70 research outputs found

    Phân lập và xác định nấm gây hại trên cây nghệ (Curcuma)

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra những dòng nấm gây hại trên củ nghệ (Curcuma) được bảo quản làm dược liệu. Quá trình phân lập và nhận diện sơ bộ thông qua đặc điểm hình thái được 17 dòng nấm gây hại từ bốn mẫu nghệ tươi là nghệ Bình Phước, nghệ Indonesia, nghệ Xà Cừ, nghệ Đen và ba mẫu nghệ khô là AGZG030510, AGZG010510, DL020611. Tất cả các dòng nấm được phân lập đều có hại trên thực vật. Mười lăm dòng nấm được tuyển chọn từ mười bảy dòng trên để tiến hành định danh bằng kỹ thuật PCR và giải trình tự vùng gene ITS. Kết quả cho thấy có bảy dòng nấm thuộc chi Fusarium gồm: F. oxysporum, F. chlamydosporum, F. verticilliodes và bốn dòng F. proliferatum; ba dòng thuộc chi Aspergillus: A. flavus, A. terreus, A. tubingensis; hai dòng thuộc chi Penicillium; một dòng Rhizopus oryzae; một dòng Dichotomomyces cejpii và một dòng Coriolopsis polyzona. Từ các dòng nấm đã định danh xác định được giản đồ phả hệ thể hiện độ tương quan di truyền giữa chúng. R. oryzae và C. polyzona thuộc hai nhánh khác vì chúng thuộc hai ngành nấm lớn là Zygomycetes và Basidiomycestes. Các loài nấm còn lại được chia làm hai nhánh có chỉ số bootstrap 87% và cùng thuộc Ascomycetes

    KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NH4+, PO43- AND BOD TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO CÓ TRỒNG THỦY CANH CỎ VETIVER (VETIVER ZIZANIODES L.) VÀ LỤC BÌNH (EICHHORNIA CRASSIPES)

    Get PDF
    Thí nghiệm so sánh khả năng xử lý nước thải ô nhiễm từ trại chăn nuôi bằng phương pháp trồng thủy canh cỏ Vetiver (Vetiver zizanioides L.) và cây Lục Bình (Eichhornia crassipes).  Kết quả ghi nhận cây Lục Bình không sống được sau 8 ngày trồng  trong môi trường nước ô nhiễm hữu cơ với chỉ tiêu BOD bằng 245.8mg/L.  Ngược lại Vetiver phát triển tốt trong điều kiện nước ô nhiễm và làm giảm các chỉ số BOD, Nitrat và Lân hữu cơ.  Các chỉ tiêu theo dõi đặc tính sinh học như phần trăm gia tăng trọng lượng chất tươi, chất khô ở thân, sự hình thành hệ thống rễ và chiều dài rễ cũng gia tăng một cách có nghĩa

    KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI ARTOCARPUS

    Get PDF
    Sáu mẫu cây thuộc chi Artocarpus trong thí nghiệm được thu thập từ một số địa điểm khác nhau thuộc các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, và TPHCM. Trước hết, mức độ đa bội thể của các mẫu được xác định thông qua phương pháp dòng chảy tế bào (Flow cytometry). Các mẫu DNA sau khi ly trích được dùng để thực hiện phản ứng PCR với các cặp mồi ITS1/ITS4 (White et al. 1990) và matK-VF/matK-VR (Tina, 2005) để khuếch đại vùng gene ITS và matK. Trình tự của hai gene này sau đó được phân tích bằng phần mềm PAUP 4.0 theo phương pháp parsimony, để dựng giản đồ phả hệ thể hiện mối tương quan của các cây được nghiên cứu. Protein lá của các mẫu  cây cũng được nghiên cứu bằng kỹ thuật điện di SDS-PAGE. Kết quả thu được cho thấy các cây có mức độ đa bội thể khác nhau (2n, 3n, 4n). Khảo sát mức đa bội thể và trình tự gene ITS cho kết quả: có thể các cây H.TG, H.SG và H.CT là Artocarpus camansi, K.CT1 và K.CT2 là Artocarpus altilis, K.TG là cây lai Artocarpus altilis x Artocarpus mariannensis. Tuy nhiên, trình tự đoạn matK và phổ điện di SDS-PAGE protein chưa thể dùng phân biệt các loài A. altilis, A. mariannensis và cây lai A. altilis x  A. mariannensis trong thí nghiệm này

    TUYỂN CHỌN VÀ TÁI SINH MỘT SỐ GIỐNG LÚA CÓ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Mười tám giống lúa thu thập được từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá khả năng chống chịu mặn bằng cách sử dụng dung dịch Yoshida bổ sung 0?, 4?, 6? NaCl. Kết quả cho thấy tỉ lệ cây sống, chiều cao thân, chiều dài rễ, trọng lượng khô thân lúa đều giảm mạnh khi nồng độ mặn tăng lên trong khi hàm lượng chlorophyll thay đổi không đáng kể. Bốn marker RM206, RM223, RM8094 và RM10745 đã được sử dụng để đánh giá sự liên kết với gen chịu mặn của các giống thí nghiệm. Phân tích kết quả PCR cho thấy rằng chỉ có RM206 cho thấy sự liên kết với kiểu gen chịu mặn. Ba giống cao sản MTL480, MTL687 và ST20 được chọn để nghiên cứu mô đột biến trong môi trường mặn. Kết quả nghiên cứu nuôi cấy mô cho thấy hai giống MTL480 và MTL687 có khả năng tái sinh chồi cao (46,02% và 45,63%) khi bổ sung 5? NaCl vào môi trường nuôi cấy có. Khi nồng độ NaCl tăng lên 10? thì chỉ có 30,67% mô sẹo của giống MTL480 có khả năng tái sinh. Cây con được chuyển sang nhà lưới để đánh giá khả năng chịu mặn, kết quả ghi nhận 100% cây con tái sinh đều sống sót sau 30 ngày trong điều kiện mặn 6?

    Thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật gây bệnh của tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi (Citrus grandis (L.) Osbeck)

    Get PDF
    Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định thành phần hóa học và khảo sát được các hoạt tính kháng vi sinh vật gây bệnh của tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi (Citrus grandis (L.) Osbeck) được ly trích bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Khảo sát khả năng kháng khuẩn của tinh dầu với vi khuẩn Staphylococcus aureus, Bacillus cereus và Escherichia coli bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch với nồng độ tinh dầu (50%, 25%, 10% và 5%). Đánh giá khả năng kháng nấm mốc được thực hiện với Aspergillus flavus bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. Kết quả cho thấy hiệu suất tinh dầu thu được 1,78%, xác định được 25 thành phần chính trong tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi như các hợp chất terpen, rượu và aldehyde. Khả năng kháng 3 chủng vi khuẩn S. aureus, B. cereus và E. coli ở nồng độ tinh dầu 50% đường kính vòng kháng vô khuẩn lần lượt là 15,67 ± 0,76 mm, 14,00 ± 0,92 mm và 12,33 ± 0,57 mm; ở nồng độ 25% là 13,33 ± 0,58 mm, 11,00 ± 0,87 mm và 9,33 ± 0,58 mm. Kết quả kháng nấm mốc A. flavus với hiệu suất kháng nấm ở nồng độ tinh dầu 50%, 25%, 10% và 5% lần lượt là 81,24 ± 2,25%, 62,58± 2,04%, 26,19 ± 2,02% và 8,35 ± 2,24%
    corecore