310 research outputs found

    HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

    Get PDF
    University autonomy has implemented many models, and the studies of scientists around the world have been summarized and applied in practice, but the models and operating mechanisms have the suitability, particular shortcomings in each country, territory as well as in Vietnam. The connotation of university autonomy includes: autonomy in organizational structure, autonomy in personnel, academic autonomy and financial autonomy. However, there is not a suitable model about university autonomy for Vietnam in current situation. Therefore, the selection of models and the formulation of legal policies on autonomy must be based on scientific basis as well as summarize practical practices to ensure the development of autonomy in higher education sustainability. This study aims to summarise about the university autonomy in the developed countries and propose the experiences and recommendation to apply the suitable models of university autonomy for the higher education in Vietnam.Tự chủ đại học đã có nhiều mô hình được tổ chức thực hiện và các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã được tổng kết, áp dụng trong thực tiễn, song các mô hình và cơ chế vận hành có những sự phù hợp, và hạn chế bất cập riêng tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ cũng như tại Việt Nam. Nội hàm tự chủ đại học gồm: tự chủ về cơ cấu tổ chức, tự chủ về nhân sự, tự chủ học thuật và tự chủ tài chính. Tuy nhiên, chưa rõ mô hình nào phù hợp với quản trị đại học và tự chủ đại học của giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Do đó, việc lựa chọn mô hình, xây dựng các chính sách pháp luật về tự chủ đại học phải trên cơ sở các căn cứ khoa học và tổng kết thực tiễn đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển tự chủ giáo dục đại học bền vững. Bài viết này nhằm mục đích tóm lược về tự chủ đại học ở các quốc gia phát triển ở trên thế giới và rút ra kinh nghiệm cũng như các giải pháp kiến nghị cho việc thực hiện tự chủ ở các trường đại học tại Việt Nam. &nbsp

    ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA CÂY SẾN TRUNG (Homalium ceylanicum (Gardner) Benth) TRONG RỪNG TỰ NHIÊN Ở PHÚ LỘC VÀ NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu cho thấy Sến trung là cây ưa sáng, cây gỗ lớn thường xanh, có hình dáng đẹp. Sến trung phân bố rải rác ven các khe suối, ở những nơi có độ cao dưới 1.110 m, nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 21,5–25,2 °C, độ ẩm không khí trung bình năm từ 83 đến 87 %, lượng mưa từ 2.773–3.642 mm/năm, trên các loại đất ferralit đỏ vàng với độ dày tầng đất từ 80 đến 100 cm. Thành phần cơ giới của đất chủ yếu là thịt nhẹ đến trung bình, đất hơi chua với pHKCl = 4–4,5, hàm lượng mùn từ 1,8 % đến 2,7 %, độ tàn che của rừng trong khoảng 0,4–0,8. Sến trung thường mọc kèm với các loài cây Dẻ gai sapa (Castanopsis chapaensis) và Trâm mốc (Syzygium cuminii), Trường vải (Paranephelium spirei), Trám trắng (Canarium album), Chò đen (Parashorea stellata) và Mít nài (Artocarpus asperula). Sến trung có mật độ cây tái sinh rất thấp và không tham gia vào công thức tổ thành. Tỷ lệ cây tốt khoảng 66,8–73,7 %. Cây tái sinh chủ yếu từ hạt chiếm khoảng 92,7–94,3 %. Cây tái sinh triển vọng tại Nam Đông (1.873 cây/ha), Phú Lộc (3.980 cây/ha). Mạng hình phân bố cây tái sinh có phân bố đều.Từ khóa: đặc điểm sinh học, phân bố, Sến trung, rừng tự nhiên, Thừa Thiên Hu

    NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN SỐ TỐC ĐỘ QUAY CNC THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP HAI MẠCH VÒNG

    Get PDF
    Bài báo này trình bầy kết quả nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống điều khiển số tốc độ quay CNC theo phương pháp tích hợp hai mạch vòng, điều khiển âm điện áp phần ứng và dương dòng điện động cơ DC Servo, dùng thuật toán PID, các vi điều khiển PIC 18F4550, PIC 16F877A. Chương trình điều khiển tốc độ hai trục quay được truyền từ máy tính nhờ truyền thông USB tới mạch Master và Slave. Hệ thống này đảm bảo điều chỉnh tốc độ quay ổn định do thay đổi tải khi cắt gọt vật liệu trong quá trình gia công trên các máy CNC. Với thành công của kết quả nghiên cứu, tạo ra khả năng hoàn chỉnh thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển số dạng mô hình công nghiệp, dùng để tích hợp trong máy gia công cơ khí CNC

    Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng bò thịt tại tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận “Liên kết chuỗi giá trị - Valuelinks” của Eschborn GTZ và phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nghiên, cỡ mẫu được chọn là 143 quan sát; trong đó có 96 hộ nuôi bò (người nuôi bò), 6 hộ thu mua bò, 5 lò mổ gia súc, 6 hộ bán sỉ, 15 hộ bán lẻ và 15 hộ tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 chức năng tham gia chuỗi như: người cung cấp đầu vào, người nuôi bò, người thu mua bò, lò mổ gia súc, người bán sỉ, bán lẻ và người tiêu dùng. Có 4 kênh thị trường chính trong chuỗi giá trị bò thịt Sóc Trăng và đều là kênh tiêu thụ nội địa. Phân tích doanh thu và lợi nhuận toàn chuỗi giá trị ngành hàng bò thịt cho thấy, lợi nhuận hộ nuôi bò là cao nhất 69,6%, kế đến là lò mổ gia súc 11,2%, thu mua bò 10,0%, hộ bán lẻ 6,4% và hộ bán sỉ 2,8%. Tuy nhiên, lợi nhuận theo tác nhân thì lò mổ gia súc chiếm tỷ lệ cao nhất 80%, người bán sỉ 11,6%, thu mua bò 4,3%, bán lẻ 3,5% và thấp nhất là hộ chăn nuôi bò. Giải pháp nâng cấp chuỗi Sóc Trăng là: (i) mở rộng chăn nuôi, hỗ trợ vốn đầu tư con giống, tăng cường kỹ thuật; (ii) người chăn nuôi cần cập nhật thông tin thị trường; và (iii) phát triển lò mổ gia súc đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu khi tăng qui mô chăn nuôi

    ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ CHUYỂN HÓA PROTEIN CỦA CÁ TRẮM ĐEN MYLOPHARYNGODON PICEUS (RICHARDSON, 1846)

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện để tìm ra loại thức ăn thích hợp cho cá trắm đen (Melopharyngodon piceus) giai đoạn 30 - 100 g. Sử dụng 3 loại thức ăn khác nhau BLC1, BLC2, BLC3. Cá thí nghiệm được thả trong 6 ô ao với diện tích 350 m2/ô, mật độ thả 1 con/m2. Cho cá ăn ngày 2 lần các loại thức ăn trên ở mức gần thỏa mãn, ước tính từ 3 - 5% khối lượng cá/ngày. Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá 20 ngày/lần, mỗi lần cân 50 cá thể/ô. Tỷ lệ sống, hệ số thức ăn và phần trăm chuyển hóa protein được xác định vào thời điểm kết thúc thí nghiệm. Kết quả cho thấy, sau 60 ngày nuôi cá trắm đen tăng trưởng nhanh nhất ở nghiệm thức BLC2 (ADG 0,11 cm/con/ngày và 1,14 g/con/ngày; SGR 0,69%/ngày và  2,17%/ngày), sau đó là ở nghiệm thức BLC1 (ADG 0,1g/con/ngày và 0,92g/con/ngày; SGR 0,59% và 1,93%/ngày) và chậm nhất ở nghiệm thức BLC3 (ADG 0,085cm/con/ngày và 0,74g/con/ngày; SGR 0,58% và 1,72%/ngày). Khối lượng trung bình của cá khi kết thúc thí nghiệm lần lượt là  93,61 g/con, 86,96 g/con và 68,9 g/con ở các công thức BLC2, BLC1 và BLC3. Tỉ lệ sống của cá thí nghiệm đạt trên 99%, hệ số thức ăn lần lượt của các loại thức ăn là BLC1 (2,1), BLC2 (1,9) và BLC3 (2,4). Phần trăm chuyển hóa protein của các loại thức ăn là BLC1 (19,59), BLC2 (19,90) và BLC3 (16,89).Tuy nhiên, theo kết quả phân tích ANOVA cho thấy các chỉ tiêu (khối lượng trung bình, ADG về khối lượng FCR và PPD) sai khác có ý nghĩa (P 0,05), còn lại các chỉ tiêu khác sai khác không có ý nghĩa (P 0,05).Summary: This study was undertaken to determine suitable feed for black carp (Melopharyngodon piceus) 30 -100g stage. Three different feed formulations were used BLC1, BLC2, BLC3. Experimental fish werw stocked in 6 hapa in 03 ponds with 350 m2/hapa, density stocking 1fish/m2. Feeding twice/day with above feed kinds at demand of fish. Growth rate of fish was check every 20 days, each to weigh 50fish/hapa. Survival of fish, FCR and percent protein deposited were determine at the end of the experiment. The results show that, after 60 days Black carp reach fastest growth at BLC2 (ADG 0.11 cm/fish/day and 1.14 g/fish/day; SGR 0.69%/ngày and 2.17%/day), follow is BLC1 (ADG 0.1 cm/fish/day and  0.92 g/fish/day; SGR 0.59%/day and 1.85%/day) and slowest at BLC3 (ADG 0.085 cm/fish/day and 0.74 g/fish/day; SGR 0.58%/day and 1.72%/day). Average weight of fish at the end of the experiment is 93.61 g/fish, 86.96 g/fish and 68.9 g/fish at BLC2, BLC1 and BLC3 respectively. The survival of experimental fish at 3 feed formulations equivalent and over 99%, FCR of BLC1 (2,1), BLC2 (1.9) and BLC3 (2.4). Percent protein deposited of BLC1 (19.59), BLC2 (19.90) and BLC3 (16.89). ANOVA analysis shows that the differences between the feed formulations about ADG weight, FCR are statistical significance (P0.05), SGR (L,W), ADG (L) and PPD, survival are not significantly diferent (P0.05)

    ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện ở thành phố Đà Lạt nhằm đánh giá thích hợp đất đai đối với một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp và làm cơ sở cho quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững. Trên cơ sở chồng ghép 5 bản đồ gồm: loại đất, thành phần cơ giới, độ dốc, tầng dày, và tưới tiêu, chúng tôi đã xác định được 48 đơn vị bản đồ đất đai, trong đó 36 đơn vị bản đồ đất đai là đất sản xuất nông nghiệp với diện tích 13.412,79 ha. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho thấy các loại hình sử dụng đất sản suất nông nghiệp thích hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu ở thành phố Đà Lạt. Cụ thể, phần lớn diện tích đất nông nghiệp được đánh giá thích hợp ở mức thích hợp trung bình (S2) và ít thích hợp (S3) đối với loại hình sử dụng đất hoa, rau, chè, cà phê, cây ăn quả và cây lương thực. Trong tương lai, loại hình sử dụng đất có khả năng nâng hạng thích nghi từ S3 lên S2 là hoa và rau với diện tích nâng hạng lần lượt là 1.690,29 ha và 1.062,20 ha. Định hướng sử dụng đất đến năm 2030 là tăng diện tích trồng rau và hoa, giữ nguyên diện tích chè và cà phê. Sản xuất nông nghiệp ở thành phố Đà Lạt đóng vai trò quan trọng đối với cơ cấu kinh tế và xã hội, đặc biệt là loại hình sử dụng đất trồng hoa và rau.Từ khóa: Đánh giá đất, đất sản xuất nông nghiệp, loại hình sử dụng đất, thích hợp đất đai, Đà Lạ

    THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA TINH DẦU BLUMEA BALSAMIFERA (L.) DC. PHÂN BỐ Ở LÂM ĐỒNG, VIỆT NAM

    Get PDF
    In the present study, the chemical composition and the antibacterial properties of the essential oil obtained from fresh leaves of Blumea balsamifera (L.) DC. in Lamdong are reported. The hydrodistillation method was used to isolate essential oil from leaves of this species, and gas chromatography/mass spectrometry (GC-MS) techniques were used to analyze the chemical constituents of the essential oil. Thirty six chemical constituents of the essential oil derived from fresh leaves of B. balsamifera were identified, in which the major compounds of the essential oil were camphor, caryophyllene, caryophyllene oxide, β-eudesmol, thymol hydroquinone dimethyl ether, and t-eudesmol, accounting for 43.69%, 12.71%, 5.98%, 4.84%, 4.63%, and 3.32%, respectively. Moreover, by using the agar well diffusion method, the antibacterial effects of B. balsamifera essential oilagainst Staphylococcus aureus and Escherichia coli were tested by the inhibition zone diameter test to evaluate the antibacterial activity.Trong nghiên cứu này, thành phần hoá học và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu thu từ lá tươi loài Blumea balsamifera (L.) DC. phân bố ở Lâm Đồng, Việt Nam đã được công bố. Tinh dầu lá tươi của loài B. balsamifera (L.) DC. được thu nhận bằng phương pháp cất kéo hơi nước và được làm khan bằng Na2SO4. Bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS) đã xác định được 36 thành phần hoá học có trong tinh dầu lá tươi loài B. balsamifera (L.) DC. ở Lâm Đồng, trong đó các hợp chất chính là camphor (43.69%), caryophyllene (12.71%), caryophyllene oxide (5.98%), β-eudesmol (4.84%), thymol hydroquinone dimethyl ether (4.63%), và t-eudesmol (3.32%). Bên cạnh đó, phương pháp khuếch tán giếng thạch cũng đã được sử dụng để đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu này lên hai chủng vi sinh vật là Staphylococcus aureus và Escherichia coli, thông qua kích thước vòng kháng khuẩn cho thấy tinh dầu này có khả năng kháng cả ha chủng vi sinh vật thử nghiệm

    ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Bài báo đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Bài báo sử dụng Phương pháp thu thập số liệu, Phương pháp so sánh, Phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước và sử dụng đất lâm nghiệp và Phương pháp phân tích, xử lý số liệu. Với diện tích đất lâm nghiệp chiếm đến 41,5% tổng diện tích tự nhiên, việc quản lý đất lâm nghiệp tại thành phố Quy Nhơn hiện nay gặp rất nhiều khó khăn vì mức độ biến động phức tạp đang diễn ra. Việc phân tích các tài liệu thu thập được từ địa phương và khảo sát điều tra người dân và cán bộ trên địa bàn thành phố cho thấy chất lượng thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ địa chính xã, phường đạt được hiệu quả khả quan. Ngoài ra, từ việc đánh giá tổng hợp từng tiêu chí quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp, các chỉ tiêu có điểm tổng hợp đạt mức khá, trong đó công tác thành lập các bản đồ và quản lý hồ sơ địa chính, đánh giá và định giá đất đạt điểm đánh giá cao nhất với 3,39 điểm. Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR) trung bình năm cho thấy hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp của thành phố Quy Nhơn đạt ở ngưỡng cao của mức trung bình với BCR từ 1,58 đến 1,74. Nghiên cứu đã chỉ ra được hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đạt ở mực có hiệu quả khá cao.Từ khóa: đất lâm nghiệp, hiệu quả sử dụng, Quy Nhơn, quy hoạc

    TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN THU TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá công tác quản lý các nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Đức Trọng trong giai đoạn 2015–2018. Hướng nghiên cứu tập trung vào các chính sách hiện có để làm rõ thực trạng khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại địa phương. Cùng với các thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của chính quyền, các tác giả đã tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp với các nhà chuyên môn về công tác quản lý tài chính về đất đai, nhằm để có cái nhìn rộng hơn về những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nguồn thu chính từ đất đai việc khai thác, huy động nguồn lực từ đất đai tại huyện Đức Trọng đã đạt được những kết quả nhất định. Kết quả khai thác, huy động nguồn lực tài chính đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, cơ cấu nguồn thu của địa phương không ngừng tăng lên qua các năm, chiếm tỷ trọng từ 18,83% đến 26,17% tổng thu ngân sách giai đoạn 2015 - 2018.Từ khóa: đất đai, nguồn thu tài chính, Đức Trọng, Lâm Đồn

    ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ BAO BÌ ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ THỜI GIAN BẢO QUẢN XOÀI CÁT HÒA LỘC

    Get PDF
    Sử dụng nhiệt độ thấp và lựa chọn bao bì phù hợp trong tồn trữ trái xoài cát Hòa Lộc sau thu hoạch là vấn đề được quan tâm trong nghiên cứu này. Trái xoài được thu hoạch ở độ tuổi từ 95-100 ngày (được tính từ sau khi hoa nở). Các khoảng nhiệt độ tồn trữ : 8-10oC, 10-12oC, 12-14oC (RH ? 50%) kết hợp việc sử dụng bao LDPE (25.10-2 x 35.10-2 x 5.10-6 m) đục lỗ. Tỷ lệ đục lỗ: 0,3%, 0,5%, 1% và 1,5% (so với tổng diện tích bao bì). Các lỗ được bố trí đều đặn ở hai bên mặt của bao bì với các đường kính lỗ tương ứng 1mm, 2mm, 3mm, 4mm và 5mm. Kết quả cho thấy nhiệt độ tồn trữ thích hợp từ 10-12oC (RH ? 50%) trong bao bì LDPE.  Việc tạo ra các lỗ có đường kính 3mm trên bề mặt bao bì với tỷ lệ đục lỗ 0,5% cho thấy hiệu quả trong việc ngăn chặn sự đọng ẩm nhưng làm tăng hao hụt khối lượng trái xoài (13,11%). Trái xoài có thể giữ được chất lượng và giá trị cảm quan đến 32 ngày
    corecore