7 research outputs found

    SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM MÔ CHUYỂN KHÍ MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT THỦY SINH TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ô NHIỄM

    Get PDF
    Thí nghiệm về đặc điểm mô chuyển khí một số loài thủy sinh thực vật trong môi trường nước ô nhiễm nhằm góp phần giải thích cơ chế giúp thực vật thích nghi trong đất ngập nước, đánh giá và chọn lọc loài thủy sinh trong việc cải thiện chất lượng môi trường nước ô nhiễm. Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức: (1) nước thải trồng Môn nước,  (2) nước thải trồng Cỏ mồm, (3) nước thải trồng Lục bình. Nguồn nước thải dùng cho thí nghiệm là nước thải sinh hoạt. Tỷ lệ diện tích khoang khí/diện tích lát cắt ngang các loài cây thí nghiệm được đo ở thời điểm bắt đầu và kết thúc thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy Môn nước (Colocasia esculenta) là loài có sự gia tăng tỷ lệ diện tích khoang khí/diện tích lát cắt ngang thân nhiều nhất 15%, Lục bình (Eichhornia crassipes) 10% và Cỏ mồm (Hymenachne acutigluma) thấp nhất 5%. Tỷ lệ diện tích khoang khí/diện tích lát cắt ngang rễ của Môn nước (Colocasia esculenta) và Lục bình (Eichhornia crassipes) gia tăng cao nhất, tăng 7%. Tỷ lệ gia tăng của Cỏ mồm (Hymenachne acutigluma) thấp nhất đạt 4%

    SỰ PHÂN BỐ CỦA THỦY SINH THỰC VẬT BẬC CAO TRONG CÁC THỦY VỰC Ô NHIỄM HỮU CƠ VÀO MÙA MƯA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

    Get PDF
    Thực vật thủy sinh là đối tượng nghiên cứu với nhiều mục tiêu khác nhau như chỉ thị môi trường, thay đổi môi trường, xử lý ô nhiễm và hấp thu dinh dưỡng. Để góp phần vào việc ứng dụng chỉ thị sinh học trong quản lý môi trường nước, nghiên cứu “Sự phân bố của thủy sinh thực vật trong các thủy vực ô nhiễm hữu cơ vào mùa mưa ở Thành Phố Cần Thơ” đã được thực hiện. Nghiên cứu đã chọn 3 kênh trong thành phố Cần Thơđể khảo sát là kênh Lộ 91, Cái Sơn – Hàng Bàng và kênh 51. Kết quả cho thấy các kênh nghiên cứu có hàm lượng COD dao động từ 32,07 mg/l đến 138,47 mg/l, Tổng đạm dao động từ3,89 mg/l đến 33,79 mg/l và tổng lân dao động từ 2,86 mg/l đến 11,14 mg/l. Nghiên cứu chủ yếu tập trung khảo sát nhóm thực vật bậc cao và đã xác định được 20 loài thực vật thủy sinh phổ biến thuộc 14 họ. Đặc biết có 9 loài xuất hiện trong cả 3 kênh. Năm loài thực vật thủy sinh ưu thếđược xác định là lục bình (Eichhornia crassipes), cỏ mồm (Hymenachne acutigluma), cỏ lông tây (Brachiaria mutica), môn nước (Colocasia esculenta L.) và rau muống (Ipomoea aquatica) với chỉ số quan trọng lần lượt là 75%, 55%, 48%, 46% và 34 %

    DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG ĐẠM TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRỒNG CÂY ĐIÊN ĐIỂN (SESBANIA SESBAN)

    Get PDF
    Chất lượng nước thải được cải thiện một cách đáng kể trong hệ thống trồng cây điên điển. Hiệu suất xử lý nước thải của điên điển đối với đạm tổng là 59,15%, nitrate 81,77% và amonium 83,68%. Điên điển có khả năng thích nghi và phát triển tốt trong môi trường nước thải thông qua các chỉ tiêu sinh học. Trọng lượng tươi tăng 13 lần; chiều cao cây tăng gần gấp 3 lần; chiều dài rễ tăng 1,66 lần; sinh khối tươi trung bình trên 1 m2 tăng 11,49 lần. ở thời điểm kết thúc thí nghiệm (sau 45 ngày), khi thu hoạch sinh khối đồng thời điên điển đã lấy đi 407,8 g N/m2, phân tích hàm lượng đạm cao nhất trong lá và thấp nhất trong thân. Các kết quả cho thấy chất lượng nước thải được cải thiện đáng kể  khi trồng điên điển, đặc biệt là làm giảm hàm lượng  đạm

    Sự phân bố và thành phần loài nấm lớn tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2015 đến tháng 10/2016 nhằm cung cấp thông tin về đa dạng nấm lớn tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, hỗ trợ cho công tác quản lý đa dạng sinh học của khu vực khảo sát. Nghiên cứu đã ghi nhận 57 loài nấm lớn thuộc 39 chi, 24 họ, 12 bộ, 5 lớp thuộc 3 ngành (Basidiomycota, Myxomycota và Ascomycota); trong đó, ngành Basidiomycota có mức độ đa dạng loài cao nhất với 53 loài (92.98%), bộ Agaricales và Polyporales với mức độ đa dạng cao lần lượt là 20 và 18 loài. Bên cạnh đó, mức độ đa dạng nấm lớn ở cả 4 sinh cảnh được khảo sát đều ở mức thấp (đất rừng, đất rừng có canh tác và ven sông) và rất thấp (đất nông nghiệp)

    Thành phần loài và sự phân bố của động vật đất phổ biến tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thành phần loài và sự phân bố của động vật đất trên các sinh cảnh đại diện tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang từ năm 10/2015 đến 10/2016. Nghiên cứu thực hiện trên 3 sinh cảnh với 35 ô mẫu được khảo sát bao gồm:(1) đất nông nghiệp, (2) đất nông lâm kết hợp, và (3) đất rừng tràm. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 59 loài thuộc 30 chi, 18 họ, 8 bộ và 6 lớp, gồm: lớp Hình nhện (Arachnida), lớp Chân môi (Chilopoda), lớp Chân kép (Diplopoda), Entognatha, lớp Côn trùng (Insecta) và lớp Giun ít tơ (Oligochaeta) trong hai ngành Giun đốt (Annelida) và Động vật chân khớp (Arthropoda).  Mặt khác, các loài động vật đất phân bố khác nhau theo mùa và theo các sinh cảnh tự nhiên. Bên cạnh đó, động vật đất còn có mối tương quan với độ dày của tầng thảm mục với hệ số tương quan r=0,81 vào mùa mưa và r=0,83 trong mùa khô
    corecore