574 research outputs found

    Tác động từ thị trường chứng khoán Mỹ và Nhật Bản đến TTCK các nước mới nổi khu vực châu Á và Việt Nam

    Get PDF
    Cuộc khủng hoảng 2007-2008 nổ ra ở Hoa Kỳ kéo theo sự lao dốc của các thị trường chứng khoán các nước cho thấy tồn tại tác động lan truyền từ thị trường này sang thị trường khác. Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm kiểm tra mức độ lan truyền trong tỷ suất lợi nhuận và độ biến động tỷ suất lợi nhuận từ các thị trường chứng khoán phát triển (Hoa Kỳ và Nhật Bản) đến tám thị trường các nước mới nổi (Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Thái Lan) và Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng các biến ngoại sinh là cú sốc từ thị trường Mỹ và Nhật Bản và hiệu ứng ngày trong mô hình ARMA(1,1)-GARCH(1,1) trên dữ liệu của các nước mới nổi khu vực châu Á và Việt Nam nhằm đánh giá tác động lan truyền. Nghiên cứu đưa ra một số kết quả như sau. Thứ nhất, hiệu ứng ngày tồn tại trên sáu trong số chín thị trường chứng khoán được nghiên cứu, ngoại trừ Ấn Độ, Đài Loan và Philippines. Thứ hai, tồn tại tác động lan truyền trong tỷ suất lợi nhuận giữa các thị trường với mức độ khác nhau, trong đó, Hoa Kỳ có tác động mạnh hơn đến thị trường Malaysia, Philippines và Việt Nam; ngược lại, Nhật Bản có hiệu ứng lan truyền cao hơn đến thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thái Lan; đối với thị trường Indonesia, hiệu ứng lan truyền từ Hoa Kỳ và Nhật Bản là tương đương. Cuối cùng, nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về hiệu ứng lan truyền trong độ biến động từ thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản đến các thị trường mới nổi khu vực châu Á và Việt Nam..

    NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HÀNH CHÍNH TRỰC TUYẾN CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ

    Get PDF
    Hệ thống hỗ trợ hành chính công trực tuyến là nơi tiếp nhận và xử lý đơn, xác nhận hành chính và các nhu cầu có liên quan của người học. Thời kỳ chuyển đổi số ngày nay đã tạo điều kiện thuận lợi để cải tiến công tác hành chính giúp người học đơn giản hóa thủ tục, đáp ứng nhanh các yêu cầu, số hóa một số quy trình và tư liệu hành chính của cơ sở giáo dục. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng và thử nghiệm hệ thống hỗ trợ công tác hành chính công trực tuyến, qua đó khâu tiếp nhận yêu cầu từ người học và trả kết quả được tiến hành hoàn toàn trực tuyến. Hệ thống được triển khai trên giao diện web là trang Thông tin Đào tạo đại học của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Trên trang này, chúng tôi công khai các biểu mẫu hành chính, tiếp nhận các yêu cầu và xử lý, chuyển trả kết quả qua mạng. Bằng cách cho sinh viên sử dụng hệ thống và khảo sát người dùng để đánh giá, từ đó chúng tôi có căn cứ để đề xuất, điều chỉnh và đưa hệ thống vào ứng dụng thực tế với mục đích mang lại dịch vụ công tốt hơn cho người họ

    Ứng dụng mạng nơron hồi quy tổng quát và thuật toán nội suy đánh giá chất lượng nước mặt sông và các chi lưu sông Đồng Nai, tỉnh Bình Dương năm 2012 - 2018

    Get PDF
    Sông Đồng Nai là một trong những nguồn nước cấp chính cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, hiện nay sông Đồng Nai đang chịu nhiều áp lực bởi nguồn phát thải từ các khu công nghiệp, đô thị, nông nghiệp và dịch vụ. Trong bài báo này, mô hình mạng nơron hồi quy tổng quát (GRNN) và thuật toán nội suy được sử dụng đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai và các chi lưu. Dữ liệu quan trắc được sử dụng trong 7 năm từ năm 2012-2018 tại 12 điểm quan trắc tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu chỉ ra GRNN có thể giúp đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai và các chi lưu với RMSE = 0,052 trong huấn luyện và RMSE = 0,061 trong kiểm tra mô hình. So sánh kết quả tính chất lượng nước từ mô hình GRNN và chỉ số WQI của Tổng cục Môi trường cho thấy GRNN cho kết quả đánh giá đáng tin cậy và gần với kết quả thực tế với R2= 0,938, RMSE= 0,055, E = 0,935. Bên cạnh đó, mô hình GRNN có chi phí đánh giá thấp và thời gian tính toán nhanh hơn so với phương pháp đánh giá WQI của Tổng cục Môi trường

