15 research outputs found

    Định tính và định lượng Huperzine a trong cây Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata) ở Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

    Get PDF
    Huperzine A, an alkaloid, was originally isolated from Huperzia serrata. This compound potentially enhances the memory in animal, hence, it has been approved as a drug for the clinical treatment of Alzheimer’s disease, a major disease affecting the elderly population throughout the world. Because Huperzine A is an acetylcholinesterase inhibitor, the presentation of Huperzine A in brain inhibited acetylcholinesterase activity, thus, leading to the increase in concentration of acetylcoline. In Vietnam, H. serrata distributed in Sapa (Lao Cai) and Da Lat (Lam Dong), this species provide valuable pharmaceutical materials to the treatment for Alzheimer’s diseases. In this research, we evaluated the availability of Huperzine A in Huperzia serrata, which was collected from Da Lat (Lam Dong) in two seasons: Spring and Autunm. Thin layer chromatography (TLC) method was used to preliminary qualitative analysis. High performance liquid chromatography (HPLC) method were used for determining Huperzine A content in samples. In the result, Huperzine A is almost existed in leaves of Da Lat Huperzia serrata and equivalent levels of Chinese Huperzia serrata. The Content of Huperzine A was different between two collection samples in Spring and Autumn, by analyze HPLC data, the samples was harvested in Autumn contents 92.5 µg.g-1dry sample and the spring is 75.4 µg.g-1 dry sample. Therefore, the content of Huperzine A in Huperzia serrata’s leaves sample is  harvested in the fall compared with samples collected in the spring is higher 17.1 µg.g-1dry samples.Huperzine A là một alkaloid có nguồn gốc tự nhiên, là hoạt chất chính có trong cây Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata). Chất này được ứng dụng trong việc điều trị lâm sàng bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi Alzheimer. Sự có mặt của Huperzine A làm tăng hàm lượng acetylcholine trong não bằng cách ức chế enzyme acetylcholinesterase. Ở Việt Nam, cây Thạch tùng răng cưa mới được phát hiện ở Sapa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng), đây là nguồn dược liệu quý cho y học trong việc điều trị bệnh Alzheimer. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá sự có mặt của Huperzine A ở trong mẫu cây Thạch tùng răng cưa được thu hái tại Đà Lạt vào mùa Xuân và mùa Thu bằng phương pháp sắc kí bản mỏng (TLC) và sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Kết quả cho thấy, có Huperzine A trong mẫu lá cây Thạch tùng răng cưa và hàm lượng tương đương với kết quả phân tích mẫu Thạch tùng răng cưa của Trung Quốc. Hàm lượng của Huperzine A có sự khác nhau giữa hai mùa Xuân và Thu, mẫu Thạch tùng răng cưa thu hái vào mùa Thu có hàm lượng là 0,0925 mg/g mẫu khô và mùa Xuân là 0,0754 mg/g mẫu khô. Như vậy, Huperzine A trong mẫu lá Thạch tùng răng cưa thu hái vào mùa Thu cao hơn so với mẫu thu hái vào mùa Xuân là 0,0171 mg/g mẫu khô

    PHÂN BỐ ĐỘNG VẬT ĐÁY Ở RẠCH CÁI SAO, TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Nghiên cứu sự phân bố động vật đáy ở rạch Cái Sao, tỉnh An Giang được thực hiện từ tháng 02/2009 đến 8/2009 tại 8 vị trí khảo sát khác nhau dọc theo tuyến rạch Cái Sao qua 7 đợt thu mẫu. Kết quả là đã phát hiện được 12 loài động vật đáy thuộc 5 lớp bao gồm Oligochaeta, Polychaeta, Crustacae, Gastropoda và Bivalvia. Số lượng động vật đáy qua các đợt khảo sát biến động từ 110 ? 7.340 cá thể/m2. Biến động khối lượng qua các đợt khảo sát từ 21,03 ? 5.087,87g/m2. Chỉ số đa dạngShannon biến động từ 0,528 đến 2,019. Với mức tương đồng 50% sinh khối của động vật đáy, khu vực nghiên cứu được phân thành 2 vùng khác nhau vào mùa khô và 3 vùng vào mùa mưa. Kết quả phân tích chỉ số sinh học RBP III cho thấy mức độ ô nhiễm nước ở rạch Cái Sao từ ô nhiễm trung bình đến ô nhiễm rất nặng

    Nghiên cứu quy trình tạo sourdough từ nước khóm lên men và ứng dụng trong chế biến bánh mì

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thông số tối ưu của quy trình tạo sourdough từ nước khóm lên men cũng như thông số tối ưu của quy trình chế biến bánh mì từ sourdough để bánh mì có chất lượng tốt nhất. Nội dung nghiên cứu bao gồm: (i) xác định thời gian lên men sourdough tối ưu, là thời gian phối trộn bột mì với nước khóm lên men (5, 6 và 7 ngày); (ii) xác định tỷ lệ levain tối ưu (10%, 20% và 30%) cùng thời gian ủ bánh mì lần thứ nhất tối ưu (1 giờ, 2 giờ và 3 giờ); và (iii) xác định nhiệt độ nướng tối ưu (220oC, 230oC, 240oC) trong quy trình chế biến bánh mì. Kết quả nghiên cứu cho thấy bánh mì đạt chất lượng cao nhất khi sử dụng sourdough được lên men trong 6 ngày, tỷ lệ levain 20%, thời gian ủ lần thứ nhất là 2 giờ và nhiệt độ nướng 230oC

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRUYỀN MIỆNG ĐIỆN TỬ VÀ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM

    No full text
    Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm sử dụng truyền thông xã hội (TTXH) đối với truyền miệng điện tử (eWOM) và tài sản thương hiệu của các trường đại học (ĐH) tại Việt Nam. Nghiên cứu phân tích trên 600 đối tượng khảo sát bao gồm học sinh lớp 12 và sinh viên năm thứ nhất. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc (SEM) chỉ ra đặc tính thông tin và vốn xã hội “vươn ra ngoài” có tác động tích cực đến eWOM, trong khi vốn xã hội “co cụm vào trong” không ảnh hưởng đến eWOM. Kết quả cũng đã khẳng định tầm quan trọng của thông tin và vốn xã hội đến tài sản thương hiệu của trường ĐH thông qua eWOM làm trung gian. Các tác giả cũng đưa ra một số hàm ý nghiên cứu nhằm gia tăng tài sản thương hiệu của trường ĐH dựa trên kết quả nghiên cứu
    corecore