13 research outputs found

    THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GÀ THỊT TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng chăn nuôi gà thịt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bảy cơ sở chăn nuôi gà thịt theo hướng sản xuất hàng hóa ở Hương Thủy, Hương Trà và Quảng Điền, với 38 đợt nuôi trong năm 2014, 2015 đã được khảo sát. Kết quả cho thấy các cơ sở chăn nuôi đang tận dụng điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi với diện tích chuồng nuôi (151,5 m2) và sân chơi (387,6 m2) đủ rộng. Tất cả chủ trại (100 %) có trình độ văn hóa là 12/12, nhưng trình độ chăn nuôi chưa cao (14,2 %). Chăn nuôi chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật còn ít. Quy mô chăn nuôi ở mỗi cơ sở nuôi bình quân là 1329 gà/đợt; 3,8 đợt/năm. Gà được nuôi úm trong 3-4 tuần đầu, sau đó nuôi kết hợp chăn thả và nuôi riêng trống mái, nhưng chưa quan tâm chế độ dinh dưỡng theo giới tính. Tập đoàn giống/nhóm giống gà đa dạng, giá giống chênh lệch nhiều. Thức ăn công nghiệp được sử dụng ở hầu hết các giai đoạn nuôi. Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt được ở gà thịt tương đương với trình độ chung hiện nay. Giá bán gà thịt biến động lớn nên lợi nhuận thu được trong mỗi đợt nuôi gà là không ổn định.Từ khóa: chăn nuôi, gà thịt, Thừa Thiên Hu

    NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 KHI ĐƯỢC PHỐI VỚI CÁC DÒNG ĐỰC GF337, GF280 VÀ GF399 TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP Ở MIỀN TRUNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở miền Trung. Nghiên cứu đã được tiến hành tại 5 trại chăn nuôi lợn nái công nghiệp ở 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định; với tổng số 4844 ổ đẻ từ lứa thứ nhất đến lứa tư của lợn nái GF24 được phối tinh với 3 dòng đực nêu trên. Kết quả cho thấy lợn nái GF24 khi được phối giống với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có năng suất sinh sản cao và không có sự khác nhau giữa 3 dòng đực. Các chỉ tiêu về số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con cai sữa, số con và khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm lần lượt đạt 12,7–13,2 con/ổ; 11,4–11,6 con/ổ; 1,37–1,40 kg/con; 5,89–6,00 kg/con, 28,4–29,1 con/nái/năm và 171,8–172,9 kg/nái/năm. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 từ lứa thứ nhất đến lứa tư đều đạt cao với số lợn con cai sữa/nái/năm dao động từ 28,46 đến 28,94 con và không sai khác giữa các lứa. Lợn nái GF24 và 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có thể được sử dụng trong điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung.Từ khóa: lợn nái GF24, các dòng đực GF, năng suất sinh sản, miền Trun

    SỬ DỤNG KỸ THUẬT PCR-RFLP TRONG NGHIÊN CỨU ĐA HÌNH GEN LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG THỊT LỢN

    No full text
    Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm xác định đa hình các kiểu gen PSS và leptin liên quan đến chất lượng thịt lợn. Chín mẫu DNA tổng số của lợn Kiềng Sắt đã được nhận dạng kiểu gen bằng kỹ thuật RFLP-PCR với các cặp primer đặc hiệu. Kết quả nghiên cứu đa hình gen leptin cho thấy, tần số kiểu gen AA chiếm tỉ lệ cao nhất (77,78%), kiểu gen GA và GG chiếm tỉ lệ thấp (11,11%). Ngoài ra, phân tích đa hình gen PSS cũng chỉ ra rằng hầu hết các mẫu nghiên cứu đều có kiểu gen đồng hợp tử NN, chỉ có 1 mẫu có kiểu gen dị hợp tử Nn. Kết quả nghiên cứu này là dữ liệu quan trọng trong công tác phát triển giống lợn Kiềng Sắt theo định hướng cho chất lượng thịt cao, đồng thời là cơ sở để đưa ra các phương án bảo tồn nguồn gen quý ở giống lợn bản địa này. Từ khóa: chất lượng thịt lợn, đa hình gen, PCR-RFLP

    SỬ DỤNG KỸ THUẬT PCR-RFLP TRONG NGHIÊN CỨU ĐA HÌNH GEN LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG THỊT LỢN

    No full text
    Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm xác định đa hình các kiểu gen PSS và leptin liên quan đến chất lượng thịt lợn. Chín mẫu DNA tổng số của lợn Kiềng Sắt đã được nhận dạng kiểu gen bằng kỹ thuật RFLP-PCR với các cặp primer đặc hiệu. Kết quả nghiên cứu đa hình gen leptin cho thấy, tần số kiểu gen AA chiếm tỉ lệ cao nhất (77,78%), kiểu gen GA và GG chiếm tỉ lệ thấp (11,11%). Ngoài ra, phân tích đa hình gen PSS cũng chỉ ra rằng hầu hết các mẫu nghiên cứu đều có kiểu gen đồng hợp tử NN, chỉ có 1 mẫu có kiểu gen dị hợp tử Nn. Kết quả nghiên cứu này là dữ liệu quan trọng trong công tác phát triển giống lợn Kiềng Sắt theo định hướng cho chất lượng thịt cao, đồng thời là cơ sở để đưa ra các phương án bảo tồn nguồn gen quý ở giống lợn bản địa này. Từ khóa: chất lượng thịt lợn, đa hình gen, PCR-RFLP

    GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CÓ HIỆU CHỈNH NITƠ TRONG MỘT SỐ PHỤ PHẨM KHI SỬ DỤNG LÀM THỨC ĂN NUÔI GÀ

    No full text
    Nghiên cứu này đã được triển khai nhằm xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong một số phụ phẩm (khô dầu lạc, khô dầu dừa, bột đầu tôm và tấm gạo) khi được sử dụng làm thức ăn nuôi gà. Tổng số 150 con gà Lương Phượng 35 ngày tuổi được sử dụng trong thí nghiệm. Khẩu phần cơ sở được thiết kế đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho gà ở giai đoạn thí nghiệm. Tổng số 04 khẩu phần thí nghiệm được thiết lập bằng cách thay thế 20% hoặc 40% khẩu phần cơ sở bằng thức ăn thí nghiệm. Giá trị MEN trong các loại thức ăn thí nghiệm được tính theo phương pháp sai khác. Kết quả cho thấy giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong khô dầu dừa, khô dầu lạc, bột đầu tôm và tấm gạo lần lượt là 1444,87 kcal/kg; 2542,51 kcal/kg; 1737,68 kcal/kg và 3539,66 kcal/kg tính theo nguyên trạng. Giá trị MEN của khô dầu dừa từ nghiên cứu này thấp hơn nhiều so với giá trị MEN của khô dầu dừa trong cơ sở dữ liệu thức ăn. Tuy vậy, giá trị MEN của tấm gạo từ nghiên cứu này cao hơn giá trị MEN của tấm gạo từ một số cơ sở dữ liệu hiện nay

    Nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt của lợn Kiềng Sắt ở Quảng Ngãi

    No full text
    Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng thịt của giống lợn bản địa ở Quảng Ngãi. Tổng số 9 con lợn Kiềng Sắt có khối lượng trung bình 29,12 kg/con được mổ khảo sát để xác định các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng thịt. Kết quả cho thấy tỷ lệ thịt móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ của lợn Kiềng Sắt lần lượt là 74,16% và 60,28%.  Tỷ lệ nạc/thịt xẻ đạt 43,41%. Có sự sai khác về độ dày mỡ lưng giữa các vị trí đo, giá trị cao nhất là 2,13 cm xác định được ở vị trí giữa xương sườn số 10 và 11; độ dày mỡ lưng thấp nhất là 1,35 cm ở vị trí kể từ giữa xương sườn cuối cùng lùi về sau 8 cm. Diện tích mắt thịt của lợn Kiềng Sắt là 11,82cm2. Khả năng giữ nước sau giết thịt 24 giờ ở lợn Kiềng Sắt là 96,51%. Giá trị pH trong các loại cơ khác nhau tương đối khác nhau. Sau giết mổ 24 giờ, độ pH trong các loại cơ đều có sự suy giảm đáng kể. Kết quả kiểm tra tồn dư kháng sinh và hormone trong các mẫu thịt đều cho kết quả âm tính. Chế độ nuôi dưỡng đã được áp dụng trên lợn Kiềng Sắt cho mỡ lợn có chất lượng tốt, chỉ số iod của mỡ đạt 64,14. Từ khóa: Chất lượng thịt, lợn bản địa, lợn Kiềng Sắt

    Nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt của lợn Kiềng Sắt ở Quảng Ngãi

    No full text
    Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng thịt của giống lợn bản địa ở Quảng Ngãi. Tổng số 9 con lợn Kiềng Sắt có khối lượng trung bình 29,12 kg/con được mổ khảo sát để xác định các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng thịt. Kết quả cho thấy tỷ lệ thịt móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ của lợn Kiềng Sắt lần lượt là 74,16% và 60,28%.  Tỷ lệ nạc/thịt xẻ đạt 43,41%. Có sự sai khác về độ dày mỡ lưng giữa các vị trí đo, giá trị cao nhất là 2,13 cm xác định được ở vị trí giữa xương sườn số 10 và 11; độ dày mỡ lưng thấp nhất là 1,35 cm ở vị trí kể từ giữa xương sườn cuối cùng lùi về sau 8 cm. Diện tích mắt thịt của lợn Kiềng Sắt là 11,82cm2. Khả năng giữ nước sau giết thịt 24 giờ ở lợn Kiềng Sắt là 96,51%. Giá trị pH trong các loại cơ khác nhau tương đối khác nhau. Sau giết mổ 24 giờ, độ pH trong các loại cơ đều có sự suy giảm đáng kể. Kết quả kiểm tra tồn dư kháng sinh và hormone trong các mẫu thịt đều cho kết quả âm tính. Chế độ nuôi dưỡng đã được áp dụng trên lợn Kiềng Sắt cho mỡ lợn có chất lượng tốt, chỉ số iod của mỡ đạt 64,14. Từ khóa: Chất lượng thịt, lợn bản địa, lợn Kiềng Sắt