    NGHIÊN CỨU PHẢN ỨNG TRÙNG HỢP CATION KHƠI MÀO BẰNG TIA TỬ NGOẠI CỦA MỘT SỐ HỆ TRÊN CƠ SỞ NHỰA EPOXY BIẾN TÍNH DẦU DỪA

    Get PDF
    Đã nghiên cứu phản ứng trùng hợp cation khơi mào bằng tia tử ngoại (THKMTN) của một số hệ  trên cơ  sở nhựa epoxy biến  tính dầu dừa  (EDD) có chất khơi mào  quang cation  - muối triarylsulfonium (TAS) với tỷ lệ trọng lượng EDD/TAS = 100/5 và một số hệ trên cơ sở EDD, bisxycloaliphatic diepoxy monome  (BCDE), TAS với  tỷ  lệ  trọng  lượng EDD/BCDE = 20/80, hàm lượng TAS 3-7% tổng trọng lượng của EDD và BCDE. Các kết quả thu được cho thấy phản ứng THKMTN hầu như không xảy ra trong hệ EDD/TAS = 100/5 nhưng xảy ra dễ dàng trong các hệ có tỷ lệ trọng lượng EDD/BCDE = 20/80 với hàm lượng TAS khác nhau. Trong các hệ nghiên  cứu, EDD/BCDE/TAS = 20/80/5  có  chuyển hóa nhóm  epoxy  cao nhất và  chuyển hóa TAS nhiều hơn, chuyển hóa nhóm epoxy nhanh hơn, hàm lượng nhóm ete tạo thành nhiều hơn trong quá trình chiếu tia tử ngoại so với hệ BCDE/TAS = 100/5. Các kết quả này được giải thích bằng hiệu ứng che chắn của TAS và  tác dụng hóa dẻo của các đoạn mạch dầu của EDD  trong các hệ trùng hợp quang

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH RỦI RO ĐẾN HIỆU QUẢ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (LITOPENAEUS VANNAMEI) TẠI XÃ TRIỆU PHƯỚC, HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích các loại hình rủi ro trong nuôi tôm thẻ Chân trắng (Litopenaeus vannamei) để xác định giải pháp hạn chế thiệt hại cho người nuôi. Nghiên cứu được tiến hành tại xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm người am hiểu gồm các trưởng thôn, người nuôi lâu năm và cán bộ xã; và phỏng vấn 60 hộ nuôi tôm thẻ Chân trắng. Các dữ liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích thứ bậc. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba nhóm rủi ro chính và được xếp theo thứ tự mức độ tác động từ cao đến thấp là: rủi ro do dịch bệnh (có trọng số ưu tiên 0,724), rủi ro do thiên tai (có trọng số ưu tiên là 0,193), và rủi ro do thị trường (trọng số ưu tiên là 0,083). Một trong những yếu tố dẫn đến rủi ro dịch bệnh là chất lượng con giống không đảm bảo; kỹ thuật nuôi chưa phù hợp, đặc biệt là chưa có ao lắng và chưa xử lý hồ nuôi đúng quy trình; và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nghiên cứu cũng đã đề xuất giải pháp để giảm thiểu rủi ro trong nuôi tôm thẻ Chân trắng ở địa bàn nghiên cứu là cải thiện công tác giống, đảm bảo kỹ thuật nuôi đúng và phù hợp với điều kiện nuôi tại địa phương, và theo dõi kỹ các hiện tượng thời tiết để có giải pháp xử lý kịp thời.Từ khóa: rủi ro, tôm thẻ Chân trắng (Litopenaeus vannamei), Triệu Phước, phân tích thứ bậ

    Phân lập, nghiên cứu môi trường thích hợp sinh tổng hợp laccase của chủng nấm đảm thu thập từ Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà và khả năng loại màu thuốc nhuộm của chủng

