25 research outputs found

    Khả năng hấp phụ crom(III) bằng vật liệu compozit polyanilin-lignin

    Get PDF
    Polyaniline-lignin composite were prepared by polymerization of aniline in the presence of lignin using (NH4)2S2O8 as oxidant. Properties of the obtained polyaniline-lignin composite were studied by FT-IR spectra, thermal gravimetric analysis (TGA) and scanning electron microscopy (SEM). Results on absorption of Cr(III) by polyaniline-lignin composite showed the optimal absorption conditions of Cr(III) were pH of solution 5,0 and contact time of one hour. Absorption of Cr(III) followed the Langmuir model as evidenced by a good coefficient of correlation value (R2 = 0.9986). The maximum adsorption capacity, qmax from the Langmuir model was found to be 71.43 mg/g for Cr(III) and are higher than the separate polyaniline or lignin

    Chọn lọc vi khuẩn Bacillus sp. từ ao nuôi tôm quảng canh có khả năng phân hủy hữu cơ và kháng Vibrio parahaemolyticus gây bệnh trên tôm thẻ

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng phân hủy vật chất hữu cơ và ức chế vi khuẩn gây bệnh (V. parahaemolyticus) của vi khuẩn Bacillus sp. phân lập từ bùn đáy ao nuôi tôm quảng canh (ở các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau). Kết quả đã thu được 83 chủng vi khuẩn (44 chủng có hình que ngắn, số còn lại có hình que dài và oval) được xác định là Gram dương, phản ứng oxidase và catalase dương tính, có khả năng di động và hình thành bào tử. Mười ba chủng (CM3.1, CM2.2, TV3.1, BT1.2, TV1.2, NH1.2, TB3.2, TB3.3, NH4.1, DH2.1, NH2.2, CN1.3, TB4.3) có khả năng kháng với V. parahaemolyticus (đường kính kháng khuẩn 2,05-13,05 mm). Trong số các chủng này, CM3.1 và TV1.3 có hoạt tính enzyme α-amylase, protease, cellulose cao có thể sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo để phát triển chế phẩm vi sinh phục vụ nuôi trồng thủy sản

    Tối ưu các điều kiện sinh enzyme protease ngoại bào của vi khuẩn Streptomyces DH3.4

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện in vitro nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên hoạt tính enzyme protease của vi khuẩn Streptomyces DH3.4. Thí nghiệm thực hiện ở các môi trường pH khác nhau 4; 5; 6; 7; 8 và 9, nồng độ NaCl 0; 0,5; 1; 1,5; 2; 2,5; 3 và 3,5%. Thời gian quan sát trong thí nghiệm là 24, 48, 72, 96, 120, 144 và 168 giờ. Nguồn carbohydrate sử dụng trong thí nghiệm là glycerol, D-glucose, sucrose, D-maltose, D-xylose, soluble starch với nồng độ 1%. Nguồn nitrogen hữu cơ sử dụng là casein, malt extract, peptone, tryptone, bã đậu nành, yeast extract với nồng độ 0,5%. Nguồn nitơ vô cơ bao bồm KNO3, NH4NO3, (NH4)2SO4 và NH4Cl được bố trí với nồng độ 0,1%. Thí nghiệm đươc bố trí với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy khả năng sinh hoạt tính protease cao nhất của chủng Streptomyces DH3.4 được ghi nhận ở điều kiện nuôi cấy pH 7,0; 1,5% NaCl và thời gian nuôi cấy là 144 giờ. Tinh bột là nguồn carbon tốt nhất, trong khi malt extract và (NH4)2SO4 lần lượt là các cơ chất đạm hữu cơ và vô cơ tối ưu

