35 research outputs found

    Ảnh hưởng của thời gian lưu nước đến hiệu suất xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể phản ứng giá thể di động kết hợp cột lọc màng tự chế

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bể phản ứng giá thể di động (Moving bed biofilm reactor - MBBR) kết hợp với cột màng lọc tự chế ở những thời gian lưu nước khác nhau. Bể MBBR có thể tích 45,54 L chứa 40% giá thể K3, và cột lọc màng tự chế quy mô phòng thí nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả cho thấy ở tải nạp vào bể MBBR là 0,47 kg BOD5/m3/ngày, kết hợp tải nạp nước 0,79 m3/m2/ngày qua cột lọc màng, thời gian lưu nước 6 giờ, nước thải đầu ra đã đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) với hiệu suất xử lý BOD5 đạt 94,6%, COD 86,6%, N-NH4+ 88,2% và TP 67,6%. Ở thời gian lưu 5 giờ, tải nạp vào bể MBBR 0,77 kg BOD5/m3/ngày, tải nạp nước qua cột lọc màng 0,95 m3/m2/ngày, các thông số chất lượng đầu ra vẫn đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A), trong đó hiệu suất xử lý BOD5 đạt 89,5%, COD 89,4%, N-NH4+ 84,5% và TP 57,6%. Như vậy, bể MBBR kết hợp với cột lọc màng tự chế có thể ứng dụng xử lý nước thải sinh hoạt đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) ở thời gian lưu nước 5 giờ

    GIẢI PHÁP TRUYỀN SỐ CẢI CHÍNH TRONG ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ ĐO ĐỘNG THỜI GIAN THỰC (RTK) TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Công nghệ đo động thời gian thực (RTK – Real-time Kinematic) là một trong những kỹ thuật mới sử dụng để tăng độ chính xác trong hệ thống định vị toàn cầu và đang dần thay thế các công nghệ đo đạc truyền thống trong việc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, kết quả đo sử dụng công nghệ RTK lại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng truyền dữ liệu giữa trạm base và máy rover. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá ba phương pháp truyền số cải chính sử dụng công nghệ đo RTK, bao gồm sử dụng thiết bị lặp sóng radio, sử dụng điện thoại và sử dụng Internet tại hai xã thuộc tỉnh Lâm Đồng. Kết quả cho thấy hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp đo RTK để thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ 1/1000 đến 1/5000. Không có sự khác biệt quá lớn về độ chính xác giữa ba phương pháp. Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng khi tiến hành bố trí thực nghiệm. Phương pháp sử dụng điện thoại di động được đề xuất cho tỉnh Lâm Đồng.Từ khóa: điện thoại, Internet, Lâm Đồng, RTK, radi

    Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến vỏ đầu tôm bằng công nghệ Air Stripping kết hợp Anaerobic-anoxic-oxic

    Get PDF
    Ô nhiễm phát sinh từ nước thải giàu dưỡng chất của ngành thủy sản nói chung, và công nghiệp chế biến thủy sản nói riêng tại Đồng bằng Sông Cửu Long đã và đang gia tăng áp lực cho môi trường trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy phát triển xuất khẩu thủy sản. Nghiên cứu thử nghiệm kết hợp mô hình cột AS và bể AAO quy mô phòng thí nghiệm để xử lý nước thải chế biến vỏ đầu tôm đạt yêu cầu xả thải. Nước thải đầu vào có nồng độ ô nhiễm rất cao COD » 7.500 mg/L, BOD5 » 2.000 mg/L, N-NH4+ » 1.500 mg/L, N-NO3- » 205 mg/L, TP » 180 mg/L và pH6,8. Kết quả nghiên cứu cho thấy cột AS có thể sử dụng làm công đoạn tiền xử lý ni-tơ trong nước thải với hiệu suất loại bỏ N-NH4+ xấp xỉ 90%. Cụm xử lý chính AAO có hiệu suất xử lý cao với TSS đạt 86,2%, BOD5 98,42%, COD 98,91%, N-NH4+ 95,36%, N-NO3- 98,43%, và TP 93%. Sau khi qua hệ thống AS kết hợp AAO thì nước sau xử lý đạt chuẩn xả thải của QCVN 11-MT:2015/BTNMT

    QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN - CÁCH TIẾP CẬN MỚI CHO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

