8 research outputs found

    Tác động của mặn và ngập theo kịch bản biến đổi khí hậu đến tiềm năng thích nghi đất đai vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Sản xuất nông nghiệp là một định hướng quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi được xem là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, đồng thời cũng được xem là nơi bị ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu, nhất là khu vực ven biển. Với nhiều yếu tố tác động về tự nhiên, kinh tế - xã hội, các kiểu sử dụng đất vùng ven biển của vùng ĐBSCL luôn có xu hướng chuyển đổi để ổn định, gia tăng sinh kế cho người dân và thích ứng với sự thay đổi của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra. Từ các kết quả thu thập được về điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, định hướng sử dụng đất và kịch bản biến đổi khí hậu (nước biển dâng và xâm nhập mặn) cho ĐBSCL, nghiên cứu đã đánh giá tiềm năng thích nghi cho 10 kiểu sử dụng đất đai chính của vùng ĐBSCL (03 vụ lúa, 02 vụ lúa, 01 vụ lúa, lúa - màu, lúa - tôm, chuyên tôm, tôm - rừng, chuyên mía, chuyên màu, chuyên cây ăn trái) bằng phương pháp đánh giá thích nghi đất đai FAO (1976). Kết quả cho thấy rằng, tiềm năng thích nghi đất đai cho 8 tỉnh ven biển ĐBSCL được xác định thành 09 vùng thích nghi về mặt tự nhiên trong điều kiện hiện tại và dưới tác động của biến đổi khí hậu (2030 và 2050), xác định được các vùng tranh chấp giữa mặn ngọt ảnh hưởng đến sự thay đổi sử dụng đất đai như Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh và Bến Tre. Kết quả này là một định hướng quan trọng trong việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp, xác định các biện pháp thích ứng và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai

    Khảo sát tư duy lập trình tính toán của sinh viên trong mô hình giáo dục STEM: Nghiên cứu tại Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Tư duy lập trình tính toán là một trong những tư duy nền tảng. Trong khi, giáo dục STEM cũng đang chứng tỏ là một mô hình hiệu quả trong đào tạo các ngành liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong các trường đại học. Nghiên cứu này xem xét tư duy lập trình tính toán của sinh viên dưới cách tiếp cận của mô hình giáo dục STEM thông qua phần mềm Scratch tại Trường Đại học Cần Thơ. Phân tích thống kê được sử dụng để đánh giá kết quả khảo sát.

    Ứng dụng phương pháp tối ưu hóa trong sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

    Get PDF
    Nông nghiệp là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn của huyện Vị Thủy, vì vậy việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, việc quy hoạch sử dụng đất của huyện bị chi phối bởi yếu tố lợi nhuận của kiểu sử dụng đất, yêu cầu lao động và tâm lý của người dân. Việc thay đổi mục đích sử dụng đất hay cơ cấu cây trồng của người dân phụ thuộc vào thị trường, nhất là về giá cả của nông sản phẩm. Do đó, việc cân bằng các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường là cần thiết để đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Để lựa chọn phương án bố trí sử dụng đất đai phù hợp, phương pháp đánh giá đất đai tự nhiên và mô hình tối ưu hóa đa mục tiêu là phương pháp khả thi có thể giúp các nhà ra quyết định có các lựa chọn khác nhau trong bố trí việc sử dụng đất tùy theo định hướng và điều kiện thực tế của địa phương. Trong đề tài, phương án tối ưu hóa với bộ trọng số 0,2 cho các hàm 05 mục tiêu là lợi nhuận, yêu cầu lao động, hiệu quả đồng vốn, thích nghi đất đai và môi trường, với các ràng buộc về diện tích thích nghi, yêu cầu lao động và chỉ tiêu phát triển của địa phương là phương án tối ưu nhất, được đánh giá là phù hợp với điều kiện của huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

    Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai để tối ưu hóa lợi nhuận nông hộ tại ấp Trà Hất, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu

    No full text
    Sử dụng tối ưu những vùng đất xung quanh nhà nông hộ để cải tạo vườn tạp kém hiệu quả và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai là mục tiêu chung của chính quyền địa phương và các nhà quy hoạch. Nghiên cứu được thực hiện để giúp người dân có những định hướng bố trí sử dụng đất hợp lý dựa trên nguồn lực của nông hộ trong điều kiện giá sản phẩm ổn định và cả trường hợp có biến động giá, từ đó giúp tăng thêm thu nhập cho người dân, giảm thiểu các rủi ro của thị trường và giải quyết vấn đề việc làm ở địa phương. Thông qua phương pháp khảo sát nông hộ thực tế ở địa phương và mô hình toán tối ưu bằng công cụ solver đã tìm ra được 12 trường hợp sản xuất dựa trên nguồn lực của nông hộ về vốn, lao động, diện tích đất và 3 kịch bản biến động giá (giá heo giảm 25%; cây ăn trái, rau màu và cá tăng giá 20%; cây ăn trái, rau màu và cá tăng giá 5% trong khi giá heo giảm 15%) làm thay đổi bố trí sử dụng đất để đạt được lợi nhuận tối ưu, giúp bổ sung vào định hướng sử dụng đất cho địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai bền vững và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