    Khả năng chuyển hóa đạm của chủng vi khuẩn nitrate hóa chọn lọc sử dụng cho hệ thống lọc tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá khả năng chuyển hóa đạm của các chủng vi khuẩn nitrate hóa chọn lọc từ ao nuôi tôm sử dụng cho hệ thống lọc tuần hoàn trong nuôi tôm thẻ trên bể. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần. Đối chứng: không bổ sung vi khuẩn; 2) Nghiệm thức 1: bổ sung vi khuẩn AOB TB7.2; Nghiệm thức 2: bổ sung vi khuẩn NOB TV4.2 và Nghiệm thức 3: bổ sung hỗn hợp vi khuẩn AOB TB7.2 và NOB TV4.2. Kết quả cho thấy việc bổ sung vi khuẩn AOB TB7.2 và vi khuẩn NOB TV4.2 vào bể lọc sinh học trong hệ thống tuần hoàn làm giảm hàm lượng các khí độc ammonia và nitrite trong bể nuôi, tăng tỉ lệ sống, khác biệt có ý nghĩa thống kê đồng thời tái sử dụng được nguồn nước trong suốt chu kỳ nuôi, giảm thiểu tác động đến môi trường bên ngoài. Bổ sung kết hợp AOB TB7.2 và NOB TV4.2 quá trình nitrate hóa diễn ra nhanh hơn so với bổ sung đơn dòng. Quá trình nitrite hóa và nitrate hóa diễn ra sớm hơn ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn so với đối chứng (nitrite hóa và nitrate hóa là 7 ngày và 14 ngày; 14 ngày và 35 ngày lần lượt ở nghiệm thức bổ sung vi khuẩn và đối chứng)

    Ảnh hưởng của vi khuẩn Bacillus CM3.1 và Lactobacillus TV3.2 lên chất lượng nước và tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthamus)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng lợi khuẩn Bacillus CM3.1 và Lactobacillus TV3.2 lên chất lượng nước và tăng trưởng của cá tra Pangasianodon hypophthamus. Hệ thống thí nghiệm gồm 12 bể composite chứa 400 L nước ngọt, cá tra (khối lượng ban đầu 0,46±0,01 g) được bố trí mật độ 150 con/bể và theo dõi trong 30 ngày. Nghiên cứu được thực hiện với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần: đối chứng (NT1), không có bổ sung khuẩn; bổ sung khuẩn Lactobacillus TV3.2 trong thức ăn (NT2); bổ sung khuẩn Bacillus CM3.1 trong nước (NT3) và bổ sung kết hợp cả hai chủng khuẩn (NT4). Kết quả cho thấy ở các nghiệm thức bổ sung khuẩn hàm lượng TAN tăng, trong khi N-NO2- và COD giảm đáng kể so với nghiệm thức đối chứng. Các thông số tăng trưởng bao gồm tăng trọng, tốc độ tăng trọng tuyệt đối, tốc độ tăng trọng tương đối, sinh khối và tỉ lệ sống của cá tra cải thiện đáng kể khi bổ sung các chủng lợi khuẩn Bacillus CM3.1 và Lactobacillus TV3.2, đặc biệt là nhóm nghiệm thức bổ sung kết hợp. Như vậy, lợi khuẩn Bacillus CM3.1 và Lactobacillus TV3.2 có tiềm năng phát triển probiotic ứng dụng trong nuôi cá tra thâm canh

    Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn chuyển hóa đạm từ bùn đáy ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

    Get PDF
    Nghiên cứu về phân lập và tuyển chọn vi khuẩn chuyển hóa đạm từ bùn đáy ao nuôi tôm thẻ chân trắng được thực hiện nhằm bổ sung vào bộ sưu tập vi khuẩn hữu ích phục vụ nuôi trồng thủy sản. Trong nghiên cứu này, 121 chủng vi khuẩn có khả năng chuyển hóa đạm đã được phân lập, chúng có nguồn gốc từ mẫu bùn trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Đa số các chủng vi khuẩn này có dạng que ngắn, Gram âm và chuyển động. Trong số đó, chủng TB7.2 có khả năng oxy hóa ammonia tốt nhất đạt 39,02%, và chủng TV4.2 có hiệu suất oxy hóa nitrite đạt đến 27,8% sau 5 ngày. Chủng TB7.2 và TV4.2 có đặc điểm là trực khuẩn Gram âm, có tiềm năng ứng dụng xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản

    Nghiên cứu một số điều kiện nuôi tăng sinh vi khuẩn Streptomyces spp. trong phòng thí nghiệm