    Get PDF
    Bài viết này giới thiệu một cách tiếp cận mới trong công tác quản lý chất thải rắn để thực hiện Quyết định số 2149/QĐ-TTg về ?Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050?. Quản lý tổng hợp chất thải là một cách tiếp cận tiến bộ nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan trong các lựa chọn cho quy hoạch và quản lý chất thải, đồng thời mô tả mối quan hệ giữa quản lý chất thải rắn với các vấn đề môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, các nhóm thể chế, các nhóm đối tượng tham gia và đặc biệt là mối liên hệ với sự biến đổi khí hậu - vấn đề môi trường đang được quan tâm hàng đầu. Dựa trên sự phân tích thực trạng quản lý chất thải rắn hiện nay, các giải pháp tổng hợp quản lý rác thải rắn được lồng ghép đề xuất và thảo luận cụ thể. Hiện nay quản lý tổng hợp chất thải được xem là một định hướng tốt cho công tác quản lý chất thải rắn ở các quốc gia có thu nhập trung bình và các nước có nền kinh tế chuyển đổi

    Xử lý nước thải từ hầm ủ biogas bằng ao thâm canh tảo Spirulina sp.

    Get PDF
    Nghiên cứu được tiến hành trên hai mô hình ao thâm canh tảo Spirulina sp. vận hành ở thời gian lưu nước (HRT) 3 ngày và 5 ngày để đánh giá hiệu suất làm giảm nồng độ chất hữu cơ và tái sử dụng các dưỡng chất trong nước thải hầm ủ biogas tạo sinh khối tảo. Nước thải từ hầm ủ biogas được lắng 30 phút, pha loãng với nước máy ở tỉ lệ 1 : 1 để giảm bớt nồng độ chất ô nhiễm và độ màu trước khi đưa vào ao tảo. Ở HRT 5 ngày, kết quả phân tích cho thấy nồng độ BOD5, COD, TKN, TP, N-NH4+ và tổng Coliform trong nước thải đầu ra sau khi thu sinh khối tảo giảm lần lượt là 73,78%, 74,07%, 95,71%, 83,08%, 99,4% và » 100%; ở HRT 3 ngày thì BOD5, COD, TKN, TP, N-NH4+ và tổng Coliformgiảm 61,76%, 61,78%, 95,13%, 67,43%, 98,45%, và » 100%. Giữa hai thời gian lưu nước, nồng độ các chỉ tiêu BOD5, COD và TP trong nước thải đầu ra khác biệt có ý nghĩa (5%); còn các chỉ tiêu TKN, N-NH4+ và tổng Coliform không khác biệt có ý nghĩa (5%). Xét về mặt sinh khối, hàm lượng Chlorophyll trong ao HRT 5 ngày là 2.369,18 ± 436,52 mg/L cao hơn so với ao HRT 3 ngày đạt 1.078,68 ± 320,53 mg/L (

    Khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối của bồn bồn (Typha orientalis), cỏ bàng (Lepironia articulata) và năn tượng (Scirpus littoralis) trồng trên đất phèn

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối ở ba loài thực vật thủy sinh gồm bồn bồn (Typha orientalis C. Presl), cỏ bàng (Lepironia articulata Retz. Domin.) và năn tượng (Scirpus littoralis Schrab.) trồng trên đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trước khi trồng cây, thí nghiệm đánh giá khả năng cải thiện pH đất bằng CaCO3 được thực hiện trên 2 nghiệm thức bón 2 tấn CaCO3/ha và không bón CaCO3 (được xem là nghiệm thức đối chứng). Đất này được sử dụng để trồng cây cho thí nghiệm tiếp theo với ba loài cây, bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại. Sau 42 ngày ngâm đất, giá trị pH trong đất đạt 4,02 ở nghiệm thức có CaCO3 và cao hơn so với đất ban đầu (pH=3,02). Sau 90 ngày trồng cây, khả năng sinh trưởng và tiềm năng tích lũy sinh khối tươi và khô của phần thân và rễ cây và chỉ số diệp lục tố (SPAD) của bồn bồn và năn tượng tốt hơn khi cây trồng trên đất phèn có bón CaCO3

    Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải thủy sản bằng mô hình Bardenpho 5 giai đoạn kết hợp bể USBF

    Get PDF
    Nghiên cứu khảo sát bể Bardenpho 5 giai đoạn xử lý nước thải chế biến thủy sản thông qua các thông số thiết kế và vận hành bể. Mô hình bể Bardenpho 5 giai đoạn hợp khối với bể USBF được thử nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm. Kết quả vận hành bể Bardenpho với tải nạp 1,54 kg BOD/m3, tổng thời gian lưu nước 8 giờ, nước thải đầu vào có nồng độ COD, BOD5, TKN, TP lần lượt là 933,25 ± 20,67; 515,67 ± 25,49; 122,49 ± 7,06; 18,33 ±1,25 mg/L; sau xử lý nồng độ các các chất ô nhiễm giảm xuống còn 27,53 ± 4,47; 12,58 ± 1,05; 21,53 ± 1,11; 7,30 ± 0,08 mg/L, tất cả các thông số theo dõi đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT (cột A). Khi vận hành với tải nạp 1,83 kg BOD/m3.ngày-1, thời gian lưu nước 7 giờ, nồng độ COD, BOD5, TN, TP của nước thải đầu vào lần lượt là 998,68 ± 27,49; 523,67 ± 32,05; 124,13 ± 8,29; 17,50 ± 1,47 mg/L, nồng độ các chất ô nhiễm giảm còn 50,74 ± 6,73; 26,21 ± 1,14; 26,14 ± 1,31; 8,12 ± 0,30 mg/L đạt cột A của QCVN 11-MT:2015/BTNMT; trong đó nồng độ TN và TP đã tiến sát giới hạn cho phép xả thải theo QCVN 11-MT:2015/BTNMT (cột A). Như vậy, bể Bardenpho 5 giai đoạn có thể xử lý nước thải chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn xả thải khi vận hành ở các điều kiện nêu trên

    Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của mô hình đất ngập nước nhân tạo trồng cây bách thủy tiên (Echinodorus cordifolius L.) ở các thời gian lưu nước khác nhau

    Get PDF
    Nghiên cứu sử dụng mô hình đất ngập nước nhân tạo có dòng chảy ngầm theo phương ngang có trồng cây bách thủy tiên (Echinodorus cordifolius L.) để xác định khả năng xử lý nước thải sinh hoạt theo thời gian lưu nước khác nhau. Kết quả cho thấy ở thời gian lưu nước 7 ngày, nước thải sau xử lý có các thông số pH, SS, BOD5, N-NH4+, N-NO3-, P-PO43- đạt loại A, riêng tổng Coliforms đạt loại B của QCVN 14:2008/BTNMT. Mô hình này có thể ứng dụng ở các khu vực có diện tích và giá đất phù hợp để xử lý nước thải sinh hoạt thân thiện với môi trường, đồng thời tái sử dụng các dưỡng chất làm phân bón và tạo cảnh quan cho khu vực xử lý

    Khảo sát thời gian lưu nước của bể MBBR để xử lý nước thải sản xuất mía đường

    No full text
    Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định thời gian lưu nước thải tối ưu trong bể lọc sinh học màng giá thể di động hiếu khí (MBBR) để xử lý nước thải từ nhà máy sản xuất mía đường. Nước thải sản xuất mía đường trước tiên được xử lý bằng bể tuyển nổi điện phân (TNĐP), tiếp đó đưa nước thải qua mô hình bể MBBR ở quy mô phòng thí nghiệm với ba ngưỡng thời gian lưu nước khác nhau là 10 giờ, 8 giờ và 6 giờ. Vận hành mô hình xử lý nước thải sản xuất mía đường (SS = 331 mg/L, COD = 5362 mg/L, TKN = 17 mg/L, TP = 8 mg/L) với ba thời gian lưu nước trên cho hiệu suất xử lý lần lượt là SS 43%, 45%, -4%; COD 97%, 97%, 97%; TKN 46%, 33%, 29%; TP 80%, 40%, 29%. Ở cả ba thời gian lưu, các thông số pH, SS, BOD5, COD, TKN và TP của nước thải sau khi xử lý bằng bể MBBR đều đạt quy chuẩn xả thải theo QCVN 40:2011/BTNMT (cột B)

    Khảo sát thời gian lưu nước của bể AAO phù hợp để xử lý nước thải sau hầm ủ biogas

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá quy trình xử lý AAO có khả năng loại bỏ chất hữu cơ, đạm và lân đến mức thấp nhất, đồng thời khảo sát một số thông số vận hành phù hợp để xử lý nước thải hầm ủ biogas đạt quy chuẩn xả thải cho phép. Nghiên cứu được tiến hành trên mô hình AAO ở quy mô phòng thí nghiệm với thể tích là 42 L. Các kết quả vận hành mô hình AAO với nước thải có nồng độ COD, TKN, TP đầu vào lần lượt là 983,53 ± 14,80 mg/L, 134,73 ± 4,20 mg/L và 39,63 ± 2,15 mg/L, tải nạp BOD trung bình 1,12 kg/m3.ngày-1, nước thải đầu ra đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT (cột A) và QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) với hiệu suất xử lý COD, TKN, TP lần lượt là 90,05%, 89,12% và 93,21%. Ở thời gian lưu nước 9 giờ, tải nạp BOD trung bình 1,25 kg/m3.ngày-1, nồng độ nước thải đầu ra chỉ đạt cột B do chỉ tiêu BOD5 và COD chỉ đạt cột B của QCVN 62-MT:2016/BTNMT. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng thời gian lưu nước của bể AAO để xử lý nước thải sau biogas khả thi nhất là 10 giờ để đạt tiêu chuẩn xả thải của các thông số ô nhiễm hữu cơ và dưỡng chất
    corecore