    Định hướng sử dụng đất nông nghiệp có sự tương tác giữa các chủ thể tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

    No full text
    Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang là một huyện thuần nông, do đó phân bố sử dụng đất giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững của huyện. Đồng thời, một phương án bố trí sử dụng đất nông nghiệp khả thi phải được sự đồng thuận cao của cộng đồng sinh sống tại địa phương và các bên liên quan. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thu thập từ số liệu sẵn có, báo cáo kỹ thuật, khảo sát thực địa, phỏng vấn nông hộ, đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) và áp dụng phương pháp đánh giá đất đai (FAO, 1976) và phương pháp quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia (PLUP) cho quá trình phân tích. Kết quả nghiên cứu đã thành lập được các định hướng phân bố sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai gần (2020) cho huyện Châu Thành A dựa trên tiềm năng đất đai và sự tham gia tích cực của các chủ thể trong tiến trình quy hoạch sử dụng đất. Định hướng quy hoạch tại địa phương đã đạt được thảo luận để đạt được sự đồng thuận và sự phối hợp giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện thực tế. Kết quả có thể hỗ trợ cho các nhà hoạch định trong sự phát triển bền vững nông nghiệp tại địa phương

    Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở tương tác các chủ thể ở cấp độ chi tiết

    No full text
    Một phương án quy hoạch sử dụng đất khả thi phụ thuộc rất nhiều vào sự đồng thuận của cộng đồng sống tại địa phương và các bên liên quan, qua đó giải quyết được mâu thuẫn trong quá trình sử dụng đất. Nghiên cứu được thực hiện nhằm gắn kết sự tham gia của các chủ thể vào hoạch định chiến lược sử dụng đất nông nghiệp để giải quyết những thách thức đang phải đối mặt về rủi ro của thị trường và biến đổi khí hậu (xâm nhập mặn và hạn), góp phần sử dụng đất hiệu quả và bền vững. Phương pháp được thực hiện dựa trên thu thập các dữ liệu, báo cáo kỹ thuật, điều tra nông hộ, đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA), và so sánh tương tác giữa các Quy hoạch sử dụng đất tiếp cận từ dưới lên (PLUP), đánh giá đất đai FAO (1976, 2007) và Quy hoạch phân bổ từ trên xuống của Nhà nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự mâu thuẫn trong định hướng sử dụng đất đai, nhưng sự tương tác của các chủ thể đã giúp tìm ra các giải pháp để giải quyết mâu thuẫn, đi đến sự thỏa thiệp của các bên liên quan trong lập quy hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả và khả thi cao; từ đó, đề xuất phương án sử dụng đất đai một cách hợp lý nhất đáp ứng điều kiện thực tế của địa phương, thỏa mãn các nhu cầu của cộng đồng, yêu cầu sinh thái và mục tiêu phát triển của địa phương. Kết quả nghiên cứu đã giúp nâng cao phát triển kinh tế - xã hội ấp Trà Hất bền vững

    Đánh giá tiềm năng đất đai cho phát triển vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

    No full text
    Huyện Châu Thành A được coi là cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang tiếp giáp với thành phố Cần Thơ, là nơi hội tụ nhiều lợi thế cho phát triển nông nghiệp. Nghiên cứu nhằm xác định tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp tại huyện Châu Thành A để phát huy những lợi thế sẵn có và đề xuất các giải pháp khắc phục các yếu tố hạn chế trong quá trình canh tác nông nghiệp. Nghiên cứu đã phỏng vấn 70 hộ dân để xác định các điều kiện sản xuất, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình canh tác nông nghiệp thông qua việc thực hiện đánh giá nhanh nông thôn (10 cuộc), và sử dụng phương pháp đánh giá thích nghi đất đai theo FAO (1976 và 2007) để xác định tiềm năng đất đai về tự nhiên và kinh tế. Kết quả nghiên cứu đã thành lập được 24 đơn vị đất đai từ 05 đặc tính đất đai. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã xây dựng được 05 vùng thích nghi về điều kiện tự nhiên kết hợp với kinh tế cho 05 kiểu sử dụng đất (lúa 03 vụ, lúa 03 vụ-cá, lúa 02 vụ, lúa-màu và cây ăn trái). Trên cơ sở tiềm năng đất đai trong điều kiện hiện tại, nghiên cứu đã đề xuất được 05 vùng cho phát triển nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững trong quá trình canh tác nông nghiệp tại huyện Châu Thành A
    corecore