9 research outputs found

    NGHIÊN CỨU CHỦNG XẠ KHUẨN HLD 3.16 CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN PHÂN LẬP TỪ VÙNG VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM

    Get PDF
    Chủng xạ khuẩn HLD 3.16 được phân lập từ các mẫu nước, bùn và đất thu thập ở vùng ven biển Hạ Long – Quảng Ninh và được phân loại thuộc chi Streptomyces. Qua xác định các đặc điểm hình thái, sinh hóa và sinh lí của chủng HLD 3.16 cho thấy, chủng này có nhiều điểm tương đồng với  loài Streptomyces autotrophicus. Chủng HLD 3.16 có khả năng sinh một số enzyme ngoại bào như: amylase, cellulase và protease. Chủng có hoạt tính kháng khuẩn ức chế các vi khuẩn Bacillus subtilis ATCC 6633, Sarcina lutea M5, Bacillus cereus var. mycoides ATCC 11778, Escherichia coli ATCC 15224, Escherichia coli PA2, Alcaligenes faecallis, Salmonella typhy IFO14193, Pseudomonas auroginosa và hoạt tính kháng nấm Candida albicans ATCC 12031, Aspergillus niger 114. Môi trường thích hợp cho lên men sinh tổng hợp chất kháng khuẩn có thành phần (g/l): tinh bột tan 15; glucose 2,5; pepton 4; (NH4) 2SO4 2,5; CaCO3 2. Điều kiện thích hợp cho sinh tổng hợp chất kháng khuẩn từ chủng HLD 3,16 đã được xác định: pH 7,0 - 7,5, nhiệt độ 30 oC, giống bổ sung 4,0 % (v/v), thể tích môi trường/thể tích bình nuôi là 10 % (v/v), thời điểm thích hợp để thu hồi chất kháng sinh là sau 108 giờ lên men. Dịch sau lên men được chiết bằng n- butanol và 2-butanon cho chất kháng khuẩn có phổ hấp phụ UV lớn nhất tương ứng tại bước sóng 220, 260 và 258 nm

    Ứng dụng mô hình toán tối ưu và đánh giá đa tiêu chí trong lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố gây ra các thay đổi trong sử dụng đất đai, làm suy giảm diện tích đất rừng tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Phương pháp nghiên cứu bao gồm thu thập số liệu thứ cấp, phỏng vấn nông hộ, mô hình đánh giá đa tiêu chí (MCE), đánh giá thích nghi đất đai và mô hình toán tối ưu (công cụ Solver). Kết quả đã xác định được nhóm yếu tố kinh tế có ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc thay đổi sử dụng đất của người dân địa phương. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đề xuất được các phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có thể đảm bảo được sinh kế cho người dân nhưng vẫn bảo vệ được diện tích đất trồng rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tích hợp 3 mô hình đánh giá đất đai, đánh giá đa tiêu chí và mô hình toán tối ưu trong lập quy hoạch sử dụng đất cơ bản đã giúp chính quyền địa phương và người dân sử dụng nguồn tài nguyên đất đai tối ưu và bảo vệ hệ sinh thái rừng bền vững

    Hiện trạng và giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Năng lực nghiên cứu khoa học (NCKH) của giảng viên/nhà nghiên cứu (GV) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ sở giáo dục đại học. Trong nghiên cứu này, thực trạng về năng lực NCKH của GV (n=198) được đánh giá dựa trên các tiêu chí cơ bản thông qua bảng câu hỏi khảo sát với các nội dung cơ bản gồm 1) nhận thức của GV về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động NCKH, 2) động cơ tham gia NCKH, 3) tự đánh giá năng lực NCKH của bản thân và những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của GV. Kết quả khảo sát, phân tích cho thấy hầu hết GV có nhận thức đúng đắn về vai trò hoạt động NCKH của GV. Động cơ chính để GV tham gia NCKH là để nâng cao trình độ chuyên môn (93,4%) và phục vụ giảng dạy (76,8%). Nhìn chung, tỷ lệ GV tự đánh giá chung về năng lực nghiên cứu của mình chủ yếu ở mức khá chiếm 41,1%, mức tốt và rất tốt chiếm tỷ lệ tương ứng là 31,6% và 5,2%. Tuy nhiên cũng còn một số GV tự đánh giá ở mức kém (3,11%). Các yếu tố về nguồn kinh phí và nguồn lực hỗ trợ có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến hoạt động NCKH của GV. Chính sách khuyến khích tạo môi trường và động lực nghiên cứu được xem là giải pháp tiềm năng góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động NCKH của GV và của Nhà trường
    corecore