114 research outputs found

    GIẢI PHÁP TẠO QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Với mục tiêu tìm ra các giải pháp tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội cho tỉnh Quảng Bình trong những năm tới, bài viết đã thể hiện kết quả thực hiện cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo quỹ đất tại tỉnh trong giai đoạn 2015–2018 làm luận cứ khoa học và thực tiễn cho giai đoạn tiếp theo. Số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình và số liệu sơ cấp được thu thập từ việc khảo sát trực tiếp 30 cán bộ chuyên môn từ cấp tỉnh cho đến cấp huyện bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn theo thang đo Likert năm cấp độ. Sau đó, các số liệu này được đưa vào phần mềm MS Excel để tiến hành xử lý và phân tích. Kết quả cho thấy trong giai đoạn 2015–2018, tỉnh Quảng Bình có tổng diện tích đất được khai thác là 398,55 ha trong 128 dự án với tổng mức đầu tư hơn 1.792 tỷ đồng. Trong đó, thành phố Đồng Hới có diện tích quỹ đất được khai thác nhiều nhất và huyện Bố Trạch có số lượng dự án tạo quỹ đất lớn nhất toàn tỉnh. Nghiên cứu đã xác định được bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác tạo quỹ đất phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Bình trong thời gian vừa qua, bao gồm chính sách, tài chính, quy hoạch và tổ chức thực hiện. Từ kết quả đánh giá thực trạng và xác định được các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đã đề xuất được năm nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo quỹ đất cho tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.Từ khóa: giải pháp, phát triển kinh tế – xã hội, quỹ đất, tỉnh Quảng Bìn

    Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ các hợp phần đến phản ứng khâu mạch nhựa epoxy biến tính dầu ve bằng dianhydrit piromelitic

    Get PDF
    The influence of the content of epoxy resin modified by castor oil (ECO), dianhydrite piromelitic (PMDA) and dimetylbenzylamin (DMBA) on the crosslinking reaction of ECO by PMDA have been studied and the optimal conditions for the curing have been determined. It was showed that at the optimal conditions: The mol ratio of anhydrite/epoxy = 1.3, reaction temperature 120 oC, the DMBA content of 2.3 % of the total mass of ECO and PMDA, the epoxy and anhydrite groups had been totally converted after 60 min of reaction. The mol ratio of anhydrite/epoxy = 1.3 have been determined to be optimal condition for formation of the cured coating having gel fraction, swelling degree, flexibility, adhesion, impact resistance and relative hardness of 93 %; 150 %; 1 mm, 1 point, 200 kG.cm, and 0.88, respectively. Keywords. Epoxy resin, castor oil, dianhydrite piromelitic, curing

    ĐIỀU CHẾ BIODIESEL TỪ MỠ CÁ TRA VỚI XÚC TÁC BAZ RẮN KOH/γ-Al2O3

    Get PDF
    BIODIESEL PRODUCTION FROM FAT OF TRA CATFISH BY KOH/γ-Al2O3 AS A SOLID-BASE CATALYST The objective of the project is to research the production of biodiesel from fat of Tra Catfish and methanol using K+/γ-Al2O3 as a solid-base catalyst. The results show that KOH/γ-Al2O3 prepared by loading KOH of 7 mmol on Al(OH)3 of 1 g, after being calcined at 550oC for 2 h, which can give the best catalytic activity for this reaction. The maximum conversion of 92,63% has been achieved after 90 minutes, at 60oC when the molar ratio of MeOH to tra fat is 8/1 and 6% KOH/γ-Al2O3 catalyst. The produced biodiesel met the required ASTM D6751 standard. 

    NGHIÊN CỨU PHẢN ỨNG KHÂU MẠCH QUANG HÓA CỦA MỘT SỐ HỆ KHÂU MẠCH QUANG TRÊN CƠ SỞ GLYXYDYL ETE CỦA NHỰA O – CREZOLFOMANDEHYT

