33 research outputs found

    TUỔI THÀNH THỤC KINH TẾ CỦA LOÀI CÂY KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đã củng cố thêm cách xác định tuổi thành thục kinh tế của loài cây Keo tai tượng tại vùng Đông Bắc Bộ. Với lãi suất vay vốn là 7% thì tuổi thành thục kinh tế của loài cây Keo tai tượng tại vùng Đông Bắc Bộ là tuổi 13.Tại thời điểm này, 1 ha rừng có trữ lượng gỗ đạt được là 183,42 m3, sản lượng gỗ là 160,41 m3với tỷ lệ lợi dụng gỗ đạt 87,45%; tỷ lệ gỗ có đường kính trên 15 cm chiếm 68,08%; thu nhập đạt được là khoảng 182 triệu đồng/ha, tỷ lệ gia tăng giá trị gỗ là 7,42%, gần tương đương với lãi suất vay vốn 7%. Tuổi thành thục này dài gần gấp đôi so với các chu kỳ kinh doanh gỗ nhỏ hiện nay. Tuổi này đã đáp ứng được các yêu cầu cung cấp sản phẩm gỗ lớn. Nghiên cứu cũng cho thấy lãi suất vay vốn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục kinh tế của rừng trồng Keo tai tượng ở vùng Đông Bắc Bộ. Khi lãi suất vay vốn tăng lên đến 10% và 15% thì tuổi thành thục kinh tế của cây Keo tai tương sẽ giảm xuống lần lượt là 11 tuổi và 7 tuổi. Nghiên cứu cũng so sánh hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo tai tượng tại tuổi thành thục kinh tế với các chu kỳ trồng rừng gỗ nhỏ hiện nay. Kết quả cho thấy trồng rừng gỗ lớn loài cây Keo tai tượng với chu kỳ dài khoảng 13 tuổi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các chu kỳ trồng rừng gỗ nhỏ hiện nay. Điều này củng cố thêm cơ sở nhằm khuyến khích người dân phát triển trồng rừng gỗ lớn theo định hướng chính sách của Nhà nước đã đặt ra.Từ khóa: thành thục kinh tế, keo tai tượng, trồng rừng gỗ lớn, hiệu quả kinh t

    CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI SỬ DỤNG TÚI THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố tác động đến ý định và hành vi sử dụng túi thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Huế. Mô hình nghiên cứu được thiết lập dựa trên mô hình mở rộng của thuyết hành vi hoạch định (TPB – Theory of Planned Behaviour). Kết quả khảo sát trực tiếp 283 người tiêu dùng với việc sử dụng mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling) cho thấy bốn yếu tố bao gồm: “Thái độ đối với sản phẩm túi thân thiện môi trường”, “Chuẩn đạo đức cá nhân”, “Kỳ vọng về cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai” và “Các chương trình Marketing xanh tại siêu thị” tác động đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường. Các yếu tố này tác động gián tiếp đến hành vi sử dụng túi thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Huế.Từ khóa: hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường, ý định sử dụng túi thân thiện môi trường, lý thuyết hành vi hoạch địn

    CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐÁNH GIÁ NHANH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ

    Get PDF
    Ô nhiễm môi trường đã và đang là một thực trạng báo động ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân là sự hạn chế về trang bị kỹ thuật giúp đánh giá nhanh hiện trạng môi trường. Kết quả đánh giá môi trường tại chỗ sẽ giúp các nhà quản lý cũng như người dân có những định hướng và giải pháp phù hợp. Dựa trên mục tiêu này, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã phát triển thiết bị đo quang phổ hấp thu cầm tay và bộ hóa chất để xác định nhanh 3 chỉ tiêu dinh dưỡng trong môi trường nước biển gồm nitrit (NO2-), amoni (NH4+) và photphat (PO43-). Thử nghiệm cho thấy, máy quang phổ hấp thu cầm tay và bộ thuốc thử đạt giới hạn phát hiện là 0,38 ppb NO2-, 5,8 ppb NH4+ và 34 ppb PO43-. Bước đầu của việc phát triển, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc chế tạo thiết bị cầm tay và bộ hóa chất làm việc tốt trong điều kiện của Việt Nam, thuận tiện cho việc đo đạt ngoài môi trường, chất lượng đảm bảo khi so sánh với bộ kit nhập khẩu, dễ dàng chế tạo, giá thành thấp, phù hợp với thị trường của Việt Nam nên có thể cung cấp rộng rãi cho cộng đồng. Summary: Environmental pollution is a contemporary alert state in Vietnam. One of the reasons is the limit in facility to quickly assess the environmental conditions. A spontaneous assessment in field will help the environmental managers as well as the residents have appropriate solutions to eliminate risks. Our study aims to develop a handy spectrophotometer and chemical kits to determine three nutrient parameters in sea-water including nitrite (NO2-), ammonium (NH4+) and phosphate (PO43-). The testing of this device and chemical kits showed the detection limit 0.38 ppb NO2- , 5.8 ppb NH4+ and 34 ppb PO43-. As a first step in our study, we succeeded in manufacturing the handy device and chemical kits which work well in tropical conditions, suitable for field measurement, quality in comparison with imported chemical kits, easy to make, low cost and affordable to widely provide to the community
    corecore