 2g/l có khả năng bảo vệ ăn mòn tốt nhất, hiệu quả bảo vệ đạt tới 56,90% sau 03 ngày ngâm mẫu trong dung dịch nghiên cứu. Phép đo phổ tổng trở và đặc trưng hình thái bề mặt mẫu trên ảnh SEM cho thấy có sự hình thành một màng mỏng chất ức chế trên bề mặt kim loại

    Giải mã hệ gen ở thực vật và các loài thuộc chi Nhân sâm (Panax L.)

    Get PDF
    Advances in genome sequencing technologies have created a new genomic era of life sciences research worldwide in which a number of modern and sophisticated techniques and tools have been developed and employed. Many countries have invested in plant genome sequencing as part of a sustainable development strategy. Each year, the number of plant genomes and transcriptomes sequenced has increased. The results obtained offer opportunities for fundamental and applied research, provide valuable data for identification of genes or molecular markers linked to traits that are important for selection, cultivation, and/or production. In Vietnam, partial or complete genome sequencing of crops has been recently conducted, primarily as part of international collaborative projects. The genus Panax L. (Araliaceae family) is comprised of several species of commercial value with narrow distributions such as P. bipinnatifidus Seem., P. stipuleanatus H.T.Tsai K.M.Feng, and Panax vietnamensis Ha et Grushv. Despite their very important roles in traditional medicine, understanding of their genetic characteristics is still limited. Molecular studies on the genus have, so far, only evaluated limited markers for phylogenetic analysis. Therefore, genome sequencing of these important herbal plants is needed to understand their genetic characteristics, their evolutionary history and the genes and biochemical pathways contributing to medicinally important metabolites. This review summarizes all related genome sequencing technologies including the most recent advances in the last decade and their applications in genome and transcriptome sequencing of plants in general and in the genus Panax L. in particular.Thành công trong việc phát triển các công nghệ giải trình tự gen đã mở ra thời kỳ phát triển mới trong nghiên cứu về khoa học sự sống với rất nhiều kỹ thuật phức tạp và hiện đại đã được phát triển và ứng dụng. Với chiến lược phát triển bền vững, nhiều nước trên thế giới đã đầu tư mạnh cho nghiên cứu giải mã và phân tích hệ gen ở các đối tượng thực vật. Hàng năm, số lượng các loài được giải mã hệ gen tăng lên nhanh chóng. Kết quả đạt được mở ra nhiều cơ hội cho các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, cung cấp dữ liệu cho việc tìm kiếm các chỉ thị phân tử liên quan đến các tính trạng quan trọng và xác định nguồn gen. Ở Việt Nam, nghiên cứu giải mã toàn bộ hoặc một phần hệ gen các loài cây trồng có giá trị chỉ được bắt đầu trong thời gian gần đây trong khuôn khổ các chương trình hợp tác quốc tế. Chi Nhân sâm bao gồm các loài cây rất có giá trị kinh tế với khu vực phân bố hẹp như Sâm vũ diệp (P. bipinnatifidus Seem.), Tam thất hoang (P. stipuleanatus H.T.Tsai K.M.Feng) và Sâm Ngọc linh hay còn gọi là Sâm việt nam (P. vietnamensis Ha et Grushv.)…Mặc dù là các loài dược liệu quý nhưng những hiểu biết về di truyền phân tử của các loài này còn rất hạn chế. Hiện nay, các nghiên cứu chỉ sử dụng một số chỉ thị phân tử để nhận dạng hay đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen. Vì vậy, các nghiên cứu liên quan đến giải mã hệ gen, phát triển bộ mã vạch phân tử góp phần hiểu biết sâu hơn về các đặc tính di truyền phân tử và tiến hóa của loài. Bài viết này sẽ tổng quan một số công trình nghiên cứu về các công nghệ giải trình tự DNA/hệ gen trên thế giới và những ứng dụng trong giải mã hệ gen, hệ gen biểu hiện ở thực vật nói chung và các loài thuộc chi Nhân sâm nói riêng

    NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MÀNG BAO SINH HỌC TỪ DỊCH CHIẾT VI KHUẨN Pseudomonas putida 199B ĐẾN KHÁNG NẤM Aspergilus flavus T1 TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN HẠT GIỐNG NGÔ

    Get PDF
    Chủng T1 phân lập từ các mẫu ngô nếp NK66 nhiễm nấm mốc tự nhiên được sử dụng để nghiên cứu khả năng kháng nấm của dịch chiết vi khuẩn Pseudomonas putida 199B. Đặc điểm hình thái của chủng T1 đã được quan sát đại thể (màu sắc, hình dáng, kích thước khuẩn lạc) trên môi trường PDA và vi thể (hình dáng bào tử) trên kính hiển vi kết hợp so sánh với loài Aspergilus flavus đối chứng. Kết quả phân tích trình tự gen mã hóa 28S rRNA của chủng T1 cho thấy sự tương đồng trình tự cao với các trình tự tương ứng của loài Aspergilus flavus trên ngân hàng gen. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết vi khuẩn P. putida lên sự phát triển của nấm A.  flavus gây bệnh trên hạt ngô sau thu hoạch và bảo quản ở điều kiện in vitro cho thấy, ở nồng độ P. putida 24% đã ức chế 74,50% sự phát triển đường kính tản nấm sau 10 ngày nuôi cấy, ức chế 79,63% sự hình thành sinh khối sợi nấm sau 7 ngày nuôi cấy. Ở điều kiện in vivo, sự nảy mầm của hạt giống ngô sau 30 ngày được tạo màng bao sinh học bằng dịch chiết vi khuẩn P. putida nồng độ 18% đạt 97,91%, tỉ lệ hạt nhiễm nấm mốc giảm còn 20% so với 72% ở mẫu đối chứng