    Get PDF
    Ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng nhựa o-crezolfomandehyt (CG) và monome bisxycloaliphatic diepoxy (BCDE) đến phản ứng khâu mạch quang của hệ CG – BCDE – TAS đã được nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu phản ứng trùng hợp nhóm epoxy trong màng có chiều dày 20 μm của hệ nêu trên bằng phổ hồng ngoại cho thấy, trong khoảng tỉ lệ khối lượng CG/BCDE từ 30/70 đến 60/40, với cùng hàm lượng của chất khơi mào quang TAS bằng 5 %,  phản ứng có tốc độ cao nhất khi CG/BCDE = 60/40, dẫn đến chuyển hóa cao nhất của tổng lượng nhóm epoxy trong hệ 68 % và của BCDE 96 % sau 2,4 giây chiếu dưới đèn tử ngoại cường độ 250 mW/cm2. Đã xác định được rằng chiều dày màng có ảnh hưởng đến tốc độ khâu mạch quang. Màng càng dày, chuyển hóa nhóm epoxy của CG và BCDE càng ít

    CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI SỬ DỤNG TÚI THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố tác động đến ý định và hành vi sử dụng túi thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Huế. Mô hình nghiên cứu được thiết lập dựa trên mô hình mở rộng của thuyết hành vi hoạch định (TPB – Theory of Planned Behaviour). Kết quả khảo sát trực tiếp 283 người tiêu dùng với việc sử dụng mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling) cho thấy bốn yếu tố bao gồm: “Thái độ đối với sản phẩm túi thân thiện môi trường”, “Chuẩn đạo đức cá nhân”, “Kỳ vọng về cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai” và “Các chương trình Marketing xanh tại siêu thị” tác động đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường. Các yếu tố này tác động gián tiếp đến hành vi sử dụng túi thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Huế.Từ khóa: hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường, ý định sử dụng túi thân thiện môi trường, lý thuyết hành vi hoạch địn

    Ảnh hưởng cường độ ánh sáng lên sinh trưởng và chất lượng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi theo công nghệ biofloc

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm xác định cường độ ánh sáng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng trong mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức với các mức cường độ ánh sáng khác nhau: (i) ánh sáng tự nhiên; (ii) che tối hoàn toàn; (iii) đèn compact 30w; (iv) đèn compact 55w và (v) đèn compact 110w. Tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N=15:1), thể tích nước trong bể 300L với độ mặn 15‰ và mật độ 150 con/m3, khối lượng trung bình của tôm bố trí là 0,54 g và chiều dài là 3,69 cm. Các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi trong thời gian 90 ngày nuôi i. Chiều dài của tôm nuôi ở các nghiệm thức dao động từ 11,9 – 12,9 cm tương ứng với khối lượng là 18 – 21,9 g. Trong đó, khối lượng của tôm nuôi ở nghiệm thức đối chứng là cao nhất (21,9 g) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn 55w (20,5 g). FCR của nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức đèn 55w là thấp nhất (2,08) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với các nghiệm thức khác. Tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn 55w đạt cao nhất (58,9%), tuy nhiên cũng khác biệt không có ý nghĩa với các nghiệm thức khác (p>0,05). Như vậy, thay thế ánh sáng tự nhiên bằng đèn 55w cho thấy sự tăng trưởng của tôm về khối lượng, chiều dài cũng như tỷ lệ sống tương đương nhau và có thể áp dụng với các hệ thống nuôi tôm biofloc trong nhà

    KHẢO SÁT AN TOÀN VỆ SINH SẢN XUẤT NEM CHUA Ở HÀ NỘI

    Get PDF
    Nem  chua  là  sản  phẩm  thịt  lên men  truyền  thống  của  Việt  Nam  được  nhiều  người  ưa chuộng. Đây  là sản phẩm giàu giá  trị dinh dưỡng, hương vi hài hoà,  thơm ngon mang nét văn hoá truyền thống đăc trưng cho mỗi vùng. Sản phẩm được sản xuất chủ yếu theo phương pháp thủ công, nguyên liệu chính là thịt lợn không qua xử lý nhiệt, quá trình “chín” của sản phẩm dựa chủ yếu vào giai đoạn lên men nhờ vi khuẩn lactic có sẵn trong thịt do đó việc giữ cho sản phẩm có chất lượng ổn định là rất khó khăn và luôn  tiềm ẩn nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm.  Để có thể xác định được nguy cơ gây nhiễm các vi sinh vật độc hại và gây bệnh vào nem chua trong quá trình chế biến, chúng tôi đã chọn 3 cơ sở sản xuất nem chua ở tại Hà Nội để xác định  pH và một số chỉ tiêu vi sinh tại 4 điểm được coi là trọng yếu.  Kết quả nhận được cho thấy mặc dù thịt được dùng trong sản xuất nem chua  phải sử dụng ngay sau khi mổ nhưng vẫn là nguồn tạp nhiễm chủ đạo, chứa một lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh (đặc biệt là S. aureus và E. coli), từ đó kéo theo chất lượng vi sinh không đảm bảo ở sản phẩm Nem chua  . Quá trình xử lí nguyên liệu, phối trộn và bao gói trước lên men có khả năng làm  tăng  sự nhiễm, đặc biệt  là  trường hợp của B. cereus, và quá  trình  lên men  lactic  tự nhiên không có tác dụng ức chế nhiều các vi sinh vật gây bệnh (trừ trường hợp của C. perfringens)

