20 research outputs found

    TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU CÁC PHỨC CHẤT CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM (Tb, Dy, Ho, Er, Tm) VỚI DL-ALANIN

    Get PDF
    Phức chất rắn của nguyên tố đất hiếm với DL-alanin đã được tổng hợp và nghiên cứu bằng phương pháp phân tích nguyên tố, độ dẫn điện phân tử, phổ IR và phân tích nhiệt. Phức chất rắn tạo thành có công thức [Ln(Ala)3]Cl3.3H2O [Ln: Tb, Dy, Ho, Er và Tm; Ala: CH3CH(NH2)COOH]. Trong các phức chất, DL-alanin tham gia phối trí với ion Ln3+ qua nguyên tử N của nhóm amin và nguyên tử O (O=C) của nhóm cacboxyl

    CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ISOMALTULOSE TỪ SUCROSE SỬ DỤNG VI KHUẨN ENTEROBACTER SP. ISB-25

    Get PDF
    Với những đặc tính như chống sâu răng, phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường, trẻ nhỏ, vận động viên thể thao, đường chức năng isomaltulose được coi là có thể thay thế đường mía. Isomaltulose được sản xuất thương mại từ sucrose bằng công nghệ lên men vi sinh. Trong quá trình tìm kiếm vi sinh vật sinh isomaltulose, chủng vi khuẩn Enterobacter sp. ISB-25 được phân lập. Enterobacter sp. ISB-25 sinh tổng hợp sucrose isomerase với hoạt lực 55 IU/ml trên môi trường SPY ở điều kiện nhiệt độ 30 °C, lắc 150 vòng/phút và lượng giống tiếp 10 %. Hiệu suất chuyển hóa sucrose thành isomaltulose đạt 85 %  sau 12 giờ với nồng độ sucrose ban đầu 20 % và mật độ tế bào 60 % so với mật độ trên môi trường SPY. Sản phẩm chuyển hóa sau khi cô đặc và kết tinh một bước có độ tinh khiết 97 %. Chủng Enterobacter sp. ISB-25 có năng lực chuyển hóa tương đương chủng công nghiệp hiện hành. Quy trình sản xuất isomaltulose từ sucrose sử dụng Enterobacter sp. ISB-25 được đề xuất và thử nghiệm ở quy mô 300 lít

    Xúc tác trên cơ sở kim loại trong phản ứng epoxy hoá dầu đậu nành

    Get PDF
    An epoxidation of vegetable oil is an oxidation reaction of double bond in the presence of catalysts, wherein hydrogen peroxide is commonly used as the oxidant. Depending on catalyst, the reaction is carried out via different methods. The conventional epoxidation of vegetable oils catalyzed by liquid inorganic acids have several drawbacks, including: the reaction time is long; it is very difficult to control side reactions; the yield of reaction is relatively low. On the contrary, the reaction using metal-based catalysts can overcome such disadvantages. Those catalysts which based on various metals such as Mo, Ti, Co, Ni, Pt, Fe, and W... are used for the epoxidation of alkenes and fatty esters by many scientists in the world. Some preliminary results on the epoxidation of soybean oil over tungsten-based catalyst have been reported in this paper. The successful epoxidation of the soybean oil was confirmed by the FTIR analysis. The effects of the H2O2 oxidant as well as tungstate concentration on the epoxidation process were investigated by determining the epoxy content of the obtained products. The yield and double bond conversion of the reaction are also studied in order to evaluate the efficiency of the catalyst. After 1 hour of reaction, 90.31÷90.39 % of double bonds was disappeared, 91.14÷91.56 % of which were converted to epoxy groups, therefore the yield of the reaction was between 82.31÷82.76 %. Those results indicated that using the metal-based catalyst was considerably minimized side reactions