    Get PDF
    A fungal strain FBD154 with high laccase production was isolated from Bidoup-Nui Ba Parks, Lam Đong, Vietnam. FBD154 was identified as Polyporus sp. FBD154 based on traditional method and ITS sequence analysis. Polyporus sp. FBD154 synthesized laccase with high activity 74925 U/l on modified TSH1 (200 g/l containing potato extract, 1 g/l casein, 1 g/l rice bran, 5 g/l soybean meal, 10 g/l manose, 3 g/l NH4Cl, 0.3 mM CuSO4, pH 4). Crude laccase of Polyporus sp. FBD154 was applied to decolor several synthetic and commercial dyes. After 30 min, laccase from Polyporus sp. FBD154 could decolorize synthetic dyes at 100 mg/l concentration with efficiency of 60% acid red (NY1), 18% acid red 299 (NY7), 52% acid blue 281 (NY5) and 83% Remazol Brilliant Blue R (RBBR) without mediator. For commercial dyes at concentration of 100 mg/l, color removal efficiency reached to 62% megafix black CLS (CLS) and 72% everzol red LF2B (LF-2B) without mediator. Efficiency of synthetic dye removal by Polyporus sp. FBD154 crude laccase with 200 µM mediator obtained 90% RBBR with violuric acid (VIO) after 30 min; 80% NY5 with hydroxybenzotriazole (HBT) for 24 hours; 87% NY1 with acetosyringone (Ace) for 5 min; 92% NY7, 91% LF-2Band 73% CLS with syringaldehyde (Syr) for 5 min. The obtained evidences show that laccase was synthesized by Polyporus sp. FBD154 with high potential for application in wastewater treatment of textile plants in particular as well a sin detoxification of polycyclic aromatic compounds in general.Chủng nấm FBD154 được phân lập từ vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Lâm Đồng, Việt Nam có khả năng sinh tổng hợp laccase với hoạt tính cao. Bằng phương pháp phân loại truyền thống kết hợp với xác định trình tự ITS, chủng nấm FBD154 được xếp vào chi Polyporus và được đặt tên là Polyporus sp. FBD154. Chủng FBD154 sinh tổng hợp lacase cao 74.925 U/l trên môi trường TSH1 cải tiến với pH= 4 chứa 200g/l dịch chiết khoai tây, 1 g/l casein, 1 g/l cám gạo, 5 g/l bột đậu tương, 10 g/l mannose, g/l NH4Cl 3, 0,3 mM CuSO4. Dịch enzyme thô của chủng Polyporus sp. FBD154 có khả năng loại màu một số thuốc nhuộm tổng hợp và thương mại. Sau 30 phút, laccase thô từ Polyporus sp. FBD154 đã loại được một số màu tổng hợp có nồng độ 100 mg/l với hiệu suất lần lượt là 60% màu acid đỏ 266 (NY1); 18% màu acid đỏ 299 (NY7); 52% màu acid xanh 281 (NY5);  83% màu Remazol Brilliant Blue R (RBBR) khi không có mặt của chất gắn kết. Đối với màu thương mại, hiệu suất loại màu đạt lần lượt là 62% màu megafix black CLS (CLS) và 72% màu everzol red LF2B (LF-2B) với nồng độ màu ban đầu là 100 mg/l khi không có mặt của chất gắn kết. Hiệu suất loại màu của laccase thô sinh tổng hợp bởi Polyporus sp. FBD154 với sự có mặt của 200 µM chất gắn kết lần lượt là 90% màu RBBR với CGK là violuric acid (VIO) sau 30 phút; 80% màu NY5 khi có mặt CGK là hydroxybenzotriazole (HBT) sau 24 giờ; 87% màu NY1 với CGK là acetosyringone (Ace) sau 5 phút; 92% màu NY7, 91% màu LF-2Bvà 73% màu CLSvới CGK là syringaldehyde (Syr) sau 5 phút. Từ các minh chứng thu được cho thấy laccase sinh tổng hợp bởi chủng nấm đảm Polyporus sp. FBD154 có tiềm năng cao cho ứng dụng trong xử lý nước thải nhà máy dệt nhuộm nói riêng và khử độc các chất hữu cơ đa vòng thơm nói chung

    Phân lập và xác định một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn phân giải cellulose từ đất trồng sâm Ngọc Linh tại tỉnh Quảng Nam

