25 research outputs found

    MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU POLYME NANOCOMPOZIT TRÊN CƠ SỞ BLEND NBR/PVC VÀ NANOCLAY

    Get PDF
    Vật  liệu polyme nanocompozit  trên cơ  sở cao  su nitril butadien  (NBR)/polyvinylchloride (PVC)/Nanoclay  (Cloisite  93A)  được  chế  tạo  bằng  phương  pháp  trộn  kín  rồi  cán  trộn. Ảnh hưởng  của  hàm  lượng Cloisite  93A  tới  cấu  trúc,  tính  chất  vật  liệu  được  khảo  sát  bằng  các phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM), hiển vi điện tử truyền qua (TEM), nhiễu xạ tia X (XRD), phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) và đo một số tính năng cơ học. Những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với hàm lượng 3 % Cloisite 93A gia cường, vật liệu có cấu trúc dạng chèn lớp, có độ bền nhiệt cao và đạt được tính năng cơ học cao hơn ở các tỉ lệ khác và hơn hẳn vật liệu nền NBR/PVC blend

    NGHIÊN CỨU LÀM GIÀU ĐẤT HIẾM TỪ QUẶNG THẢI ĐỒNG SIN QUYỀN

    Get PDF
    Tuyển làm giàu đất hiếm từ quặng thải nhà máy tuyển đồng Sin Quyền đã được nghiên cứu. Quặng thải nhà máy đồng Sin Quyền với cỡ hạt 0,074 mm chiếm 90 ÷ 95 % có hàm lượng tổng oxit đất hiếm 0,7 %. Bằng việc kết hợp phương pháp tuyển nổi-từ đã làm giàu tổng oxit đất hiếm lên 3,8 %, hệ số làm giàu ~ 6 lần

    Phân tích hiệu quả sản xuất và sử dụng năng lượng điện trong nuôi tôm sú (Penaeus monodon) và thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh và quảng canh cải tiến ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả sản xuất và sử dụng điện của các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) và tôm sú thâm canh (TC) và quảng canh cải tiến (QCCT) để ước lượng nhu cầu sử dụng điện của các mô hình nuôi tôm này làm căn cứ cho phát triển hệ thống cung cấp và sử dụng điện trong nuôi tôm theo hướng bền vững. Kết quả cho thấy năng suất của mô hình nuôi tôm TCT lót bạt (47±19 tấn/ha/vụ) cao hơn tôm TCT nuôi trong ao đất (10±11 tấn/ha/vụ), mô hình nuôi tôm sú thâm canh (5±3 tấn/ha/vụ), và thấp nhất là mô hình tôm sú QCCT (0.39±0.23 tấn/ha/năm). Mô hình nuôi tôm TCT trong ao lót bạt có tiêu hao điện là 3.235 kW.h/tấn tôm (chi phí điện là 5.085 đồng/kg tôm) cao hơn so với nuôi tôm TCT trong ao đất là 2.914 kW.h/tấn tôm (4.514 đồng/kg tôm), nhưng thấp hơn mô hình nuôi tôm sú TC là 4.173 kW.h/tấn tôm (6.560 đồng/kg tôm); trong khi đó ao nuôi tôm sú QCCT không sử dụng điện
    corecore