    Nghiên cứu bổ sung cà rốt (Daucus carota) làm thức ăn lên sinh trưởng và chất lượng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi theo công nghệ biofloc

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung cà rốt làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng lên sinh trưởng và chất lượng của tôm thẻ chân trắng. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức gồm: (i) 100% thức ăn viên; (ii) bổ sung 10% cà rốt; (iii) 20% cà rốt và (iv) 30% cà rốt. Tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N=15:1), độ mặn 15o/oo­­ và mật độ nuôi 150 con/m3. Tôm có khối lượng ban đầu là 0,37±0,09 g. Sau 60 ngày nuôi, tôm nuôi ở nghiệm thức không bổ sung cà rốt (đối chứng) có khối lượng nhỏ nhất (8,95 g) và khác biệt có ý nghĩa (p0,05). Kết quả biểu thị bổ sung 10% lượng cà rốt làm thức ăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng đã cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, sinh khối, màu sắc của tôm hay chi phí thức ăn

    THAY ĐỔI HÀM LƯỢNG LIPÍT VÀ TỶ LỆ A XÍT BÉO TRONG CƠ, GAN VÀ TRỨNG CỦA CÁ CHẼM LATES CALCARIFER (BLOCH, 1790) THEO GIAI ĐOẠN THÀNH THỤC

    Get PDF
    Để làm sáng tỏ vai trò của lipít và một số a xít béo trong quá trình thành thục của cá chẽm cái Lates calcarifer tự nhiên, thay đổi hàm lượng và tỷ lệ các thành phần này trong cơ, gan và trứng ở 5 giai đoạn buồng trứng (2-6) đã được khảo sát. Hệ số thành thục (GSI) tăng đáng kể từ giai đoạn 2-5, giảm sau khi đẻ (giai đoạn 6). Hàm lượng lipít trong cơ giảm đáng kể, ngược với sự gia tăng ở gan và trứng theo các giai đoạn thành thục. Thành phần các a xít béo được phát hiện khá phong phú trong các bộ phận của cá chẽm với sự ưu thế của tỷ lệ (% hàm lượng tổng số a xít béo) các a xít béo không no. Tỷ lệ các a xít như 16:0, 18:0, 18:1n-9, 20:4n-6 (AA), 20:5n-3 (EPA) và 22:6n-3 (DHA) trong các bộ phận có sự thay đổi theo các giai đoạn thành thục với các mức độ khác nhau. Ngoài ra, tổng tỷ lệ nhóm n-6 và n-3 cũng có sự thay đổi cùng với sự thay đổi của các tỷ lệ hàm lượng n-3/n-6, DHA/AA, DHA/EPA và EPA/AA trong suốt quá trình thành thục. Các kết quả đạt được cho thấy rằng lipít đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản của cá chẽm. Các a xít như 16:0, 18:1n-9, 22:5n-3, AA, EPA và DHA có sự liên quan đến quá trình thành thục, trong đó, DHA có thể là một thành phần cần thiết trong phát triển buồng trứng của loài cá này. Summary: To elucidate the role of lipid and fatty acids in ovarian maturation in wild female Asian seabass Lates calcarifer, changes in their level in muscle, liver, and ovary in the five ovarian developmental stages (2-6) were investigated. The gonadosomatic index significantly increased from stages 2 to 5, and dropped after spawning (stage 6). Lipid content in muscle decreased significantly, contrary to liver and ovary where lipid content increased during ovarian maturation. Fatty acid composition was relatively abundant in the organs of the fish with the dominance of unsaturated fatty acids. Level (% total fatty acids) of fatty acids 16:0, 18:0, 18:1n-9, 20:4n-6 (AA), 20:5n-3 (EPA) và 22:6n-3 (DHA) in these parts differently changed during ovarian maturation. In addition, the total level of n-6 and n-3 also changed together with the ratio of n-3/n-6, DHA/AA, DHA/EPA, and EPA/AA during ovarian development. The results indicate that lipid plays an important role in reproduction of Asian seabass. Some fatty acids such as 16:0, 18:1n-9, 22:5n-3, AA, EPA, and DHA are involved in ovarian maturation, and DHA can be a necessary acid for ovarian maturation in this species