    Get PDF
    Ngoc Linh ginseng (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) is an endemic species in Vietnam and was discovered at the Ngoc Linh mountain (Kon Tum/Quảng Nam). Investigations showed that the soil with a thick layer of humus was the ideal condition for growth and development of Ngoc Linh ginseng. Therefore research on microbial flora as well as cellulose-degrading bacteria in ginseng soil may elucidate factors contributing to acclimatized cultivation of this ginseng in Vietnam. From the soil sample with cultivated Ngoc Linh ginseng in Quang Nam, five bacteria strains with cellulose-degrading activities were isolated (QN1, QN2, QN3, QN4, QN5 with respectively hydrolyzed CMC halos diameters of 10, 11, 22, 7, 22 mm) with cellulase activities of 1,31; 1,23; 2,99; 0,99; 2,51 U/ml. The combination of 16S rRNA gene sequences and cultured/biochemical characteristics of the bacteria showed that the five bacteria strains was classified to be Pseudomonas sp. QN1; Pseudomonas sp. QN4; Bacillus sp. QN2; Bacillus sp. QN3; Roseomonas sp. QN5.Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) là loài đặc hữu của Việt Nam được phát hiện tại vùng núi Ngọc Linh (Kon Tum/Quảng Nam). Kết quả khảo sát cho thấy những vùng đất có tầng mùn dày là nơi có điều kiện lý tưởng cho cây sâm Ngọc Linh sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy việc tìm hiểu về khu hệ vi sinh vật nói chung, vi khuẩn phân giải cellulose nói riêng trong đất trồng sâm là một trong những hướng đi tiềm năng cho nghiên cứu trồng di thực loài sâm này của Việt Nam. Từ mẫu đất trồng sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam, chúng tôi đã phân lập được 05 vi khuẩn có hoạt tính phân giải cellulose (kí hiệu QN1, QN2, QN3, QN4, QN5 với kích thước vòng phân giải đo được trên môi trường chứa cơ chất CMC (0,1%) tương ứng đạt: 10, 11, 22, 7, 22 mm), hoạt tính cellulase đạt lần lượt là 1,31; 1,23; 2,99; 0,99; 2,51 U/ml. Kết hợp nghiên cứu một số đặc điểm nuôi cấy/sinh hóa và phân tích trình tự gen 16S rARN đã xác định vị trí phân loại của các vi khuẩn phân lập được như sau: QN1 và QN4 thuộc chi Pseudomonas; QN2, QN3 thuộc chi Bacillus; QN5 thuộc chi Roseomonas

    ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ LỌC SINH HỌC TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN NƯỚC NUÔI GIỐNG CÁ BIỂN QUY MÔ SẢN XUẤT

    Get PDF
    APPLICATIONS TECHNOLOGY RECIRCULATION AQUACULTURE SYSTEM BY SUBMERGED BIOFILTER AT COMMERCIAL MODEL Applications technology Recirculation Aquaculture System by Submerged Biofilter is orinentation for future development. The biological filter system were evaluated in 69 days rearing culture cobia (Rachycentron canadum) at the Ngoc Hai harchery, Do Son, Haiphong, a commercial scale research and demonstration recirculating aquaculture facility. Total ammoniacal nitrogen (TAN) removal rates were determined for this of biofilters for a range of concentrations ranging from 0.08 to 4.92 g TAN/m3/ngày. TAN concentrations were varied by feed rates, and limited by fish feeding response. Maximum feed rates were 0.71 kg/m3.day, using a 40% protein diet, total feeds was 23 kg/day. Average TAN removal rates (VTR) (in g TAN/m3.day of unexpanded media/day ± standard deviation, min – max) were 60.87 ± 99.8 (0.45, 424.53) g/m3.day this biofilter submerged. Nitrit remove rates (VNR) was 77.89 ± 125.86 (-19.97; 482.18) g/m3.day. These results are considerably lower than results previously published at the laboratory scale using artificial waste nutrients. This study highlights the need for future biofilter evaluations at the commercial scale using real aquaculture waste nutrients

    Effects of student-teacher relationship quality on university brand attachment, student satisfaction and loyalty

    Get PDF
    The relationship quality between students and teachers is becoming more and more important, this is due to the recent development of higher education. Developing student-teacher relationships will help students achieve better academic results, building a good relationship between students and the university. However, research on this topic is still relatively new in Vietnam. The purpose of this study examines the impact of student-teacher relationship quality on brand attachment, student satisfaction, and loyalty. The study design consisted of qualitative and quantitative research, and a cross-sectional sample of 396 university students was used to test the research hypotheses. Findings show that the relationship quality between student and teacher is measured by many different components, which have a positive effect on brand attachment, and brand attachment has a positive impact on student satisfaction but does not affect student loyalty
    corecore