    CHỌN TẠO GIỐNG ĐẬU NÀNH NĂNG SUẤT CAO, ÍT NHIỄM SÂU BỆNH, THÍCH NGHI TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    No full text
    The varieties MTĐ 517-8, MTĐ 748-1 and MTĐ720 are also recommended to use in soybean areas. ?Chọn tạo giống đậu nành năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh, thích nghi trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long? được thực hiện nhằm mục đích chọn ra những giống đậu nành cho năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh, có hàm lượng protein hoặc dầu cao và thích nghi với điều kiện canh tác của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, phương pháp đánh dấu phân tử SSR (simple sequence repeat) được sử dụng, bước đầu giúp phân biệt và xác định lý lịch của các giống tuyển chọn. Kết quả 9 thí nghiệm tại các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ cho thấy, tại các vùng có tập quán trồng đậu nành như Đồng Tháp, Chợ Mới (An Giang), Vĩnh Long, giống MTĐ 760-4 được khuyến cáo để trồng thay cho các giống khác. Năng suất trung bình của MTĐ 760-4 khá cao từ 2,0-3,0 tấn/ha, có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, thích hợp với cơ cấu hai lúa một màu, khả năng phân cành mạnh, kích thước hạt khá lớn, màu vàng sáng, đẹp, hàm lượng protein cao 41,8%, thân cây cứng khỏe không đổ ngã và không nhiễm các bệnh trên đậu nành. Ngoài ra, các giống MTĐ 517-8, MTĐ 748-1 và MTĐ 720 cũng được khuyến cáo sử dụng cho các vùng trồng đậu nành có điều kiện canh tác như các địa phương trên. Tại các vùng đất mà điều kiện tự nhiên tương đối bất lợi như đất nhiễn phèn nhẹ, có thể sử dụng giống MTĐ 778-5. Tám marker Satt 153, Satt 180, Satt 316, Satt 357, Satt 371, Satt 383, Satt 455, Satt 565 đều thể hiện đa hình, bước đầu giúp phân biệt và xác định lý lịch các giống

    CHỌN TẠO GIỐNG ĐẬU NÀNH NĂNG SUẤT CAO, ÍT NHIỄM SÂU BỆNH, THÍCH NGHI TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    No full text
    The varieties MTĐ 517-8, MTĐ 748-1 and MTĐ720 are also recommended to use in soybean areas. ?Chọn tạo giống đậu nành năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh, thích nghi trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long? được thực hiện nhằm mục đích chọn ra những giống đậu nành cho năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh, có hàm lượng protein hoặc dầu cao và thích nghi với điều kiện canh tác của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, phương pháp đánh dấu phân tử SSR (simple sequence repeat) được sử dụng, bước đầu giúp phân biệt và xác định lý lịch của các giống tuyển chọn. Kết quả 9 thí nghiệm tại các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ cho thấy, tại các vùng có tập quán trồng đậu nành như Đồng Tháp, Chợ Mới (An Giang), Vĩnh Long, giống MTĐ 760-4 được khuyến cáo để trồng thay cho các giống khác. Năng suất trung bình của MTĐ 760-4 khá cao từ 2,0-3,0 tấn/ha, có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, thích hợp với cơ cấu hai lúa một màu, khả năng phân cành mạnh, kích thước hạt khá lớn, màu vàng sáng, đẹp, hàm lượng protein cao 41,8%, thân cây cứng khỏe không đổ ngã và không nhiễm các bệnh trên đậu nành. Ngoài ra, các giống MTĐ 517-8, MTĐ 748-1 và MTĐ 720 cũng được khuyến cáo sử dụng cho các vùng trồng đậu nành có điều kiện canh tác như các địa phương trên. Tại các vùng đất mà điều kiện tự nhiên tương đối bất lợi như đất nhiễn phèn nhẹ, có thể sử dụng giống MTĐ 778-5. Tám marker Satt 153, Satt 180, Satt 316, Satt 357, Satt 371, Satt 383, Satt 455, Satt 565 đều thể hiện đa hình, bước đầu giúp phân biệt và xác định lý lịch các giống
    corecore