10 research outputs found

    Phân tích hiệu quả sản xuất và sử dụng năng lượng điện trong nuôi tôm sú (Penaeus monodon) và thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh và quảng canh cải tiến ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả sản xuất và sử dụng điện của các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) và tôm sú thâm canh (TC) và quảng canh cải tiến (QCCT) để ước lượng nhu cầu sử dụng điện của các mô hình nuôi tôm này làm căn cứ cho phát triển hệ thống cung cấp và sử dụng điện trong nuôi tôm theo hướng bền vững. Kết quả cho thấy năng suất của mô hình nuôi tôm TCT lót bạt (47±19 tấn/ha/vụ) cao hơn tôm TCT nuôi trong ao đất (10±11 tấn/ha/vụ), mô hình nuôi tôm sú thâm canh (5±3 tấn/ha/vụ), và thấp nhất là mô hình tôm sú QCCT (0.39±0.23 tấn/ha/năm). Mô hình nuôi tôm TCT trong ao lót bạt có tiêu hao điện là 3.235 kW.h/tấn tôm (chi phí điện là 5.085 đồng/kg tôm) cao hơn so với nuôi tôm TCT trong ao đất là 2.914 kW.h/tấn tôm (4.514 đồng/kg tôm), nhưng thấp hơn mô hình nuôi tôm sú TC là 4.173 kW.h/tấn tôm (6.560 đồng/kg tôm); trong khi đó ao nuôi tôm sú QCCT không sử dụng điện

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN THAY ĐỔI SINH LÝ VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) GIỐNG

    No full text
    Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng nuôi quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long, và đang được mở rộng nuôi ở một số vùng nhiễm mặn nhẹ ven biển. Tìm hiểu ảnh hưởng của độ mặn đến thay đổi sinh lý và tăng trưởng của cá rất cần thiết. Nghiên cứu được tiến hành trong bể 500L với cá có khối lượng trung bình 23,5 g, gồm sáu nghiệm thức là 0, 3, 6, 9, 12 và 15? với ba lần lặp lại. Mỗi tháng thu mẫu tăng trưởng và thu máu đo áp suất thẩm thấu (ASTT) và ion. Sự thay đổi ASTT của máu cá (ycá, mOsm/kg) theo sự gia tăng độ mặn (x?0,?) theo hàm số ycá=275,63e0,0151x  (R2=0,4113, Sig.=0,00). Sự chênh lệch ASTT của máu cá so với ASTT của nước (ycá-nước) giảm dần theo độ mặn của nước nuôi (x?0,?) và đạt điểm đẳng trương thụ động là 13,2? theo hàm số ycá?nước=-1,4378x2?1,6496x+270,87 (R2=0,9274, Sig.=0,00). Tỉ lệ ion Na+:K+ ở nghiệm thức 0? là 16,8:1 thấp nhất; tỉ lệ ion Na+:Cl- ở nghiệm thức 9? là 1,28:1 thấp nhất; và tỉ lệ K+:Cl- ở nghiệm thức độ mặn 0? là 0,09 là cao nhất. Tăng trưởng của cá tra ở nghiệm thức nuôi ở 9? đạt cao nhất (0,5 g/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (

    NGHIÊN CỨU SINH SẢN VÀ ƯƠNG NUÔI CUA ĐỒNG (SOMANNIATHELPHUSA GERMAINI)

    No full text
    Cua đồng (Somanniathelphusa germaini) là đối tượng nuôi mới ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu này tìm hiểu khả năng nuôi thành thục, sinh sản và ương cua đồng để tiến đến sản xuất giống phục vụ nghề nuôi. Nghiên cứu gồm (i) nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản cua mẹ với các biện pháp cắt mắt và phun mưa khác nhau; và (ii) ương nuôi cua con với các loại thức ăn khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức có phun mưa hoặc không phun mưa ảnh hưởng không có ý nghĩa đến tỷ lệ sống và đẻ của cua. Các nghiệm thức không cắt mắt, cắt một và 2 mắt ảnh hưởng không có ý nghĩa đến tỷ lệ sống nhưng các nghiệm thức cắt một và 2 mắt cho tỷ lệ đẻ trung bình (70,8±21,4% và 54,2±17,3%) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p0,05). Trung bình mỗi cua mẹ cho 285±99,1 trứng và 265±114 cua con. Thời gian mang trứng của cua là 12,2±0,53 ngày, thời gian mang con là 38,9±4,6 ngày. Cua con ương 28 ngày bằng thức ăn là trùn chỉ có tỉ lệ sống cao nhất (75,6±17,7%) và tốc độ tăng trưởng chiều rộng mai cao nhất là 5,69%/ngày và tăng trưởng khối lượng là 9,63%/ngày. Kết quả của các thí nghiệm cho thấy có thể chủ động sản xuất giống cua đồng phục vụ nghề nuôi

    Nghiên cứu chế tạo tinh thể nano kim loại đồng bằng phương pháp hoàn nguyên ở nhiệt độ thấp nhằm ứng dụng trong nông nghiệp

    No full text
    Copper nanoparticles were prepared by hydrogen reduction by electrolysis of water. The formation, structure and morphology of products were characterized by X-ray diffraction analysis (XRD), Scanning Electron Microscope (SEM) and the specific surface area (BET) was determined by N2 physisorption Brunauer - Emmitt - Teller (BET) method. The results showed that copper particles are a simple phase and the size about 40-70 nm, the BET-surface area as 15.85 m2/g. The data showed that copper nanoparticles increased germination rate of maize at normal condition. Keywords: Copper nanoparticles, reverting method
    corecore