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện với mục tiêu tối ưu các điều kiện nuôi tăng sinh để cải thiện tốc độ tăng trưởng của các chủng Streptomyces spp. tiềm năng trong điều kiện in vitro. Các điều kiện nhiệt độ, pH, độ mặn, các nguồn C và nguồn N được thực hiện trên 3 chủng vi khuẩn Streptomyces spp. TV1.4, CM2.4 và DH3.4 trong môi trường m-ISP2 C. Sau đó, nguồn C và N phù hợp đươc chọn để xác định nồng độ tối ưu cho sự phát triển của các chủng vi khuẩn nghiên cứu. Thí nghiệm được bố trí trong ống nghiệm chứa môi trường m-ISP2 và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Tốc độ tăng trưởng của vi khuẩn được đánh giá thông qua giá trị hấp thụ quang OD ở bước sóng 600 nm. Kết quả cho thấy chủng TV1.4 phát triển tốt nhất ở pH 7, nhiệt độ 30℃, độ mặn 10‰,  starch 2%, tryptone 2%. Chủng CM2.4 phát triển tốt nhất ở pH 8, nhiệt độ 40℃, độ mặn 10‰, starch 1%, tryptone 1% và chủng DH3.4 phát triển tốt pH 7, nhiệt độ 35℃, độ mặn 10‰, starch 1% và tryptone ở nồng độ 2%. Trong 3 chủng nghiên cứu chủng Streptomyces TV1.4 là chủng vi khuẩn tốt nhất

    Ảnh hưởng của vi khuẩn Bacillus CM3.1 lên chất lượng nước và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mật độ tối ưu của Bacillus CM3.1 lên chất lượng nước và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei. Nghiên cứu bao gồm 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1 đánh giá khả năng phân hủy vật chất hữu cơ của chủng Bacillus CM3.1 ở các mật độ khác nhau (102, 103, 104, 105 và 106 CFU/mL) trong 48 giờ. Thí nghiệm 2 đánh giá ảnh hưởng của Bacillus CM3.1 lên chất lượng nước và tăng trưởng của tôm. Tôm được bố trí ngẫu nhiên vào bể composite 500L  với mật độ 100 con/bể 4 nghiệm thức (đối chứng và 3 nghiệm thức bổ sung với mật độ Bacillus 102, 103, 104 CFU/mL), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và thời gian nuôi 60 ngày. Kết quả cho thấy việc bổ sung Bacillus CM3.1 ở các nồng độ khác nhau thúc đẩy quá trình phân hủy vật chất hữu cơ dẫn đến gia tăng hàm lượng TAN trong nước thải, đồng thời giảm đáng kể hàm lượng COD, TSS và OSS sau 48 giờ. Khi bổ sung chủng Bacillus CM3.1 vào nước ương tôm ở mật độ 104 CFU/mL giúp cải thiện đáng kể các thông số TAN, N-NO2-, BOD5, COD và mật độ Bacillus. Mật độ tổng Vibrio trong nước giảm đáng kể ở các nghiệm thức bổ sung vi khuẩn. Các thông số tăng trưởng như tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng (SGR), tỉ lệ sống và sinh khối tôm tăng đáng kể ở các nghiệm thức bổ sung Bacillus, đặc biệt là nghiệm thức 104 CFU/mL

    Phân lập và tuyển chọn một số chủng xạ khuẩn có khả năng phân hủy chất hữu cơ và kháng khuẩn ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập và sàng lọc một số chủng xạ khuẩn từ bùn đáy ao nuôi tôm có khả năng phân hủy hữu cơ và kháng Vibrio parahaemolyticus trong điều kiện in vitro. Tổng cộng 40 mẫu bùn được thu từ ao nuôi tôm ở Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau. Kết quả phân lập được 161 chủng có khả năng phát triển trên môi trường Starch Casein Agar (SCA), trong đó 54 chủng có đặc điểm nhận dạng giống với giống Streptomyces với các đặc điểm hình thái như tế bào gram dương, dương tính với catalase, âm tính với oxidase và có khả năng hình thành bào tử. Trong số 54 chủng, 12 chủng thể hiện hoạt tính kháng Vibrio parahaemolyticus với đường kính vòng vô trùng dao động 2,3-32,8 mm, trong đó 04 chủng CM1.1, CM2.4, DH3.4 và TV1.4 thể hiện hoạt tính kháng cao nhất. Bên cạnh đó, chủng DH3.4 được coi là tiềm năng với khả năng sinh hoạt tính enzyme α-amylase, protease và cellulase tương đối cao. Do đó, các chủng này có thể được sử dụng cho các nghiên cứu in vitro and in vivo ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.
    corecore