4 research outputs found

    HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ TỪ MỤN DỪA TRÊN NĂNG SUẤT BẮP TRỒNG TRÊN ĐẤT NGHÈO DINH DƯỠNG

    Get PDF
    Phụ phẩm mụn dừa không có nguồn tiêu thụ ổn định nên bị thãi ra sông rạch gây ô nhiễm nguồn nước mặt tại huyện Giồng Trôm và Mõ Cày, Bến Tre. Đề tài nghiên cứu nhằm tìm phương pháp ủ phân hữu cơ vi sinh từ mụn dừa. Phương pháp thực hiện gồm xử lý hàm lượng tannin trong mụn dừa, sau đó kết hợp với các loại vật liệu có sẵn tại địa phương và nấm Trichoderma để ủ thành phân hữu cơ vi sinh. Các hỗn hợp phân hữu cơ đã ủ hoai được bón với lượng 10 tấn.ha-1 trong canh tác bắp đất giồng cát (Anthri Cambic Arenosols). Kết quả cho thấy hàm lượng tannin trong mụn dừa giảm 97% khi được xử lý với nước vôi. Hỗn hợp phân hữu cơ gồm mụn dừa kết hợp với bã bùn mía được phân hũy tốt, hàm lượng N, P, K tổng số, N hữu dụng khá cao. Trên đất giồng cát, sử dụng  10 tấn.ha-1 phân hữu cơ từ mụn dừa ở hai dạng  mụn dừa kết hợp xác mía và mụn dừa kết hợp vỏ trấu đồng thời giảm 30% lươ?ng phân vô cơ theo khuyến cáo giúp tăng năng suất bắp có ý nghĩa so với bón phân vô cơ  theo khuyến cáo và theo liều lượng cao như tập quán nông dân

    ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ VÔ CƠ ĐẾN HOẠT ĐỘNG VI SINH VẬT ĐẤT VƯỜN DỪA TRỒNG XEN CACAO TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH - BẾN TRE

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân bón hữu cơ và vô cơ hợp lý đến việc cải tạo độ phì nhiêu đất về mặt sinh học đất thông qua việc đánh giá tổng vi sinh vật, vi sinh vật phân hủy cellulose và hoạt động của enzyme catalase. Thí nghiệm gồm có 5 nghiệm thức so sánh giữa sử dụng chỉ phân bón vô cơ theo các liều lượng khác nhau với nghiệm thức sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp vô cơ lượng thấp. Kết quả thí nghiệm cho thấy vào giai đoạn 30 ngày sau khi bón phân, bón hoàn toàn phân vô cơ có tổng mật số vi sinh vật trong đất cao nhất và khác biệt có ý nghĩa so với việc bón phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ. Tuy nhiên, mật số vi sinh vật phân huỷ cellulose và hoạt độ của enzyme catalase thấp hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức bón hữu cơ kết hợp với phân vô cơ lượng thấp. Vào giai đoạn 90 ngày sau khi bón phân tổng vi sinh vật trong đất, mật số vi sinh vật phân huỷ cellulose và hoạt độ enzyme catalase trong đất ở các nghiệm thức sử dụng phân vô cơ đều thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kế so với các nghiệm thức bón phân hữu cơ kết hợp vô cơ lượng thấp..

    Hình thái và tính chất lý hóa học đất lập liếp chuyên cây ca cao và ca cao xen dừa ở huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả hình thái, khảo sát đặc tính lý hóa học trên một số địa điểm đất lập liếp điển hình tại huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre (CTBT). Mẫu đất được thu theo tầng phát sinh để xác định các chỉ tiêu hóa - lý đất. Đất lập liếp tại 2 mô hình canh tác (Cacao xen dừa: CTBT01, và Cacao: CTBT02). Đất lập liếp khảo sát thuộc nhóm đất Gleyic ANTHROSOLS (theo phân loại WRB), có sa cấu sét pha thịt, 2 phẫu diện đất đều có tầng chứa vật liệu sinh phèn (Cr) xuất hiện ở độ sâu > 60 cm tại điểm CTBT02 (tầng pyrite có màu 2.5YR2/1) và > 75 cm tại điểm CTBT01 (tầng pyrite có màu Gley1 4/10Y) cách lớp đất mặt. Tất cả 2 phẫu diện đất lập liếp  đều có giá trị pHH2O tầng mặt trung bình (4,91-5,88), chất hữu cơ thấp (2,36-2,76%C), N tổng số thấp (0,168-0,189% N), P tổng sổ tại điểm CTBT01 giàu (0,253%P2O5), trung bình tại điểm CTBT02 (0,091%P2O5), Ktđ trung bình (1,26-1,53meq/100g K2O). Pdt, Mgtđ và CEC trên đất liếp trồng ca cao xen dừa cho giá trị cao hơn đất chuyên ca cao
    corecore