    Calcium levels and different short chain fatty acids in diet of broiler chickens

    No full text
    O uso de ácidos graxos de cadeia curta na alimentação de frangos de corte como alternativa aos antibióticos promotores de crescimento pode proporcionar diversos efeitos no trato digestório, entre os quais afetar a digestibilidade dos minerais. Neste trabalho foram testadas inclusões de ácidos graxos de cadeia curta em dietas com níveis crescentes de cálcio objetivando avaliar a retenção aparente de cálcio, fósforo e cobre além do desempenho das aves. Foram utilizados 96 frangos de corte, machos, de linhagem Cobb, dos 21 aos 31 dias de idade. Utilizou-se um esquema fatorial 5X4 (5 – sem ácido orgânico; ácido fórmico, ácido acético, ácido propiônico e ácido butírico) X (4 – níveis de cálcio: 0,40; 0,58; 0,79 e 0,97%) em um delineamento completamente casualizado. As variáveis analisadas foram consumo de ração, ganho de peso, conversão alimentar, metabolizabilidade da matéria seca, matéria orgânica e cinzas, balanço de cálcio, fósforo e cobre, metabolizabilidade da proteína, energia metabolizável, peso da tíbia e cinzas dos ossos.Não foi possível detectar o efeito dos ácidos graxos de cadeia curta em nenhuma das variáveis analisadas. No entanto, houve diferenças significativas entre os níveis de cálcio das dietas em relação à metabolizabilidade da matéria seca e da matéria orgânica e da porcentagem e conteúdo de cinzas dos ossos, peso da tíbia, balanço de cálcio e fósforo. Os resultados encontrados permitem concluir que o nível de cálcio da dieta interfere de forma quadrática na retenção aparente do cálcio e do fósforo e afeta linearmente a metabolizabilidade da matéria seca e da matéria orgânica e o conteúdo em cinzas dos ossos das aves indicando um nível ótimo na dieta de 1% de cálcio. Os ácidos orgânicos utilizados não apresentam efeitos detectáveis sobre o metabolismo do cálcio.The use of short chain organic acids in broiler feeding as a alternative to growth promoting antibiotics can trigger several digestive effects, as affect the efficiency of mineral digestibility. In this study were tested additions of short chain fatty acids (SCFA) in diets with increasing levels of calcium, by measuring apparent calcium, phosphorus and copper retention, as well as animal performance and bone ash. 96 Cobb male broilers from 21 to 31 days of age were used. Experimental diets were assigned in a 5X4 factorial arrange (5- without acids, formic acid, acetic acid, propionic acid and butiric acid; 4 – calcium levels of 0.40, 0.59, 0.78 and 0.97%) in a completely randomized design. The responses evaluated were feed intake, weight gain, feed conversion, dry matter, organic matter, protein and energy metabolizability, tibia weight and ash, calcium phosphorus and copper balance. The addition of SCFA had no effect on all studied responses. Conversely, increasing calcium levels affected positively dry and organic matter metabolizability, tibia weight and ash, and calcium and phosphorus balance. This effect was quadratic for calcium and phosphorus balance and linear for dry and organic matter metabolizability and percent tibia ash, indicating an optimum dietary level around 1% of calcium. By the study of the present responses, SCFA have no detectable effects on calcium metabolism

    MẬT ĐỘ E. COLI VÀ NỒNG ĐỘ NITRAT TRONG HỐ PHÂN, NƯỚC THẢI HẦM BIOGAS, VÀ NƯỚC GIẾNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng ô nhiễm vi khuẩn E. coli và nitrat trong hố phân, nước thải hầm biogas và nước giếng ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng cộng 384 mẫu bao gồm 192 mẫu nước giếng, 96 mẫu chất thải trong hố phân, 96 mẫu nước thải hầm biogas đã được lấy mẫu vào mùa khô và mùa mưa. Kết quả cho thấy có 65,63% (126/192) mẫu nước giếng dương tính với vi khuẩn E. coli. Mật độ tế bào vi khuẩn E. coli trong nước giếng dao động từ 1,43 – 1,76 log CFU/mL. Tỷ lệ ô nhiễm E. coli ở các mẫu nước thải hầm biogas và chất thải chăn nuôi lợn là dao động từ 93,95 – 100%. Mật độ vi khuẩn E. coli trong chất thải chăn nuôi lợn dao động từ 4,93 – 5,97 log CFU/mL. Mật độ vi khuẩn E. coli trong nước thải là 3,54 – 4,17 log CFU/mL. Nồng độ nitrat trong các mẫu nước giếng nghiên cứu đều rất thấp, dao động từ 1,45 - 6,15 mg/L. Không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về hàm lượng nitrat trong nước thải hầm biogas và chất thải chăn nuôi lợn giữa mùa khô và mùa mưa. Hàm lượng nitrat nước thải hầm biogas và trong chất thải dao động từ 0,70 – 0,81 mg/L và 76,10 – 73,10 mg/kg. Từ khóa: chất thải, E. coli, nitrat, nước giếng, nước thải bioga
    corecore