6 research outputs found

    Sự phát triển và ảnh hưởng của vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens trong môi trường nuôi Artemia ở độ mặn cao

    Get PDF
    Nghiên cứu này đánh giá sự phát triển của vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens ở điều kiện độ mặn cao và ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn này trong môi trường nuôi Artemia franciscana. Trong thí nghiệm 1, vi khuẩn B. amyloliquefaciens được nuôi ở các độ mặn 15‰ (đối chứng), 80‰, 85‰, 90‰, 95‰ và 100‰ với mật độ 106 CFU/mL. Kết quả sau 10 ngày nuôi cho thấy vi khuẩn B. amyloliquefaciens có khả năng sinh trưởng và phát triển ở độ mặn cao nhất là 90‰ (3,02±0,01 log CFU/mL). Thí nghiệm 2 nghiên cứu khả năng cải thiện các yếu tố môi trường nước và nền đáy của vi khuẩn B. amyloliquefaciens trong điều kiện nuôi Artemia ở độ mặn 90‰, có nền đáy bùn hoặc không có nền đáy bùn. Artemia được nuôi với mật độ 100 con/L và cho ăn bằng thức ăn tôm sú số 0. Sau 15 ngày nuôi, tỉ lệ sống của Artemia (74,8%) và tỉ lệ bắt cặp (83,3%) ở nghiệm thức bổ sung vi khuẩn B. amyloliquefaciens và không có nền đáy bùn cao hơn (

    ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẠT LỞ, BỒI TỤ KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU VÀ BẠC LIÊU TỪ 1995-2010 SỬ DỤNG VIỄN THÁM VÀ CÔNG NGHỆ GIS

    Get PDF
    Rút trích đường bờ là một công việc cần thiết cho giám sát môi trường và đánh giá thay đổi đường bờ. Cà Mau và Bạc Liêu, hai tỉnh phía nam của Việt Nam quá trình sạt lở và bồi tụ diễn biến một cách nghiêm trọng. Đề tài đã xây dựng được bản đồ đường bờ năm 1995, 2000, 2005 và 2010. Kết quả cho thấy tình hình sạt lở và bồi tụ ven bờ biển Cà Mau và Bạc Liêu từ năm 1995 đến 2010 diễn biến vô cùng phức tạp. Quá trình sạt lở và bồi tụ luôn đan xen với nhau trong từng thời kỳ. Khu vực sạt lở nhiều nhất xảy ra tại xã Tân Thuận, Tân Tiến huyện Đầm Dơi và khu vực bồi tụ nhiều nhất diễn ra từ Rạch Cái Hương, huyện Ngọc Hiển kéo dài tới cửa Bảy Háp, huyện Năm Căn. Nhìn chung cho đến giai đoạn hiện nay, bờ biển Tây tỉnh Cà Mau xu hướng bồi tụ chiếm ưu thế hơn, bờ biển Đông của tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu thì xu hướng sạt lở lại chiếm ưu thế. Đây là một trong những thông tin hữu ích giúp các cơ quan chức năng của chính quyền địa phương trong công tác quy hoạch và quản lý vùng ven bờ

    THEO DÕI HIỆN TRẠNG SINH THÁI VEN BỜ VÀ NUÔI THỦY SẢN BIỂN ỨNG DỤNG KỸ THUẬT VIỄN THÁM TẠI BẮC ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG

    Get PDF
    Đề tài thực hiện theo dõi sự thay đổi hiện trạng ven bờ và nuôi thủy sản biển từ đó hỗ trợ việc quản lý và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thay đổi này. ảnh viễn thám LANDSAT TM đuợc sử dụng theo dõi hiện trạng ven bờ phần đất liền từ năm 2006 đến 2011; ảnh ALOS được sử dụng theo dõi hiện trạng cỏ biển dưới nước từ năm 2007 đến năm 2010; ảnh THEOS và KOMPSAT-2 độ phân giải cao sử dụng xác định vị trí nuôi cá lồng bè tại ấp Rạch Vẹm và nuôi ốc hương lưới đăng tại ấp Cây Sao năm 2011 khu vực phía Bắc đảo Phú Quốc. Kết quả thực hiện đề tài cho thấy có sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất ven biển từ đất nông nghiệp và rừng tràm thành đất xây dựng là 349,89 ha (51,13% tổng diện tích thay đổi); diện tích cỏ biển tăng 1.883,99ha từ năm 2007 đến năm 2010; và hiện trạng phân bố không gian của 2 loài nuôi thủy sản gồm cá lồng bè và ốc hương lưới đăng. Đồng thời xây dựng bản đồ phân bố không gian hiện trạng vùng sinh thái ven bờ (phần đất liền và dưới nước) và hiện trạng nuôi trồng thủy sản biển  khu vực Bắc đảo Phú quốc

    Ảnh hưởng của các hàm lượng đạm khác nhau trong ương ốc bươu đồng (Pila polita) giống

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các hàm lượng đạm khác nhau trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) giai đoạn ương giống. Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại với các mức hàm lượng đạm lần lượt là: 15 (P15); 20 (P20); 25 (P25); 30 (P30); 35 (P35) và 40% (P40). Ốc giống mới nở có chiều cao và khối lượng ban đầu là 4,88 mm và 0,03 g được ương trong bể composite (kích thước 80×60 cm, chiều cao cột nước 20 cm) với mật độ 150 con/bể. Sau 49 ngày ương, khối lượng và chiều cao trung bình của ốc ương ở hàm lượng đạm P25 (1,17 g và 17,3 mm) cao hơn (p0,05). Ương ốc ở hàm lượng đạm P25 cho năng suất (349 g/m2) cao nhất và khác biệt (

    Nhận thức của cộng đồng về rác thải nhựa ở Đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu điển hình tại Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách phỏng vấn 40 hộ có tiếp cận và không có tiếp cận dịch vụ thu gom chất thải của cộng đồng dân cư vùng nông thôn (huyện Vĩnh Thạnh) và vùng trung tâm (quận Cái Răng) của thành phố Cần Thơ. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá vấn đề tiêu thụ, quản lý và tác động của rác thải nhựa đến nhận thức của cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hình thức tiêu dùng sản phẩm nhựa là rất đa dạng mặc dù biết chúng có thể gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người dân tái chế/tái sử dụng chất thải nhựa là biện pháp quản lý chất thải và chất thải nhựa trong cộng đồng do không được tiếp cận với dịch vụ thu gom chất thải. Đối với cộng đồng tiếp cận được với dịch vụ thu gom chất thải thì chất thải thường không được phân loại và việc tái sử dụng nhựa không có hệ thống. Đặc biệt, người dân có ý thức tác hại của nhựa và xu hướng sử dụng vật liệu tự nhiên trong sinh hoạt đang trở nên..
    corecore