33 research outputs found

    NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUI TRÌNH M-PCR CHẨN ĐOÁN ĐỒNG THỜI VI KHUẨN EDWARDSIELLA ICTALURI VÀ AEROMONAS HYDROPHILA TRÊN THẬN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

    Get PDF
    Qui trình PCR phát hiện đồng thời vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila nhiễm trên thận cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được thực hiện và chuẩn hóa. Mồi xuôi EiFd-1 và mồi ngược EiRs được sử dụng để khuếch đại đoạn đặc hiệu trên gen 16S RNA của E. ictaluri với sản phẩm PCR là 407 bp (Panangala et al., 2007). Mồi xuôi AeroFd và mồi ngược AeroRs được sử dụng để khuếch đại gen Aerolysin của A. hydrophila với sản phẩm PCR là 209 bp (Panangala et al., 2007). Độ nhạy của qui trình là 100 pg DNA chiết tách từ thận cá tra cho E. ictaluri và 1ng cho A. hydrophila. Tính đặc hiệu của qui trình được kiểm tra với vi khuẩn phổ biến trong thuỷ sản là Vibrio harveyi, V. alginolyticus, V. cholerae, A. sobria; A. carviae, Pseudomonas putida, Eschericchia coli, Bacillus subtilis. Qui trình có ứng dụng tốt để phát hiện nhanh, nhạy và đặc hiệu đồng thời E. ictaluri và A. hydrophila nhiễm trên cá tra

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA HỆ VẬT LIỆU NANO TỔ HỢP MANG KHÁNG SINH ĐỐI VỚI VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS – GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TUY TỤY CẤP (AHPNS) TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG Litopenaeus vannamei (Boone 1931)

    Get PDF
    TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá khả năng kháng khuẩn của hệ vật liệu nano tổ hợp mang kháng sinh Ag-TiO2-Doxycycline-Alginate (TiO2 - Ag/ DO /Alg) đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus - tác nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm Chân trắng. Trong nghiên cứu này, hệ vật liệu nano TiO2- Ag/ DO /Alg được tổng hợp tại Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được phân lập từ 60 mẫu tôm bệnh trên cơ sở triệu chứng bệnh, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh thái. Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ nano TiO2-Ag /DO/Alg có hiệu lực diệt khuẩn V. parahaemolyticus tốt và vượt trội hơn kháng sinh DO thông thường (p<0.05). Hệ nano với nồng độ 50ppm cho đường kính vòng kháng khuẩn lớn hơn so với kháng sinh DO ở nồng độ 1000ppm (p<0.05).Từ khóa:  TiO2-Ag /DO/Alg, Vibrio parahaemolyticus, bệnh AHPN

    NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ TRÁCH NHIỆM MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM

    No full text
    Bài viết đánh giá tác động của các yếu tố quản trị doanh nghiệp (QTDN) đối với việc thực hiện trách nhiệm môi trường (TNMT) của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập bằng tay gồm 898 quan sát từ các báo cáo thường niên của doanh nghiệp sản xuất được công bố trong giai đoạn từ 2010 đến 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi đặt trong tương quan tác động lẫn nhau, quy mô Hội đồng quản trị (HĐQT), số lượng tiểu ban, trình độ học vấn và thâm niên của Tổng giám đốc (TGĐ) có tác động tích cực lên việc thực hiện TNMT, trong khi đó yếu tố độ tuổi, ngành học kinh tế - kinh doanh và tính kiêm nhiệm của TGĐ lại có tác động tiêu cực lên TNMT của doanh nghiệp. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở cấp độ doanh nghiệp và xã hội

    NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUI TRÌNH PCR CHẨN ĐOÁN VI KHUẨN AEROMONAS HYDROPHILA TRÊN THẬN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

    Get PDF
    Qui trình PCR phát hiện vi khuẩn Aeromonas hydrophila nhiễm trên thận cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được thực hiện và chuẩn hóa. Trong qui trình này mồi xuôi AeroFd và mồi ngược AeroRs được sử dụng để khuếch đại gen Aerolysin của A. hydrophila với sản phẩm PCR là 209 bp (Panangala et al., 2007). Độ nhạy của qui trình là 100 pg DNA chiết tách từ thận cá tra. Tính đặc hiệu của qui trình được kiểm tra với vi khuẩn phổ biến trong thủy sản là Vibrio alginolyticus, V. harveyi, Edwardsiella ictaluri, Escherichia coli, Pseudomonas putida. Qui trình có thể ứng dụng để phát hiện nhanh và nhạy A. hydrophila nhiễm trên cá tra so với phương pháp sinh hóa truyền thống
    corecore