    Tăng cường quá trình sinh tổng hợp tinh bột ở cây mô hình thuốc lá thông qua việc chuyển gen mã hóa ADP glucose pyrophosphorylase của vi khuẩn

    Get PDF
    Starch is the primary storage polysaccharide in plants.  It not only plays a role as the most important nutritional component in the diet of humans and many animal species, but is also a raw material in the food processing industry or material industry. Therefore, a current research direction is the improvement of crops by increasing starch yields based on enhancing the activity of key enzymes involved in starch biosynthesis by genetic engineering. ADP-Glc pyrophosphorylase (AGPase) is an important regulatory enzyme for synthesis of glycogen in bacteria and starch in plants. In this paper, the 1.5 kb synthetic mutant of AGPopt gene derived from E. coli AGPase was inserted into the plant expression vector pBI121 under the control of 35S promoter. The efficiency of this construct was tested in transgenic Nicotiana tabacum. The integration of AGPopt into the plant genome was confirmed by PCR and Southern hybridization, and the expression of bacterial AGPase in transgenic lines was detected by Western hybridization. Interestingly, starch assays in 7 tobacco transgenic lines resulted in 5 lines displaying an increase in the levels of starch accumulated in the leaves, approximately 18%–56% higher than those of WT plants. These results indicate that the expression of AGPopt is one of effective strategies for enhanced starch production in plant.Tinh bột là polysaccaride dự trữ của thực vật, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của con người cũng như nhiều loài động vật, đồng thời là nguyên liệu thô trong công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Do đó, một trong các hướng nghiên cứu được quan tâm hiện nay là làm tăng hàm lượng tinh bột trong cây trồng trên cơ sở tăng cường hoạt động của một số gen mã hóa các enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp và tích lũy tinh bột. ADP-Glc pyrophosphorylase (AGPase) đã được chứng minh là enzyme điều hòa quan trọng, điều chỉnh tốc độ phản ứng của toàn bộ chu trình sinh tổng hợp glycogen ở vi khuẩn và tinh bột ở thực vật. Trong nghiên cứu này, gen nhân tạo đã tối ưu mã AGPopt với kích thước 1,5 kb có nguồn gốc từ gen glgC mã hóa cho enzyme AGPase của vi khuẩn E. coli mang đột biến thay thế glycine bằng aspartic acid ở vị trí 393 nhằm giảm ái lực với các chất ức chế đã được nối ghép với vector chuyển gen thực vật và chuyển vào cây mô hình thuốc lá, hoạt động dưới sự điều khiển của promoter 35S. Sự tích hợp của gen AGPopt vào genome thực vật được khẳng định bằng kỹ thuật PCR và Southern blot, đồng thời phương pháp lai Western blot đã phát hiện sự biểu hiện của AGPase trong các dòng thuốc lá chuyển gen . Đặc biệt, phép đo hàm lượng tinh bột tích lũy trong lá ở 7 dòng chuyển gen cho thấy có 5 dòng chứa lượng tinh bột trong lá cao hơn dòng đối chứng không chuyển gen, trong đó 1 dòng có mức tăng cao nhất là 56%, 4 dòng còn lại có mức tăng từ 18%-44%. Những bằng chứng này bước đầu cho thấy việc biểu hiện gen AGPopt là một chiến lược hiệu quả giúp tăng cường quá trình sinh tổng hợp tinh bột ở thực vật

    Nghiên cứu chế tạo phân bón nhả chậm trên cơ sở khoáng sét và tinh bột biến tính

    Get PDF
    Phân bón nhả chậm trên cơ sở khoáng sét và tinh bột biến tính đã được nghiên cứu và chế tạo. Tinh bột sắn được biến tính bởi dung dịch nước Javen trong các điều kiện thời gian khác nhau trong môi trường trung tính. Mức độ oxy hóa của tinh bột được xác định bằng chỉ số cacbonyl và khối lượng phân tử. Sau đó, tinh bột biến tính được trộn hợp với phân ure, bentonit trước khi tạo viên. Tốc độ rã và hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy rằng mẫu tinh bột biến tính sau 7 giờ cho khả năng kết dính tốt nhất, hàm lượng tinh bột tối ưu cho thành phần phân nhả chậm là 30% khối lượng so với khoáng sét
    corecore