10 research outputs found

    ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA VỚI QUẦN THỂ RẦY LƯNG TRẮNG (Sogattella furcifera Horvath) THỪA THIÊN HUẾ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

    No full text
    Gần đây, rầy lưng trắng, Sogattella furcifera Horvath được xem là một trong những đối tượng sâu hại lúa quan trọng ở hầu hết các vùng trồng lúa. Ở Thừa Thiên Huế, rầy lưng trắng cũng đã trở thành đối tượng sâu hại nghiêm trọng trên cây cây lúa. Gieo trồng giống lúa kháng rầy được xem là biện pháp chủ động trong việc hạn chế bệnh lùn sọc đen hại lúa và là biện pháp thân thiện với môi trường. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được thực hiện trên 13 giống lúa được trồng phổ biến ở miền Trung (QR1, OM7364, OM5976, XT27, ĐT34, QNam 1, HT1; DH815-6, VN 121, TH6, ML 202, XT28; BT7) và đối chứng là giống chuẩn nhiễm TN1 để kiểm tra với mục đích tuyển chọn được các giống lúa có khả năng kháng với quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy giống ĐT34 biểu hiện kháng cao với quần thể rầy lưng trắng Thừa Thiên Huế; 3 giống XT28, VN121, XT27 là các giống kháng vừa; 2 giống OM7364, ML202 nhiễm vừa; 4 giống biểu hiện nhiễm là HT1, QR1, OM5976, ĐH815-6; các giống QNam1, TH6, BT7 và giống đối chứng TN1 biểu hiện nhiễm nặng với quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế. Cần tiến hành các khảo nghiệm đồng ruộng về khả năng thích ứng, năng suất và mức độ kháng rầy của các giống ĐT34, XT27, XT28 ở các vùng sinh thái khác nhau để làm cơ sở cho việc sản xuất đại trà các giống lúa đó tại Thừa Thiên Huế. Từ khóa: Giống kháng, bệnh lùn sọc đen, IPM, rầy lưng trắng, Thừa Thiên Hu

    ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA VỚI QUẦN THỂ RẦY LƯNG TRẮNG (Sogattella furcifera Horvath) THỪA THIÊN HUẾ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

    No full text
    Gần đây, rầy lưng trắng, Sogattella furcifera Horvath được xem là một trong những đối tượng sâu hại lúa quan trọng ở hầu hết các vùng trồng lúa. Ở Thừa Thiên Huế, rầy lưng trắng cũng đã trở thành đối tượng sâu hại nghiêm trọng trên cây cây lúa. Gieo trồng giống lúa kháng rầy được xem là biện pháp chủ động trong việc hạn chế bệnh lùn sọc đen hại lúa và là biện pháp thân thiện với môi trường. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được thực hiện trên 13 giống lúa được trồng phổ biến ở miền Trung (QR1, OM7364, OM5976, XT27, ĐT34, QNam 1, HT1; DH815-6, VN 121, TH6, ML 202, XT28; BT7) và đối chứng là giống chuẩn nhiễm TN1 để kiểm tra với mục đích tuyển chọn được các giống lúa có khả năng kháng với quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy giống ĐT34 biểu hiện kháng cao với quần thể rầy lưng trắng Thừa Thiên Huế; 3 giống XT28, VN121, XT27 là các giống kháng vừa; 2 giống OM7364, ML202 nhiễm vừa; 4 giống biểu hiện nhiễm là HT1, QR1, OM5976, ĐH815-6; các giống QNam1, TH6, BT7 và giống đối chứng TN1 biểu hiện nhiễm nặng với quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế. Cần tiến hành các khảo nghiệm đồng ruộng về khả năng thích ứng, năng suất và mức độ kháng rầy của các giống ĐT34, XT27, XT28 ở các vùng sinh thái khác nhau để làm cơ sở cho việc sản xuất đại trà các giống lúa đó tại Thừa Thiên Huế. Từ khóa: Giống kháng, bệnh lùn sọc đen, IPM, rầy lưng trắng, Thừa Thiên Hu

    ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG ĐT34 VÀ HP10 TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Thí nhiệm 2 nhân tố bao gồm 12 công thức là tổ hợp của hai giống lúa kháng rầy lưng trắng là ĐT34, HP10 và 5 công thức phân bón P0, P1, P2, P3, P4, P5. Nghiên cứu được tiến hành trong vụ Hè Thu 2015 trên đất phù sa chuyên trồng lúa tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy, liều lượng phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số nhánh hữu hiệu, chiều dài bông, mức độ nhiễm sâu bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống lúa; liều lượng phân bón khác nhau cũng ảnh hưởng đến hóa tính đất. Giống lúa ĐT34 đạt năng suất thực thu cao nhất (6,15 tấn/ha) và cho giá trị VCR cao nhất là 2,2 ở công thức phân bón P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha). Trong khi đó, giống lúa HP10 đạt năng suất thực thu cao nhất (6,17 tấn/ha) và cho giá trị VCR cao nhất là 2,2 ở công thức phân bón P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha). Các công thức phân bón đều có tác dụng cải thiện được tính chất hóa học của đất, đặc biệt là giảm độ chu cho đất. Cần lặp lại nghiên cứu trong vụ đông xuân để xây dựng quy trình bón phân cân đối và hợp lý cho hai giống lúa ĐT34 và HP10 tại Thừa Thiên Huế.Từ khóa: Đất phù sa; Giống lúa kháng rầy, Hiệu quả kinh tế, Phân bón; Rầy lưng trắng, Thừa Thiên Huế

    ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG ĐT34 VÀ HP10 TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Thí nhiệm 2 nhân tố bao gồm 12 công thức là tổ hợp của hai giống lúa kháng rầy lưng trắng là ĐT34, HP10 và 5 công thức phân bón P0, P1, P2, P3, P4, P5. Nghiên cứu được tiến hành trong vụ Hè Thu 2015 trên đất phù sa chuyên trồng lúa tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy, liều lượng phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số nhánh hữu hiệu, chiều dài bông, mức độ nhiễm sâu bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống lúa; liều lượng phân bón khác nhau cũng ảnh hưởng đến hóa tính đất. Giống lúa ĐT34 đạt năng suất thực thu cao nhất (6,15 tấn/ha) và cho giá trị VCR cao nhất là 2,2 ở công thức phân bón P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha). Trong khi đó, giống lúa HP10 đạt năng suất thực thu cao nhất (6,17 tấn/ha) và cho giá trị VCR cao nhất là 2,2 ở công thức phân bón P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha). Các công thức phân bón đều có tác dụng cải thiện được tính chất hóa học của đất, đặc biệt là giảm độ chu cho đất. Cần lặp lại nghiên cứu trong vụ đông xuân để xây dựng quy trình bón phân cân đối và hợp lý cho hai giống lúa ĐT34 và HP10 tại Thừa Thiên Huế.Từ khóa: Đất phù sa; Giống lúa kháng rầy, Hiệu quả kinh tế, Phân bón; Rầy lưng trắng, Thừa Thiên Huế

    Giáo trình côn trùng nông nghiệp

    No full text
    320 tr. : tranh ảnh, phụ lục màu; 24 cm

    KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA MỘT SỐ DÒNG/GIỐNG LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

    No full text
    Khô hạn là một trong những nhân tố gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển và làm giảm năng suất của cây trồng, đặc biệt là cây lúa. Gieo trồng các giống lúa chịu hạn sẽ cải thiện được năng suất cho những vùng canh tác nhờ nước trời. Nghiên cứu này được tiến hành trong điều kiện nhà lưới ở vụ Hè Thu 2015, đánh giá trên 13 dòng/giống lúa, trong đó có 09 dòng lúa mới được nhập nội từ Viện lúa Quốc tế (IRRI) với giống CH207 làm đối chứng. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCB), 3 lần nhắc lại trong hai điều kiện môi trường có tưới và gây hạn nhân tạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả dòng/giống thí nghiệm thuộc nhóm giống ngắn ngày (108 - 112 ngày), ngắn hơn so với đối chứng CH207 (115 ngày). Dòng D2, D9, giống OM4900, HT1, CH207 (Đ/c) có khả năng chịu hạn tốt nhất với chỉ số phản ứng hạn >1 và khả năng phục hồi cao (90 -100%), tất cả các dòng còn lại đều mẫn cảm với hạn chỉ số phản ứng hạn < 1.

    ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT HAI GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG HP10 VÀ ĐT34 TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu này được tiến hành trên hai giống lúa HP10 và ĐT34 với 5 mật độ 60; 80; 100; 120; 140 kg/ha, trong đó mức 100 kg/ha làm đối chứng. Thí nghiệm gồm 10 công thức được bố trí theo phương pháp RCBD, 3 lần nhắc lại trong vụ Đông Xuân 2014-2015 và Hè Thu 2015 tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy ở mật độ gieo sạ thấp (60-100 kg/ha) thì khả năng sinh trưởng, phát triển và mức độ chống chịu sâu bệnh của các giống lúa tốt hơn so với mật độ cao (120-140 kg/ha), đặc biệt là ở mật độ gieo sạ 60; 80; 100 kg/ha các giống lúa HP10 và ĐT34 đều cho năng thực thu > 6,0 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và > 5,0 tấn/ha trong vụ Hè Thu. Hơn nữa, gieo sạ thưa còn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đối với giống lúa HP10 cho lợi nhuận cao nhất ở công thức mật 80 kg/ha, dao động từ 26,275 triệu đồng (Hè Thu 2015) đến 32,831 (Đông Xuân 2014-2015) và tăng so với đối chứng từ 2,552-2,900 triệu đồng

    ĐỘNG CƠ LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC ĐẾN MIỀN TRUNG, VIỆT NAM

    Get PDF
    Những năm gần đây khách Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài tăng cao và họ là mục tiêu thu hút của nhiều điểm đến. Vì vậy, nghiên cứu động cơ lựa chọn điểm đến của khách Hàn Quốc có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng những chiến lược thu hút khách của các tỉnh Miền Trung Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện với ý kiến khảo sát của 203 du khách Hàn Quốc đến khu vực. Kết quả cho thấy, du khách Hàn Quốc lựa chọn điểm đến Miền Trung do nhiều yếu tố thuộc về động cơ đẩy và động cơ kéo. Trong đó, kiến thức và khám phá, văn hóa và tôn giáo, giải trí và thư giãn, thông tin điểm đến, lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện, hình ảnh điểm đến... là những yếu tố được du khách đánh giá cao. Có sự khác biệt rõ rệt ở một số yếu tố về động cơ đẩy và động cơ kéo theo lứa tuổi và nghề nghiệp. Trên cơ sở phân tích, chúng tôi đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm thu hút khách Hàn Quốc đến Miền Trung du lịch
    corecore