    Thiết kế hệ thống biểu hiện ổn định gen mã hóa endoglucanase trong Bacillus subtilis 168M

    Get PDF
    Beta-D-1,4-endoglucanase plays an important role in biomass hydrolysis, the microorganisms in nature can synthesize this enzyme at very low activity. Together with development of biotechnology, a low enzymatic activity problem has been overcome by using the recombinant method. Several expression systems for β-D-1,4-endoglucanase were designed for use of different cell lines. In this paper, we have constructed a stable expression system for β-D-1,4-endoglucanase gene in Bacillus subtilis 168M. Three main components including the promoter (180 bp) of α–amylase gene from the host strain B. subtilis 168M, the whole open reading frame of β-D-1,4-endoglucanase (1,500 bp) gene from B. amyloliquefacient VLSH08 strain, and the terminator (81 bp) of α–amylase gene from B. licheniformis 3BT2 strain, were reconstructed via megaprimer method. Subsequently, this new reconstitution was ligated into a modified pHT43 vector which was cleaved its own promoter and signal peptide fragment (AmyQ) and transformed into the compotent B. subtilis 168M. The recombinant B. subtilis 168M carrying pHT43[Bspr.endo.Blter] vector showed β-D-1,4-endoglucanase activity at 7 U/ml, 23 times higher than that of the wild type B. amyloliquefacient VLSH08 strain. The successful design and expression of the expression system β-D-1,4-endoglucanase isolated from B. amyloliquefacient strain VLSH08 in pHT43 vector carrying the promoter of the α- amylase gene from B. subtilis strain 168M and the terminator of the α-amylase gene from B. licheniformis strain 3BT2, actively contribute effectively expression of β-D-1,4-endoglucanase for use.Trong thuỷ phân sinh khối lignocellulose, β-D-1,4-endoglucanase là một trong những enzyme quan trọng nhất. Tuy nhiên, các chủng vi khuẩn trong tự nhiên thường có hoạt độ β-D-1,4-endoglucanase thấp, do đó việc ứng dụng công nghệ tái tổ hợp để nâng cao hiệu suất tổng hợp enzyme đích là cần thiết. Một số hệ thống biểu hiện gen β-D-1,4-endoglucanase đã được thiết kế sử dụng các dòng tế bào chủ khác nhau. Bài báo này trình bày kết quả thiết kế hệ thống biểu hiện gen β-D-1,4-endoglucanase ổn định trong tế bào Bacillus subtilis 168M. Ba thành phần chính được tổ hợp với nhau dựa trên phương pháp megaprimer bao gồm promoter (180bp) của gen α–amylase từ chủng chủ B. subtilis 168M, toàn bộ khung đọc mở của gen β-D-1,4-endoglucanase (1500 bp) từ chủng B. amyloliquefacient VLSH08 với đoạn terminator (81 bp) tổng hợp của gen α–amylase từ chủng B. licheniformis 3BT2. Toàn bộ tổ hợp này có độ dài 1800 bp được đưa vào vector pHT43 đã được cắt bỏ trước đoạn promoter và peptide tín hiệu và biến nạp vào tế bào khả biến B. subtilis 168M. Chủng B. subtilis 168M tái tổ hợp mang vector pHT43[Bspr.endo.Blter] có hoạt tính β-D-1,4-endoglucanase là 7 U/ml, cao hơn 23 lần so với hoạt tính enzyme từ chủng tự nhiên B. amyloliquefacient VLSH08. Việc thiết kế và biểu hiện thành công thống biểu hiện gen β-D-1,4-endoglucanase của chủng B. amyloliquefacient VLSH08 trong vector pHT43 mang đoạn promoter của gen α- amylase từ chủng B. subtilis 168M và terminator của gen α-amylase từ chủng B. licheniformis 3BT2 góp phần chủ động tổng hợp hiệu quả β-D-1,4-endoglucanase hoạt tính để sử dụng
    corecore